Kỹ thuật hóa học gắn liền với nhu cầu xã hội và thực tiễn sản xuất kinh doanh. Ngành tạo ra các sản phẩm cấp thiết phục vụ công nghiệp và đời sống hàng ngày của con người. Điều này được xem là điểm sáng nghề nghiệp cho các bạn ngành Kỹ thuật hóa học. Nếu bạn đam mê môn Hoá và ưa thích sự nghiên cứu, hãy theo đuổi ngành Kỹ thuật hóa học ngay hôm nay nhé!
Mục lục
- 1. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Là Gì?
- 2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Hóa Học
- 3. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Học Những Gì?
- 4. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Thi Khối Nào?
- 5. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 6. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Kỹ Thuật Hóa Học
- 8. Học Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Ra Làm Gì?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Là Gì?
Ngành Kỹ thuật hóa học (mã ngành: 77520301) là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành này chuyên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị đối với đời sống xã hội với ngành công nghiệp đất nước.
Các lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ngành Kỹ thuật hóa học có thể kể đến:
- Nhóm mặt hàng tiêu dùng: giấy, nhựa, thuỷ tinh, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn…
- Nhóm nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón, thuốc tăng trưởng cây trồng…).
- Nhóm vật liệu xây dựng: bê tông, gạch ốp, xi măng…
- Nhóm công nghiệp hóa chất: mỹ phẩm, dược phẩm…
- Nhóm công nghiệp điện hóa: pin, mạ điện, kim loại..
- Nhóm công nghiệp cơ khí: luyện kim, cao su, polymer…
- Nhóm lương thực – thực phẩm – đồ uống.
- Nhóm công nghiệp dệt may.
- Nhóm công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng.
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật hóa học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng toàn diện để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất. Cụ thể, chương trình đào tạo hướng đến:
- Phát triển nền tảng vững chắc về hóa học, vật lý, toán học ứng dụng.
- Trang bị kiến thức chuyên sâu về các quá trình hóa học, kỹ thuật phản ứng, thiết kế quy trình.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm và sử dụng các công cụ phân tích hiện đại.
- Phát triển khả năng tư duy phân tích. giải quyết vấn đề phức tạp.
- Nâng cao kỹ năng thiết kế và tối ưu hóa quy trình sản xuất hóa chất.
- Đào tạo về quản lý dự án, an toàn công nghiệp, các quy định môi trường.
- Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
- Trang bị kiến thức về xu hướng mới nhất trong công nghiệp hóa học, bao gồm công nghệ xanh, bền vững.
Mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra những kỹ sư hóa học có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành công nghiệp, từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, quản lý, đồng thời có ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như môi trường.
3. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Học Những Gì?
Sinh viên theo ngành Kỹ thuật hóa học được đào tạo kiến thức nền tảng chuyên môn; được trang bị khả năng tính toán, thiết kế, thi công các phần việc trong phạm vi ngành và được định hướng sử dụng các phương thức sản xuất tiến tiến, thân thiện. Các môn chuyên ngành chính được đào tạo trong chương trình là:
- Kỹ thuật điện và thông tin.
- Hóa dầu.
- Hoá hữu cơ.
- Hoá kỹ thuật.
- Giới thiệu về kỹ thuật hóa sinh.
- Cơ học chất lỏng, khối lượng và sự truyền nhiệt, nhiệt động lực học.
- Kết cấu, vật liệu và động lực học.
- Kỹ năng thực hành trong Kỹ thuật hóa học.
- Kiến thức và trách nhiệm đạo đức với môi trường.
- Công nghệ điện hoá.
Ngoài ra, sinh viên ngành Kỹ thuật hóa học cũng có các hoạt động thực tế tại phòng thí nghiệm như: làm quen với các thiết bị, máy móc chuyên môn, thực hành thí nghiệm hóa học,…
4. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Thi Khối Nào?
Các khối thi/tổ hợp môn xét ngành Kỹ thuật hóa học được JobsGO tổng hợp từ các trường như sau:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
- Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
- Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
- Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
- Khối D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh.
5. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành Kỹ thuật hóa học có đa dạng khối thi xét tuyển và các trường đào tạo, mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển hơn cho các bạn thí sinh đăng ký. Dưới đây là danh sách các trường chuyên đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học và điểm chuẩn tuyển sinh mới nhất, mời bạn đọc tham khảo:
Trường Đại Học | Điểm Chuẩn 2023 |
Đại Học Tôn Đức Thắng (Hóa X2) | 28,6 |
Đại Học Bách Khoa Hà Nội | 23,7 |
Đại Học Thủy Lợi | 20,15 |
Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng | 21,3 |
Đại Học Quốc Tế – ĐHQG TPHCM | 20 |
Đại Học Mỏ – Địa Chất | 19 |
Đại Học Phenikaa | 17 |
6. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Kỹ thuật hóa học ngày càng phổ biến và dành được nhiều sự yêu thích từ các bạn trẻ. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp hóa chất trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu lớn đối với các kỹ sư hóa học có trình độ cao.
Tại Việt Nam, sự phát triển của các khu công nghiệp và việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hóa chất đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, tính đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp cũng là một yếu tố khiến ngành này được ưa chuộng. Kỹ sư hóa học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, dược phẩm, thực phẩm, vật liệu mới, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự ưa chuộng này đi kèm với yêu cầu cao về chất lượng đào tạo và kỹ năng của sinh viên. Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi những kỹ sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có kỹ năng mềm tốt, khả năng ngoại ngữ , thích ứng nhanh với công nghệ mới.
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Để xác định bạn có thực sự phù hợp với ngành Kỹ thuật hóa học, bạn cần đánh giá bản thân theo những tố chất sau:
7.1 Cẩn Thận, Tỉ Mỉ
Các kỹ sư hóa học thường xuyên làm việc với các phản ứng phức tạp, công thức chính xác, quy trình sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao. Khả năng chú ý đến từng chi tiết nhỏ có thể là yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại trong các dự án nghiên cứu hoặc quy trình sản xuất. Do đó, việc phát triển, duy trì thói quen làm việc cẩn thận, tỉ mỉ là nền tảng cho sự thành công trong ngành Kỹ thuật hóa học.
7.2 Có Trách Nhiệm Trong Công Việc
Trong một môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm, quy trình phức tạp, việc có ý thức trách nhiệm cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn liên quan trực tiếp đến an toàn của bản thân, đồng nghiệp và môi trường. Kỹ sư hóa học phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, từ việc lựa chọn vật liệu cho đến thiết kế quy trình sản xuất. Bạn cần phải lường trước được các hậu quả có thể xảy ra, đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tinh thần trách nhiệm này không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn góp phần xây dựng uy tín cá nhân và tổ chức trong ngành công nghiệp.
7.3 Đam Mê Công Nghệ, Thích Nghiên Cứu
Kỹ sư hóa học thường xuyên phải đối mặt với các thách thức mới, từ việc tối ưu hóa quy trình sản xuất đến phát triển vật liệu mới. Những người có niềm đam mê thực sự với công nghệ và nghiên cứu sẽ tìm thấy sự thỏa mãn trong việc khám phá, giải quyết những vấn đề phức tạp này, đồng thời đóng góp vào sự tiến bộ của ngành công nghiệp.
7.4 Khả Năng Tư Sáng Tạo
Khả năng tư duy sáng tạo là tố chất quan trọng giúp kỹ sư hóa học tìm ra các giải pháp mới và cải tiến quy trình công nghệ. Trong môi trường làm việc cạnh tranh, những ý tưởng sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất và phát triển các sản phẩm mới độc đáo. Kỹ sư hóa học thường phải đối mặt với các vấn đề phức tạp, yêu cầu bạn phải tư duy linh hoạt, đưa ra các giải pháp hiệu quả.
7.5 Khả Năng Phân Tích Tốt
Kỹ sư hóa học cần có khả năng phân tích tốt để đánh giá, cải thiện các quy trình sản xuất. Khả năng này bao gồm việc phân tích dữ liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất. Từ đó giúp bạn hiểu rõ các yếu tố kỹ thuật và kinh tế, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu rủi ro.
