Yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai – Bạn có đang vi phạm pháp luật?

Đánh giá post

Lao động nữ khi mang thai chính là đối tượng ưu tiên mà pháp luật lao động bảo vệ với đi kèm nhiều chính sách có lợi nhất. Có lẽ vậy mà cũng rất nhiều doanh nghiệp ái ngại vấn đề yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai trong thời gian làm việc nhất định. Vậy liệu quy định đó có đang vi phạm pháp luật? Cùng jobgos.vn tìm hiểu ngay nhé. 

Yêu cầu lao động nữ không mang thai – Liệu có đang vi phạm pháp luật? 

Một cá nhân lao động khi có yếu tố cản trở sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và nữ mang thai cùng vậy, doanh nghiệp mất đi 1 phần lao động. Cũng dễ hiểu bởi họ nhận được khá nhiều đãi ngộ, chính sách ưu tiên và theo đó nhiều doanh nghiệp đã đưa ra điều kiện tuyển dụng. Người lao động nữ thường cần ký cam kết không mang thai hay như sinh con vào những năm đầu tham gia làm việc. 

Bạn nghĩ sao về việc lao động được yêu cầu cam kết không mang thai
Bạn nghĩ sao về việc lao động được yêu cầu cam kết không mang thai?

Tất nhiên sẽ có rất nhiều cá nhân đang thắc mắc về việc yêu cầu đó có trái với quy định pháp luật không? Và câu trả lời sẽ là “CÓ” vi phạm. Ảnh hưởng trực tiếp đến tới quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình được pháp luật nhà nước ban hành, biểu thị thông qua Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12. 

Quyền – nghĩa vụ của một cặp vợ chồng trong quá trình thực hiện cuộc vận động dân số hay chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản có quyền. 

  • Được quyết định về thời gian khoảng cách sinh con.
  • Gia đình được cho phép sinh 1 con hoặc 2 con. Cạnh đó sẽ có trường hợp đặc biệt khác đã được chính phủ đã quy định về sinh thêm.
  • Tiến hành bảo vệ sức khỏe, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn sinh sản hay như bệnh lây truyền qua đường tình dục cùng các nghĩa vụ sức khỏe sinh sản khác.

Tóm lại rằng, theo quy định hiện hành mỗi cặp vợ chồng có quyền tự quyết riêng trong việc thời gian sinh con hay như khoảng cách sinh. Tức là việc mà người sử dụng lao động áp đặt, yêu cầu lao động nữ thực hiện cam kết về không mang thai là sai. Yêu cầu đã can thiệp và cản trở quyền tự quyết rồi.
Hành vi của người sử dụng lao động và cấp quản lý doanh nghiệp trên đã vi phạm pháp luật gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Do đó dù phía người lao động nữ đã chấp nhận ký vào bản cam kết không mang thai trong quá trình làm việc đó đi chăng nữa thì khi đưa ra tranh luận cũng không có giá trị pháp lý. 

? Xem thêm: Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản?

Nếu vi phạm cam kết không mang thai có bị đuổi việc hay không?

Sau khi theo dõi phân tích bên trên bạn có thể thấy được bản cam kết đó là không có giá trị pháp lý tại quá trình làm việc. Phía người lao động vẫn có quyền chọn thời điểm mang thai và dù có đồng ý ký cam kết trước đó. 

Nếu vi phạm cam kết không mang thai có bị đuổi việc hay không?
Nếu vi phạm cam kết không mang thai có bị đuổi việc hay không?

Tất nhiên, khi phía công ty cho rằng bạn đang vi phạm cam kết xử lý kỷ luật và cho bạn nghỉ việc thì đó là người sử dụng đang vi phạm cả về pháp luật dân số lẫn pháp luật lao động. 

Ví dụ dễ hiểu cho bạn, theo Bộ luật lao động đưa ra kèm quy định bảo vệ thai sản cho lao động nữ chi tiết tại khoản 4 Điều 123 BLLĐ năm 2019 (nhấn mạnh điểm d). Dù thế nào việc kiên quyết tiến hành kỷ luật lao động nữ đang trong quá trình mang thai vẫn là không được áp dụng. Còn phía người sử dụng nếu vẫn cố tình thực hiện kỷ luật sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP là căn cứ. 

Nhà sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu
Nhà sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu

Bên cạnh đó hành vi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai cũng quy định thêm tại Khoản Điều 37 BLLĐ. Một hành vi chấm dứt hợp đồng trái luật và người sử dụng cần có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 41 của bộ luật. 

Người sử dụng lao động dù trong quá trình kết nối làm việc không được phép chấm dứt hợp đồng lao động thì vẫn có cách thức khác để giải quyết. Thông qua việc thỏa vấn trực tiếp với lao động nữ mang thai về việc chấm dứt hợp đồng.. Khi nhận được sự đồng ý thì việc chấm dứt tất nhiên là hợp pháp theo quy định pháp luật. 

Đặc biệt với một số lao động nữ khác vào thời kỳ đầu thai sản chính họ cũng không biết mình mang thai vì dấu hiệu khó nhận biết. Và sau khi biết tình trạng thai sản của mình cũng nên thông báo cho phí người sử dụng biết tránh các trường hợp xấu xảy ra. Chú ý hơn là vấn đề quy kết trách nhiệm ai sai sẽ càng khó hơn nếu không ai biết, quyền lợi cá nhân bạn thì bạn nên tự bảo đảm cho chính mình nhé.

? Xem thêm: Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản – Quy định mới 2021

Hy vọng các thông tin và văn bản pháp luật cần nắm trên đây sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai – Bạn có đang vi phạm pháp luật? Ghi nhớ, căn cứ các chi tiết chính xác nhất để giành quyền lợi về phía bản thân khi tham gia lao động tại bất cứ môi trường nào!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: