90% các bạn khi viết CV đều sử dụng một form chung hoặc tải những mẫu CV có sẵn để sử dụng nên đôi khi cách trình bày thông tin không hiệu quả, không phù hợp với kinh nghiệm làm việc của bản thân và không tạo ra sự khác biệt nhằm thu hút nhà tuyển dụng. Dưới đây là 4 cách bạn có thể áp dụng để trình bày thông tin trên CV sao cho phù hợp nhất.
Mục lục
1. Cách sắp xếp phổ biến.
Như mình đã nói ở trên, có khuôn mẫu chung với hầu hết tất cả các CV mà phần lớn các bạn thường sử dụng:
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Kinh nghiệm làm việc
- Thành tích đạt được
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng, sở thích
Đây là mẫu CV phổ biến, và phù hợp với hầu hết tất cả mọi người bới nó đã đầy đủ được các phần cơ bản nhất của một CV mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy. Nếu bạn đã làm nhiều công việc với kinh nghiệm chuyên môn khác nhau, bạn nên tóm tắt một cách súc tích ở phần mục tiêu nghề nghiệp.
2. Cách sắp xếp thông tin dành cho người có nhiều kinh nghiệm
Với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc, bạn nên thay đổi mẫu CV để trở nên nổi bất hơn.
- Tóm tắt quá trình làm việc
- Kinh nghiệm làm việc
- Học vấn
- Kỹ năng
Để làm nổi bật kinh nghiệm của bản thân thì bạn nên có một phần Tóm tắt quá trình làm việc ở đầu CV, giúp nhà tuyển dụng có nắm bắt được nhanh nhất kĩ năng và kinh nghiệm của bạn nhé. Ngoài ra tập trung nhiều hơn vào kinh nghiệm làm việc, còn các phần khác có thể bỏ qua hoặc không cần tập trung quá nhiều.
Nếu bạn để ý có thể thấy thường thì CV của những bạn có kinh nghiệm lại rất đơn giản, không quá nhiều phần, không màu mè mà chỉ cần tập trung vào những điểm quan trọng nhất, sao cho nhà tuyển dụng dễ đọc nhất là được.
3. CV cho người mới tốt nghiệp
Với những bạn mới tốt nghiệp thì sao? Bạn cũng không nên theo một mẫu chung mà có thể sáng tạo một chút để làm nổi bật những gì mình đang có. Ví dụ phần kỹ năng và học vấn thì nên đưa lên đầu, còn kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều thì hãy tập trung vào phần các hoạt động ngoại khóa nhé.
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng làm việc
- Kinh nghiệm làm việc
- Hoạt động ngoại khóa
- Thành tích đạt được
4. Với những người làm trái ngành thì sao?
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Kinh nghiệm liên quan
- Các kinh nghiệm khác
- Kỹ năng làm việc
- Trình độ học vấn
Với những bạn muốn có ý định làm trái ngành nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm ở công việc đó thì bạn cần phải tập trung những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan nhất tới công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển đưa lên phần đầu CV.
Ngoài ra ở phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể viết một đoạn văn ngắn thể hiện lý do bạn muốn làm công việc trái ngành và khả năng có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc của bạn.
Việc bạn biết cách sắp xếp thông tin trong CV hợp lý không những thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc mà còn giúp nhà tuyển dụng đỡ tốn thời gian hơn để tìm hiểu thông tin về bạn. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)