Hiện nay, có rất nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc lên các trang mạng xã hội, website viết bài review tiêu cực về công ty cũ. Tại sao lại như vậy? Và cách xử lý các review công ty tiêu cực từ nhân viên cũ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí bí quyết dành cho các nhà lãnh đạo.
Mục lục
Tại sao các nhân viên cũ thường review tiêu cực về công ty?
“Review công ty có tâm”, “Hội review công ty”,… Chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với những group như vậy trên facebook rồi phải không? Đây là những nhóm được lập ra với mục đích để các cá nhân chia sẻ, đánh giá về công ty mình đã từng làm, giúp ứng viên có cái nhìn tổng quan nhất về công ty nào đó trước khi ứng tuyển/vào làm việc. Thông tin được đăng tải lên các hội nhóm này có thể là tích cực, có thể là tiêu cực, song phần lớn là đều đánh giá không tốt về các công ty.
Thường các review sẽ xuất phát từ các mâu thuẫn (bị đối xử bất công, không đạt được điều mình muốn,…) và nhắm vào cá nhân, tổ chức, chỉ trích về các vấn đề sau:
- Ban lãnh đạo, quản lý công ty
- Văn hóa của công ty
- Điều kiện làm việc (tính linh hoạt, tiền lương, chế độ đãi ngộ, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, phát triển,…)
Việc đăng tải các thông tin review này lên mạng xã hội, website,… thường nhằm các mục đích như:
- Làm tổn hại đến công ty cũ, khiến uy tín công ty suy giảm, khách hàng xa lánh.
- Cảnh báo các ứng viên tiềm năng không nên gia nhập vào công ty cũ.
Vậy đứng trước những tình huống này, là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần phải xử lý như thế nào?
👉 Xem thêm: [Hỏi & Đáp] Tham khảo review công ty, nên hay không?
Cách xử lý các review tiêu cực từ nhân viên cũ thông minh nhất
Thực tế, vấn đề xử lý các review công ty tiêu cực từ nhân viên cũ trong một diễn đàn công khai là một thách thức khá lớn đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Vì nếu giải quyết không khéo léo sẽ gây tổn hại thêm gấp nhiều lần cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý từ JobsGO, mời bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Thực hiện theo các chính sách phản hồi của công ty
Nếu công ty đã thiết lập chính sách phản hồi thì hãy áp dụng ngay các nguyên tắc để đáp lại các review tiêu cực đó. Thông thường, đây sẽ không phải là một chính sách riêng lẻ, nó sẽ nằm trong hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu hoặc quản lý mạng xã hội của doanh nghiệp. Và việc có chính sách phản hồi cụ thể sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro không may xảy ra.
Cụ thể, chính sách này sẽ cần xác định:
- Người đảm nhận phản hồi review tiêu cực là ai? Thường đây sẽ là người có kinh nghiệm về truyền thông, quản lý thương hiệu, mạng xã hội của công ty; quản lý cấp cao hoặc nhân viên nhân sự (HR).
- Phản hồi review dưới danh nghĩa của ai? Doanh nghiệp cần cân nhắc người phản hồi sẽ đăng tải thông tin đáp lại dưới danh nghĩa của ai, của công ty hay tên họ? Tuy nhiên, giải pháp hay nhất là nên lấy danh nghĩa cá nhân để phản hồi, chỉ cần trong thông tin cá nhân của họ có đề cập đến công ty, chức danh là được.
- Phân định các tình huống: là một nhà lãnh đạo, bạn không được phớt lờ những review tiêu cực từ nhan viên cũ bởi người khác sẽ nghĩ rằng công ty thực sự không tốt nên mới im lặng hoặc công ty không quan tâm. Tất nhiên, không phải mọi đánh giá đều yêu cầu phải được phản hồi công khai. Bạn cần phân định các tình huống để biết điều gì quan trọng, cần phản hồi và điều gì là không cần thiết.
- Liệt kê, mô tả các bước thực thực hiện, thời gian phù hợp để đưa ra phản hồi. Bạn không cần quá vội vàng, hấp tấp để trả lời nhưng cũng đừng để quá lâu khiến nhiều người nghĩ công ty đang không quan tâm đến vấn đề này.
👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi
Thường xuyên theo dõi mạng xã hội, website
Nhà lãnh đạo cũng nên dành một chút thời gian để theo dõi các trang mạng xã hội hay website mà nhân viên cũ có thể đăng tải các bài review tiêu cực. Điều này giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được thông tin và xử lý kịp thời các vấn đề không hay, gây tổn hại đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp.
Có rất nhiều hội nhóm được lập ra trên facebook mà bạn có thể tham gia hoặc theo dõi các trang web chuyên về review công ty. Ngay cả khi không phải là những review liên quan đến công ty thì biết đâu bạn vẫn sẽ nhận được những thông tin quan trọng, cần thiết, giúp ích trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp thì sao?
Điều tra các vấn đề được review
Trong trường hợp bài review tiêu cực từ nhân viên cũ có thể làm lộ những vấn đề tiềm ẩn mà bạn chưa biết thì hãy nhanh chóng điều tra, tìm hiểu nguyên nhân trước khi phản hồi lại.
Một số phương pháp điều tra bạn có thể áp dụng như:
- Thực hiện điều tra trong nội bộ công ty.
- Cử một người khác ở vị trí trung lập dẫn dắt cuộc điều tra để có được thông tin khách quan nhất về vấn đề.
- Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nhân sự, pháp lý (nếu cáo buộc của nhân viên cũ có liên quan đến vi phạm đạo đức, pháp luật).
👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp
Đưa ra phản hồi chuyên nghiệp & duy trì tích cực
Sau khi đã điều tra được nguyên nhân vấn đề, xem xét thời gian phù hợp, bạn hãy quyết định đưa ra phản hồi chính thức. Cụ thể, bạn nên phản hồi lại nhân viên cũ trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần. Cho dù nhân viên cũ của bạn có đưa ra đánh giá tiêu cực như thế nào, khiến bạn tức giận, khó chịu thì vẫn cần thể hiện sự chuyên nghiệp. Bạn cần lưu ý một số điều sau khi phản hồi:
- Đừng cố gắng để chối bỏ vấn đề hay phòng thủ quá mức.
- Đừng nên tranh cãi qua lại với nhân viên cũ.
- Hãy truyền đạt sự đồng cảm, tôn trọng đối với nhân viên cũ.
- Hãy phản hồi minh bạch, giữ thái độ khách quan.
- Đưa ra giải pháp nếu có thể.
- Phản hồi mang tính chất cá nhân, đừng như robot được lập trình để lặp lại phản hồi nhiều lần.
- Nếu phù hợp thì có thể cảm ơn nhân viên cũ vì đã đưa ra đánh giá.
- Tuyệt đối không tỏ ra bất mãn, hung hăng trong phản hồi bởi nó sẽ khiến công ty bạn tồi tệ trong mắt người khác. Điều đó cũng không thể ngăn cản nhân viên cũ nói xấu công ty.
Không nên yêu cầu nhân viên review tích cực
Có nhiều nhà lãnh đạo áp dụng phương pháp yêu cầu nhân viên đang làm việc lên viết review tốt về công ty để át đi những thông tin tiêu cực của nhân viên cũ. Điều này có thể sẽ hiệu quả nhưng đôi khi lại là bước đi mạo hiểm. Vì biết đâu nhân viên của bạn không thích điều đó và họ cảm thấy bị ép buộc. Họ sẽ cảm thấy nếu không làm theo yêu cầu từ cấp trên, họ sẽ phải chịu thiệt thòi trong công việc. Suy cho cùng, cách này có thể lại làm giảm đi sự hài lòng, gắn bó của nhân viên với công ty. Vậy nên, ngoại trừ nhân viên tự nguyện, còn không bạn đừng nên ép buộc, yêu cầu họ phải thực hiện điều này.
👉 Xem thêm: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?
Như vậy, bài viết trên đây đã bật mí những cách xử lý các review công ty tiêu cực từ nhân viên cũ. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích, nhất là đối với những ai đang làm quản lý, lãnh đạo, giúp các bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề không hay đối với công ty của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)