Văn hóa hối hả hay còn được biết đến với tên gọi Hustle Culture là cụm từ được sử dụng phổ biến để chỉ phong cách, thói quen làm việc của nhiều bạn trẻ hiện nay. Nổi lên từ một bộ phận nhỏ nhân viên văn phòng trẻ, thuật ngữ này dần trở nên phổ biến và lan rộng như một trào lưu. Vậy chúng ta nên có thái độ như thế nào cho hợp lý trước trào lưu này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Mục lục
Văn hóa hối hả là gì?
Văn hóa hối hả – Hustle Culture là cụm từ được dùng để chỉ thói quen, phong cách làm việc nhiều nhất có thể. Bắt đầu từ những mục tiêu hết mình khi còn trẻ, hết sức để khi về già không phải hối hận, văn hóa này được đón nhận một cách vô cùng tích cực. Tuy nhiên, sự hiểu sai, lạm dụng cũng như chạy theo phong trào một cách vô tội vạ đã khiến cho Hustle Culture trở nên độc hại.
Ưu điểm của văn hóa hối hả Hustle Culture
Hustle Culture có một xuất phát điểm vô cùng tích cực, nó không hề mang ý nghĩa tiêu cực, độc hại như hiện nay. Theo đó, với ý nghĩa làm việc hết mình để năng suất đạt mức cao nhất, áp dụng văn hóa này những ngày đầu đem đến những lợi ích như sau:
- Giúp hiệu suất công việc luôn ở mức cao nhất, thúc đẩy doanh số, sản xuất,…
- Đẩy nhanh sự phát triển của từng bộ phận, cơ quan, doanh nghiệp,…
- Làm được nhiều điều ý nghĩa, học hỏi nhiều kiến thức mới hơn.
- Đạt được nhiều thành tích, tăng cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Không bị bỏ lại phía sau trong xã hội toàn cầu hóa – Nơi tất cả những người trẻ đều nỗ lực và cống hiến hết mình.
👉 Xem thêm: Sự thật về văn hóa đi làm thích thì nghỉ của gen Z hiện nay
Hạn chế của văn hóa hối hả Hustle Culture
Bất kỳ vấn đề nào cũng tồn tại hai mặt tốt – xấu song song và Hustle Culture cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những ưu điểm khi giữ ở mức vừa phải, Hustle Culture đem đến rất nhiều những điều tiêu cực như sau:
- Khiến các bạn trẻ làm việc không ngừng nghỉ bất chấp thời gian, bỏ quên các mối quan hệ gia đình, bạn bè,…
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe với các căn bệnh nguy hiểm như suy giảm thị lực, đau dạ dày, tim mạch, huyết áp, kiệt sức hay thậm chí là tử vong.
- Gây mất năng lượng, nhiệt huyết,… với những thứ tốt đẹp xung quanh từ khi còn trẻ.
- Gây suy sụp tinh thần, tạo nên tâm lý hồi hộp, lo lắng khi ngừng làm việc.
Biểu hiện của tư duy sai lệch về văn hóa hối hả
Hustle Culture là gì? Hustle Culture là thói quen, một phong cách làm việc phổ biến. Do sự hiểu sai cũng như nhiều biến tướng, văn hóa này trở nên tiêu cực và độc hại vô cùng. Để có thể hiểu rõ và có những biện pháp loại bỏ những yếu tố độc hại này, bạn có thể xem xét một vài biểu hiện của tư duy sai lệch về văn hóa hối hả dưới đây:
- Làm việc nhiều giờ liền mà không nghỉ ngơi, thư giãn.
- Luôn tin rằng chỉ cần ngừng công việc sẽ gây lãng phí thời gian, bị tụt lại phía sau hay thua kém người khác.
- Lạm dụng cà phê, đồ uống tăng lực,… để duy trì sức khỏe trong quá trình làm việc nhiều giờ đồng hồ.
- Không nghỉ ngơi ngay cả khi bản thân kiệt sức hay có những biểu hiện bất ổn về mặt tinh thần, sức khỏe.
- Luôn thể hiện và muốn lan truyền văn hóa hối hả đến những người xung quanh.
👉 Xem thêm: Làm sao để giải tỏa áp lực tâm lý cho người mới đi làm?
Làm thế nào để không rời vào “vòng xoáy” độc hại của văn hóa hối hả Hustle Culture?
Tính tiêu cực thường có xu hướng dễ lan tỏa hơn so với những điều tích cực. Vì vậy, sẽ rất khó tránh việc bạn không bị cuốn vào vòng xoáy độc hại của văn hóa hối hả khi xung quanh mình chỉ toàn những người có tác phong làm việc như vậy. Theo đó, để không bị cuốn theo họ, bạn cần:
- Giữ cho bản thân tư duy tích cực và tinh thần tỉnh táo dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản trong công việc trước thay vì ôm đồm mọi thứ.
- Lắng nghe cơ thể và tinh thần để biết khi nào nên dừng lại.
- Không ganh đua, chạy theo lối sống, văn hóa làm việc của người khác khi không có sự hiểu rõ về nó.
- Dừng lại ngay khi cảm thấy bản thân không còn đủ sức để tiếp tục làm việc.
- Học hỏi và cố gắng để có thể làm việc một cách thông minh và tiết kiệm sức lực.
👉 Xem thêm: 5 kiểu nhân viên VIP hơn cả sếp – Họ là ai?
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Văn hóa hối hả tại nơi làm việc là gì?”. Từ đó, mong bạn có thể có những lựa chọn phù hợp về nhất để vừa đảm bảo hiệu quả công việc nhưng vẫn duy trì sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Hãy chia sẻ bài viết để bạn bè có thể tham khảo thông tin bổ ích này nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)