Cập nhật 7 loại phụ cấp cho công chức trong 2024

Đánh giá post

Tiền lương và các loại phụ cấp luôn là vấn đề được người lao động quan tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của họ. Tiền lương là vấn đề nhiều người biết, tuy nhiên, các thay đổi về phụ cấp trong 2024 lại chưa nhiều người cập nhật. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống tương tự, hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về 7 loại phụ cấp cho công chức trong 2024 nhé.

Phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm là một trong các loại phụ cấp của công chức được giữ và có một số thay đổi nhỏ vào thời điểm tháng 7/2022. Theo Nghị định 204/2014/NĐ-CP, phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc lực lượng vũ trang bao gồm:

  • Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước.
  • Các chức danh chuyên môn của Tòa Án, Viện Kiểm sát,…
  • Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Công chức, công chức dự bị trong các cơ quan nhà nước theo quy định tại  Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP.
  • Viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.
  • Cán bộ, viên chức hưởng lương theo biên chế được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức phi Chính phủ.
  • Cán bộ phường, xã,…
  • Sĩ quan, quân nhân, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,…

Với các đối tượng kể trên, phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng 10% mức lương hiện tại cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và trợ cấp trợ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

👉 Xem thêm: Phụ cấp thu hút là gì? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút?

Trợ cấp thâm niên vượt khung

Loại trợ cấp này được áp dụng đối với các cán bộ, viên chức ở ngạch cuối cùng trong bậc lương và chưa bị cảnh cáo, kỷ luật,… Trợ cấp thâm niên vượt khung thường được tính bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Cùng với đó, đủ thời gian quy định đối với từng vị trí, mức trợ cấp thâm niên vượt khung cũng sẽ được tăng đều đặn 1%.

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực

Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp khu vực được áp dụng với một số đối tượng nhất định công tác tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, khó khăn,… Mức phụ cấp khu vực được phân chia thành 7 cấp bao gồm 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5;  0,7 và 1,0. Theo đó, tiền phụ cấp cá nhân nhận được sẽ bằng mức lương tối thiểu chung nhân với hệ số tương ứng. Tuy nhiên, mức 1,0 chỉ áp dụng với những vùng đặc biệt khó khăn như hải đảo, quần đảo đặc biệt khó khăn tại Trường Sa.

Đối với các chiến sĩ nghĩa vụ, hạ sĩ quan, mức phụ cấp khu vực cũng được tính tương tự theo 7 mức nhưng sẽ nhân thêm 0,4.

Phụ cấp trách nhiệm công việc

Theo Thông tư 05/2005/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức làm việc với tính chất công việc đòi hỏi trách nhiệm cao sẽ được hưởng mức phụ cấp với hệ số 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở.

Với người làm công tác bảo vệ cơ mật mật mã, căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BNV, được hưởng phụ cấp gồm 03 mức là 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương cơ sở hiện nay.

👉 Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm là gì? Cách tính phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động là khoản được áp dụng với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên phải di chuyển đến các địa điểm, vùng khác nhau vì tính chất công việc. Có thể điểm qua một số đối tượng phổ biến như tổ đội phòng chống dịch bệnh, tổ đội thăm dò địa chất, tổ đội đo đạc khí tượng thủy văn,…

Loại phụ cấp cho công chức này được tính dựa trên mức lương cơ bản và 3 hệ số lần lượt là 0,2; 0,4 và 0,6. Cùng với đó, mức phụ cấp này cũng được tính cụ thể dựa trên số ngày thực tế lưu động và không dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

Phụ cấp theo nghề

Phụ cấp theo nghề cũng là một trong 7 loại phụ cấp quan trọng cho công chức hiện nay. Trên thực tế, loại phụ cấp này được áp dụng với các đối tượng có tính chất công việc đòi hỏi chuyên môn cao như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Kiểm toán, Hải quan, Thanh tra,…

Trước đây, phụ cấp theo nghề không được tính riêng mà được gộp chung vào lương chính thức. Tuy nhiên, kể từ 2022, phụ cấp theo nghề sẽ được tính riêng và áp dụng với các đối tượng có tính chất công việc đặc biệt như trên.

Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Theo Nghị quyết 27/ 2018, phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng với các đối tượng cấp xã, huyện, tỉnh. Đối tượng áp dụng là những người công tác trong lực lượng vũ trang, phục vụ An ninh, Quốc phòng,…

👉 Xem thêm: Những quy định, cách tính bậc lương chuyên viên cao cấp mới nhất!

Hy vọng các thông tin chia sẻ về 7 loại phụ cấp cho công chức trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: