Hiện nay, tư vấn tài chính đang được biết đến như là một trong những nghề hot nhất ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều học sinh, sinh viên tỏ rõ sự hứng thú với tư vấn tài chính nhưng lại chưa có đủ kiến thức, kỹ năng. Hôm nay, JobsGO xin hướng dẫn bạn đầy đủ những điều cần biết về nghề tư vấn tài chính cũng như cách để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính tài giỏi nhé.
Mục lục
1.Tư vấn tài chính là gì?
Tư vấn tài chính là một ngành nghề tư vấn cho những người có nhu cầu với các kế hoạch tài chính cụ thể. Một dịch vụ tư vấn tài chính được đánh giá hiệu quả khi nó cung cấp được những kế hoạch kinh doanh tài chính hấp dẫn cho khách hàng.
Những người làm nghê tư vấn tài chính phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản như: am hiểu về chứng khoán, tài chính, thuế, bất động sản, hưu trí, bảo hiểm, chiến lược đầu tư ngắn hạn, dài hạn…
Chuyên viên tư vấn tài chính (hay Financial advisor) là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, Financial advisor còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai. Chuyên viên tư vấn tài chính có thể làm việc cho các tổ chức hoặc công ty, cũng có nhiều trường hợp họ lựa chọn làm việc độc lập cho chính mình.
Xem thêm:Y sĩ là gì?
2.Các loại tư vấn tài chính
Có 2 loại tư vấn tài chính: Tư vấn cho cá nhân hoặc tư vấn cho doanh nghiệp.
2.1. Tư vấn tài chính cá nhân
Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân phục vụ mục đích phát triển tài chính cá nhân của khách hàng. Dịch vụ này tư vấn các loại hình tài chính và kế hoạch tài chính cụ thể, thẩm định dòng tiền, công nợ, thuế bảo hiểm. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, khách hàng thường kì vọng sẽ có thêm khoản tiết kiệm nhờ đầu tư đúng cách, đúng mục đích, sinh nhiều lợi nhuận.
2.2. Tư vấn dịch vụ tài chính doanh nghiệp
Khác với dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân là để tư vấn cho cá nhân, dịch vụ tài chính doanh nghiệp là để phục vụ cho những tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, khối lượng công việc của chuyên viên tài chính nhiều hơn và mức độ chuyên nghiệp cũng cao hơn. Lúc này, chuyên viên tư vấn tài chính có nhiệm vụ thực hiện các công việc như:
- Phân tích thông tin nguồn vốn và lợi nhuận của tài khoản. Từ đó xác định rõ mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp. Đây cũng là công việc mà chuyên viên phân tích tài chính thường xuyên đảm nhiệm để đưa ra các chiến lược tài chính hiệu quả.
- Xem xét các hạng mục của doanh nghiệp, đâu là hạng mục dư thừa, tiêu tốn ngân sách, đâu là các hạng mục có tiềm năng cần phát triển.
- Tư vấn các vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thực hiện đề án, kế hoạch tài chính theo nhu cầu doanh nghiệp.
3.Công việc của một chuyên viên tư vấn tài chính
Chuyên viên tài chính (Finance specialist) là người chịu trách nhiệm bảo đảm kế hoạch hành động nội bộ của khách hàng hoặc công ty được triển khai suôn sẻ và tính toán nhu cầu ngân sách cho các nghiệp vụ kinh doanh. Áp lực đồng tiền không hề nhỏ, do đó các Finance specialist còn là những chuyên gia về thuế, nắm rõ các quy định liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty. Họ liên tục phải làm việc với khách hàng để ghi ghép các biến động tài chính hàng quý hoặc hàng năm.
Công việc chung của chuyên viên tư vấn tài chính:
- Xác nhận đầy đủ tình trạng tài chính hiện tại của khách hàng: Mức thu nhập về tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, chi phí tiêu hao, thuế, vay vốn,…
- Hoàn thiện một kế hoạch tài chính hiệu quả bằng việc xác định mục tiêu muốn đạt được và mức rủi ro có thể chấp nhận.
Công việc chi tiết của chuyên viên tư vấn tài chính:
- Tính toán chi phí và toàn bộ rủi ro đi kèm với các giao dịch tài chính của công ty.
- Đảm bảo tất cả hoạt động tài chính của công ti đều tuân thủ quy định của cơ quan chức năng các cấp có thẩm quyền.
- Theo dõi, đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên kế toán và tài chính khác. Từ đó đưa ra đề xuất và hành động kín chẳng hạn như phê duyệt và bác bỏ có hiệu lực.
- Lên kế hoạch động tài chính khi cần để hỗ trợ triển khai công việc. Kế hoạch bao gồm hành động, các quy trình và mục tiêu của công ty.
- Tổ chức báo cáo giá và báo cáo ngân sách để nộp cho quản lý cấp cao hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty tài chính về khả năng sinh lời đến khách hàng.
- Tương tác với khách hàng để giúp họ tính toán các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
- Cập nhật kế hoạch hành động của tổ chức và chủ động kiểm toán và kế toán các tiêu chuẩn được chấp nhận.
- Quản lý việc lập ngân sách, chuyển nhượng tài chính hay các hoạt động tài chính khác của công ty.
- Hướng dẫn nhân viên lập báo cáo tài chính, kiểm toán, kế toán, tổng hợp, tính bảng lương.
- Tính toán tỷ lệ khấu hao được áp dụng cho tài sản cố định và đề xuất mua lại, sở hữu hay quản lý các tài sản đó.
- Phân tích tranh chấp và đàm phán, giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến vấn đề tài chính.
“Funds là gì“ là một câu hỏi quan trọng trong lĩnh vực tài chính, vì nó liên quan đến các nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các kế hoạch và dự án. Việc hiểu rõ về “funds” giúp chuyên viên tư vấn tài chính đưa ra các quyết định hợp lý cho khách hàng hoặc doanh nghiệp.
4.Mức lương của chuyên viên tư vấn tài chính
Ở nước ngoài, phần lớn các chuyên gia tư vấn tài chính sẽ làm việc độc lập. Chính vì vậy nguồn thu nhập với tư vấn tài chính được tính theo hoa hồng hoặc thù lao cộng với hoa hồng. Với một chuyên gia tư vấn tài chính tại Mỹ, mức thu nhập rơi vào khoảng 80.000 USD/ năm. Tuy nhiên, mức lương cũng xê dịch tùy theo mức độ uy tín cũng như tên tuổi và tuổi nghề trong ngành của chuyên viên.
Tại Việt Nam, mức lương của một chuyên viên tài chính luôn nằm ở mức khá. Mức lương trung bình của một người mới bắt đầu làm chuyên viên tài chính có thể dao động từ 8-15 triệu. Nếu là chuyên viên lâu năm hơn, mức lương của bạn sẽ từ 25 triệu trở lên.
5.Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính
-
Kỹ năng giao tiếp tốt
Chuyên viên tư vấn tài chính phải có khả năng giao tiếp chuyên nghiệp, rõ ràng, khéo léo cả về phần viết và phần nói. Như vậy, bạn mới có thể có khả năng tạo sự tin cậy để thu thập thông tin, hỏi và nhận đúng câu trả lời cho “đề bài” mình đang tư vấn.
-
Kỹ năng thu thập thông tin liên quan từ phía khách hàng
Để có khả năng đưa ra những dự đoán chính xác, chuyên viên tư vấn tài chính trước hết phải biết thu thập những thông tin căn bản từ phía khách hàng: thu nhập hàng năm, mức thuế, vay vốn, các trao đổi tài chính có phù hợp về mặt pháp lý không,…
-
Khả năng dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai
Một chuyên viên tài chính phải hiểu xu hướng biến động của thị trường tài chính mới có thể đưa ra lời khuyên phù hợp cho những khoản đầu tư của khách hàng. Dù sao, họ cũng là người được khách hàng tin tưởng giao phó trách nhiệm về lãi suất dòng tiền trong tương lai của mình.
