Trong quá trình làm việc, trao đổi với cấp trên, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bất đồng giữa hai bên. Vậy nếu sếp không đồng tình với ý kiến của bạn, bạn sẽ làm gì? Trái ý sếp để bảo vệ quan điểm của mình hay nghe theo lời sếp? Nếu chưa biết ứng xử như thế nào cho hợp lý, hãy tham khảo ngay bí quyết từ JobsGO nhé!
Mục lục
Làm trái ý sếp – thực trạng phổ biến tại nơi công sở
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng theo phong cách lãnh đạo dân chủ, tức là nhân viên có cơ hội được làm việc chung với sếp nhiều hơn, được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân cho các dự án, hoạt động. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà một số nhân viên, nhất là các bạn trẻ “được nước làm tới”, thường xuyên cố chấp và làm trái ý sếp.
Thực trạng này diễn ra khá phổ biến, khi nhân viên đưa ra các ý kiến, kế hoạch và không được cấp trên đồng ý, nhiều người có xu hướng phản biện, cãi lại, tự xem là bản thân đúng, từ đó mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Vấn đề này có thể xuất phát từ 2 khía cạnh, hoặc là ý kiến đó thực sự không khả quan, không đáp ứng được mong muốn, yêu cầu từ công ty; hoặc là sếp có tư tưởng lạc hậu, tư tưởng không tiến bộ nên luôn gạt phăng đi sáng kiến mới từ nhân viên.
Vậy câu hỏi đặt ra, làm nhân viên, có nên trái ý sếp hay không? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi nội dung phần 2 của bài viết nhé!
👉 Xem thêm: Nằm lòng 7 điều mà người sếp cần ở một nhân viên để cư xử khéo léo
Trái ý sếp, có nên hay không?
“Trái ý sếp” – lời khuyên ở đây là không nên. Bởi dù bạn là người tài giỏi, có năng lực, bạn luôn muốn tìm ra hướng đi mới, phù hợp cho công ty nhưng hãy nghĩ lại, bạn là một nhân viên, bạn có quyền được đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm cá nhân, còn quyết định như thế nào là ở sếp. Nếu sếp là một người thoải mái, có tư tưởng cởi mở, họ sẽ xem xét và có thể đồng tình với bạn. Ngược lại, nếu sếp khó tính, tư tưởng xưa cũ, sẽ sẽ cần suy nghĩ, tính toán mọi thứ, làm sao để họ có lợi nhất, không tự nhiên mà sếp lại gạt phăng đi ý kiến của bạn.
Ngoài ra, nếu cố chấp trái ý sếp, công việc, sự nghiệp của bạn rất có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như bạn Trần Hoàng Anh – một nhân viên Marketing chia sẻ: “Là dân làm trong ngành Marketing, ai cũng phải bắt trend và tìm những hình thức quảng cáo mới mẻ, phù hợp với từng thời kỳ. Mình làm trong ngành này được 1 năm rưỡi. Khi viết bài mới, sếp luôn yêu cầu mình viết theo đúng công thức và một hình thức mẫu, mình đã luôn ức chế vì đối tượng khách hàng bên mình khá trẻ trung. Tháng trước, do không kiềm chế được, mình đã làm theo cách của mình. Và thế là, độ tương tác tăng lên gấp đôi! Sếp mình có vẻ giận lắm nhưng không nói được gì mình, hiện giờ vẫn không nói gì luôn. Không biết phải chiến tranh lạnh với sếp đến bao giờ! Không cãi thì bực mà cãi thì giận, phận lính thật khổ! Sếp ơi sếp bớt khó tính đi!”.
Vậy nên, việc làm trái ý sếp là điều không hay. Thay vào đó, bạn hãy học cách để giao tiếp thật thông minh, khéo léo, biết đâu sếp lại thay đổi và chấp thuận ý kiến của bạn thì sao?
👉 Xem thêm: [Bí quyết công sở] Làm sao để đối phó khi sếp quá tự luyến?
Bật mí nghệ thuật giao tiếp với sếp thông minh
Giao tiếp với sếp như thế nào để hiệu quả, các bạn cũng cần có nghệ thuật. Tùy vào từng sếp mà các bạn sẽ cần có cách giao tiếp phù hợp. Điều này đòi hỏi các bạn cũng cần có sự thấu hiểu về tính cách, con người sếp mình.
Đối với sếp là nữ
Sếp nữ sẽ khá nhạy cảm, đặc biệt trong giao tiếp, do đó các bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bình tĩnh, nhẫn nhịn trong các buổi nói chuyện căng thẳng. Nếu bạn cố gắng thỏ thái độ không hài lòng, sự việc sẽ càng thêm căng thẳng, gay gắt và chắc chắn người chịu thiệt ở đây là bạn.
- Biểu cảm gương mặt khi trao đổi với sếp cần thể hiện là bạn đang tập trung, lắng nghe, thấu hiểu họ. Tránh trường hợp sếp thắc mắc “anh/chị có nghe tôi nói không?” thì hãy luôn thân thiện, chú ý trong cuộc giao tiếp giữa 2 bên nhé.
- Chia sẻ nhẹ nhàng về kế hoạch, dự định, điều mình muốn cho công việc, tham khảo ý kiến của sếp, không áp đặt, khăng khăng là mình đúng.
Đối với sếp là nam
Sếp nam được đánh giá là thoải mái, dễ tính hơn sếp nữ. Tuy nhiên, khi giao tiếp, các bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên đưa ra mỗi lần một ý kiến để sếp cân nhắc, suy nghĩ. Các bạn không nên dồn một lúc quá nhiều thông tin vì bộ não của đàn ông được chia ngăn, chuyên biệt hóa, trong thời gian nhất định, họ sẽ chỉ làm được một việc cụ thể. Do đó, tránh việc sếp chưa suy nghĩ kỹ, bác bỏ ý kiến, bạn hãy trình bày lần lượt từng vấn đề cho sếp.
- Tuyệt đối không nên khuyên răn sếp vì đàn ông có lòng tự trọng cao, họ không muốn bị xem là kẻ bại trận, nhất là trước mặt nhân viên. Bởi vậy, nếu bạn cho rằng quan điểm của mình ổn, phù hợp, hãy phân tích chi tiết, cụ thể và hỏi ý kiến sếp chứ không được tỏ thái độ sếp không đúng.
- Đưa ra con số cụ thể, chứng minh hiệu quả công việc mình thực hiện. Bạn có thể cho sếp xem một số dự án trước đó mình đã làm để là minh chứng cho ý tưởng, quan điểm của bản thân. Cách làm này sẽ hay hơn là cãi sếp, tự ý thực hiện đó.
👉 Xem thêm: Top 4 cách ứng phó khi bị giao việc khó thông minh và khôn khéo nhất
Bạn đang làm việc trong môi trường có thể phát huy năng năng, phát triển sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cũng sẽ có những lúc, giữa bạn và sếp gặp phải bất đồng, khó thống nhất. Trong những trường hợp đó, đừng nên trái ý sếp, hãy thật khéo léo để sếp hiểu được ý tưởng của mình, từ đó tạo điều kiện để bạn thực hiện nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)