Trong sơ yếu lý lịch có rất nhiều thông tin khác nhau. Mỗi một ứng viên lại có cách thể hiện thông tin để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy bạn đã biết cách viết và trình bày trình độ ngoại ngữ chưa? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé.
Mục lục
1. Tầm quan trọng của trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch có một vai trò rất quan trọng đối với người sử dụng, cụ thể như sau:
Thể hiện được khả năng của ứng viên
Nhìn vào trình độ ngoại ngữ, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…) của ứng viên đang ở cấp độ nào. Tuy nhiên nó chỉ đúng khi ứng viên viết chính xác về bản thân.
Hiện nay, ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Khi xã hội càng phát triển thì con người càng cần có vốn ngoại ngữ để công việc, cuộc sống thuận lợi hơn. Bởi vì thế, khi bạn ở vị trí ứng viên và biết ngoại ngữ thì hãy liệt kê chúng trong mục trình độ để nhà tuyển dụng xem xét mức độ phù hợp.
Là căn cứ giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển chọn
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là căn cứ để công ty đặt niềm tin vào ứng viên. Tùy thuộc vào sự thể hiện của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan và chọn người phù hợp nhất.
Có dễ dàng nhận thấy, khả năng ngoại ngữ này sẽ giúp bạn giữ được tấm vé lọt vào vòng tiếp theo, vượt qua rất nhiều ứng viên khác.
Xem thêm: Viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn 2022
2. Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch ghi gì?
Trình độ học vấn tiếng anh là gì? và thường trong trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) sẽ được chia thành 6 cấp độ như sau:
- Cấp độ Advanced: Bạn sử dụng tiếng Anh như người bản xứ trong bất kỳ tình huống nào. Thông thường trình độ này sẽ tương đương với điểm Toeic từ 950 đến 990, Toefl là 120 điểm và IELTS là 8.5 đến 9.0.
- Cấp độ Upper-Intermediate: Bạn cũng có thể giao tiếp với người bản xứ ở mọi tình huống về mặt vốn từ và ngữ pháp. Cấp độ này tương đương với điểm TOEIC là 880 đến 945, điểm TOEFL là 110 đến 119 và điểm IELTS là 7.0 đến 8.0.
- Cấp độ Intermediate: Bạn có thể sử dụng vốn từ của mình để giao tiếp trong các tình huống hàng ngày với người bản xứ. Tuy nhiên vốn từ hay khả năng ngữ pháp chỉ dừng ở mức trung bình. Cấp độ này tương đương điểm TOEIC là 780 đến 875, điểm TOEFL là 87 đến 109 và điểm IELTS là 5.5 đến 6.5.
- Cấp độ Pre-Intermediate: Khả năng giao tiếp của bạn ở mức hạn chế hơn nhiều so với các cấp độ trên. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng Anh trong tình huống quen thuộc và sẽ bị bỡ ngỡ ở tình huống mới. Cấp độ này tương đương với điểm TOEIC là 550 – 775, điểm TOEFL là 57 – 68 và điểm IELTS là 4.0 – 5.0.
- Cấp độ Elementary: Bạn giao tiếp được trong một số tình huống cơ bản và vốn từ vựng bị hạn chế, đa phần bạn không thể làm chủ trong tình huống mới. Cấp độ này tương đương với TOEIC là 225 – 545, TOEFL 24 – 56 và IELTS 3.0 – 3.5.
- Cấp độ Beginner: Bạn giao tiếp còn rất nhiều hạn chế, bạn chỉ hiểu và nói tiếng Anh trong cuộc trò chuyện đơn giản. Cấp độ này tương đương với TOEIC là 120 – 200, TOEFL 8 – 23 và IELTS 2.0 – 2.5.
Xem thêm: Top việc làm cho người có bằng IELTS tốt nhất mà bạn cần biết
3. Cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn thì bạn hãy tham khảo ngay cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sau:
Đưa chứng chỉ tiếng Anh uy tín, phù hợp với công việc
Khi bạn sở hữu chứng chỉ tiếng Anh và kèm theo đó là khả năng ngoại ngữ được đề cập trong sơ yếu sẽ là nội dung được nhà tuyển dụng đánh giá cao, có phần ưu ái hơn. Thế nhưng, không phải chứng chỉ nào cũng khiến họ hài lòng và giúp bạn làm nổi bật sơ yếu đâu nhé.
Tốt nhất, để có được lòng tin của nhà tuyển dụng thì bạn phải đưa chứng chỉ uy tín và phù hợp với công việc mình đang muốn ứng tuyển. Nhìn vào đó, nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc xác định ngưỡng phù hợp của bạn với vị trí đó ra sao.
>>>Có thể bạn quan tâm: Sư phạm tiếng anh là gì?
Làm nổi bật trình độ tiếng Anh qua kinh nghiệm liên quan
Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể viết thêm năng lực thực tế của mình thông qua các công việc sử dụng nhiều tiếng Anh mà trước đó mình làm. Đây là một cách làm nổi bật sơ yếu lý lịch tương đối tốt mà bạn có thể áp dụng. Trong quá trình viết bạn hãy để ý 2 yếu tố là: Designation và Qualification.
Trong đó, Qualification sẽ giúp bạn thể hiện thông điện có liên quan đến bằng cấp qua trị trí ứng tuyển. Còn Designation sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được độ phù hợp của bạn với công việc đó.
Kinh nghiệm thực tế lúc nào cũng chiếm phần lớn ưu thế mỗi khi nhà tuyển dụng xem qua một lượt sơ yếu. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tận dụng kinh nghiệm để làm nổi bật kỹ năng ngoại ngữ.
Xem thêm: Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Sử dụng từ ngữ chuyên ngành
Khi bạn sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết, nhạy bén của bạn. Đặc biệt trong trường hợp bạn chưa có chứng chỉ phù hợp thì việc nhấn mạnh vào các thuật ngữ đó sẽ giúp bạn thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện bạn đủ sức, đủ kinh nghiệm để đảm đương vị trí đó.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cơ hội thăng tiến của giáo viên ngoại ngữ
4. Lưu ý khi viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Khi viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Đừng cố gắng nhồi nhét chứng chỉ không chất lượng, không uy tín vào trong sơ yếu lý lịch. Khi làm như vậy chỉ khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng mà thôi.
- Hãy viết các thông tin trình độ ngoại ngữ một cách cụ thể, rõ ràng, không nên mập mờ tạo cảm giác giả dối.
Xem thêm: Thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch là gì?
Trình độ ngoại ngữ là yếu tố quan trọng giúp bạn có được công việc ưng ý nhất. Mong rằng qua thông tin bài viết này của JobsGO bạn đã biết cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)