7.6 Nhạy Bén Trong Nắm Bắt Tâm Lý Con Người
Kỹ sư hóa học thường phải làm việc trong các nhóm đa ngành, nơi khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng là chìa khóa để thành công. Hơn nữa, trong vai trò quản lý dự án hoặc phát triển sản phẩm, việc hiểu được nhu cầu cùng mong đợi của khách hàng là yếu tố quyết định. Nhạy bén trong nắm bắt tâm lý không chỉ giúp cải thiện môi trường làm việc mà còn góp phần vào việc tạo ra các giải pháp, sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
8. Học Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Ra Làm Gì?
Nền khoa học công nghiệp nước nhà bùng nổ kéo theo thị trường Kỹ thuật hóa học càng được chú trọng đầu tư và tăng trưởng hơn. Tương lai nghề nghiệp cho các bạn theo học ngành này do đó mà rộng mở, từ các phòng ban thực nghiệm, trung tâm nghiên cứu đến các doanh nghiệp. Theo đó, một số vị trí công việc lý tưởng cho ngành Kỹ thuật hóa học là:
8.1 Kỹ Sư Công Nghệ
Những chuyên gia này đóng vai trò then chốt trong việc phát triển, triển khai, tối ưu hóa các quy trình sản xuất hóa chất, các sản phẩm liên quan. Công việc bạn chịu trách nhiệm bao gồm thiết kế, cải tiến các quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn trong sản xuất cũng như nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới. Kỹ sư công nghệ thường làm việc trong các nhà máy sản xuất, phòng thí nghiệm nghiên cứu hoặc các công ty tư vấn kỹ thuật.
8.2 Kỹ Sư Phân Tích Sản Phẩm
Với vị trí này, bạn sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích tiên tiến như sắc ký khí (GC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) quang phổ khối để đánh giá thành phần, tính chất của sản phẩm. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn về hóa học, kỹ năng sử dụng các thiết bị phân tích phức tạp. Kỹ sư phân tích sản phẩm thường làm việc trong các phòng thí nghiệm của công ty hóa chất, dược phẩm hoặc các tổ chức nghiên cứu.
8.3 Kỹ Thuật Viên
Bạn phải đảm bảo rằng các thiết bị, quy trình hoạt động đúng cách, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Kỹ thuật viên thường thực hiện các công việc như lấy mẫu, phân tích mẫu, ghi nhận dữ liệu. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, cùng với khả năng làm việc chính xác trong môi trường phòng thí nghiệm.
8.4 Giảng Dạy
Giảng dạy là một trong những con đường sự nghiệp hấp dẫn cho những ai yêu thích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình với thế hệ trẻ. Giảng viên ngành Kỹ thuật hóa học làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức giáo dục khác. Bạn không chỉ giảng dạy các môn học liên quan đến hóa học và kỹ thuật, mà còn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực hiện các dự án hay thí nghiệm.
Như vậy, JobsGO đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cần biết về ngành Kỹ thuật hóa học hiện nay. Qua chia sẻ chắc hẳn bạn đã nắm được nhiều điểm thú vị và điểm sáng nghề nghiệp của ngành. Hãy truy cập trang JobsGO.vn, có rất nhiều gợi ý việc làm ngành Kỹ thuật hóa học dành cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Có Phù Hợp Với Nữ Giới Không?
Ngành Kỹ thuật hóa học hoàn toàn phù hợp với nữ giới, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này. Nhiều công ty, tổ chức khuyến khích sự tham gia của nữ giới trong ngành Kỹ thuật hóa học thông qua các chương trình học bổng, hỗ trợ đào tạo, chính sách cân bằng công việc và cuộc sống. Phụ nữ trong ngành Kỹ thuật hóa học không chỉ thành công trong vai trò kỹ sư mà có thể giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo.
2. Mức Lương Dành Cho Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Là Bao Nhiêu?
Theo thống kê, mức lương khởi điểm của một kỹ sư hóa học mới ra trường thường dao động từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Với kinh nghiệm và trình độ cao hơn, kỹ sư hóa học có thể nhận được mức lương từ 30 đến 50 triệu đồng, đặc biệt là ở các vị trí quản lý hoặc trong các công ty đa quốc gia. Mức lương cũng có thể tăng lên khi kỹ sư tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
3. Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Có Yêu Cầu Đặc Biệt Gì Không?
Ngành Kỹ thuật hóa học yêu cầu một nền tảng vững chắc về toán học, vật lý đặc biệt là hóa học từ bậc trung học. Sinh viên cần hoàn thành các môn học cơ bản và chuyên sâu về hóa học cũng như kỹ thuật tại các trường đại học hoặc cao đẳng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)