-
Kỹ năng phân tích, quản lý tiền bạc và lập kế hoạch tốt
Bên cạnh đó, một chuyên viên tài chính bình thường nhất cũng phải có khả năng kiểm tra và phân tích tính hợp lý, sự chính xác của các số liệu, dữ liệu thô mà mình nhận được. Càng đối mặt với nhiều tình huống tài chính, bạn càng rút được nhiều bài học để những lần tư vấn sau được dày dặn và chính xác hơn. Nếu là một người độc lập, cầu toàn, kỷ luật, chú ý đến chi tiết và tinh tế, bạn sẽ rất phù hợp cho công việc này.
-
Nắm vững các quy định liên quan đến đầu tư
Dĩ nhiên rồi, chẳng khách hàng nào lại tin tưởng một chuyên viên tài chính mà lại không nắm được những biến động cơ bản nhất của dòng tiền. Muốn trở thành một chuyên viên tài chính xuất sắc, đầu tiên bạn phải nắm rõ các quy định liên quan đến đầu tư đã nhé.
-
Nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi cần
Đây là một thái độ không chỉ chuyên viên tư vấn tài chính mà bất cứ ai thuộc ngành nghề nào cũng cần có. Gìn giữ các mối quan hệ với khách hàng sẽ khiến họ tin tưởng và liên tục quay lại hỏi ý kiến bạn.
Với những bạn thuộc nhóm tính cách intp thì chuyên viên tư vấn tài chính chính là một trong những công việc thuận lợi trong con đường phát triển sự nghiệp bản thân sau này.
Xem thêm: Người có kiểu tính cách intp là người như nào?
6.Cơ hội để làm nghề tư vấn tài chính
Có nhiều hình thức để cho một chuyên viên tài chính lựa chọn. Bạn có thể gửi hồ sơ vào các công ti tư vấn tài chính, hoặc các doanh nghiệp đang tuyển vị trí tư vấn tài chính nội bộ. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trên thương trường, bạn có thể tự tách ra và làm việc độc lập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các cơ hội tìm việc chuyên viên tư vấn tài chính qua các app, website,… Nổi bật nhất tại Việt Nam hiện tại là app tuyển dụng JobsGO. Qua đấy, bạn sẽ được giới thiệu một loạt những công ti uy tín, kèm theo rất nhiều các dịch vụ tư vấn cá nhân chu đáo, chuyên nghiệp.
7.Học ở đâu để làm tư vấn tài chính?
Không như những ngành nghề khác, chuyên viên tài chính là một nghề rất khó để làm nếu học trái ngành. Nếu muốn làm chuyên viên tài chính, bạn tốt nhất nên trải qua sự đào tạo của trường lớp. Không chỉ vậy, việc đầu tư ngoại ngữ và học thêm các chứng chỉ trong lĩnh vực tài chính quốc tế như CPA/ACCA sẽ là một điểm thuận lợi cho bạn nếu muốn làm việc trong các công ty lớn và chuyên nghiệp.
Những bằng cấp và kỹ năng cần có của chuyên viên tài chính chuyên nghiệp sẽ là hành trang của chuyên viên tài chính không thể thiếu. Nó đảm bảo để bạn có thể tìm được một công việc tốt, một công việc ổn định có thu nhập cao. Sau đây là một số trường Đại học liên quan đến ngành kinh tế, tài chính bạn có thể tham khảo:
- Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Ngoại Thương (Hà Nội)
- Đại học Ngoại Thương (TP HCM)
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đaị học Kinh Tế TP HCM
- Học viện tài chính
- Đại học Thương Mại
Trên đây là giải thích chi tiết về nghề tư vấn tài chính. Để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực đáng gờm này, bạn sẽ phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức. Hãy đừng chần chờ gì mà trang bị cho mình những hiểu biết, kỹ năng thiết thức nhất để có thể trụ vững trên thương trường nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)