Tổ trưởng sản xuất là gì? Công việc và nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất

4.5/5 - (1 vote)

Bộ phận sản xuất luôn là một trong những bộ phận quan trọng và cần thiết với mọi doanh nghiệp hiện nay. Trong đó, tổ trưởng sản xuất lại là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi có nhiệm vụ điều hướng, quản lý và dẫn dắt đội nhóm của mình. Vậy những công việc mà họ phải thực hiện này là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Tổ trưởng sản xuất là gì?

Tổ trưởng sản xuất là gì?
Tổ trưởng sản xuất là gì?

Tổ trưởng sản xuất được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp chuyên về sản xuất và cung ứng sản phẩm. Theo đó, có thể nói, đây như vị trí “đầu tàu” của tổ sản xuất khi phụ trách các công việc từ chuyên môn đến quản lý, điều hướng và giám sát các thành viên trong tổ đội của mình. Do vậy, khi có bất kỳ sai sót nào của tổ sản xuất xảy ra trong quá trình làm việc làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người làm ở vị trí này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm do chưa hoàn thành nhiệm vụ quản lý, giám sát.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng ca sản xuất

Công việc và nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất

Tổ trưởng chuyên nghiệp trên thực tế sẽ nắm vững cả chuyên môn và kỹ năng quản lý để đảm bảo đội nhóm của mình hoạt động tốt, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Trên thực tế, để đạt được những mục đích kể trên, trước tiên, tổ trưởng tổ sản xuất sẽ phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ như:

Quản lý, điều hành sản xuất

Có thể nói, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu của tổ trưởng sản xuất. Và để quản lý, điều hành sản xuất hiệu quả, họ cần:

  • Nắm bắt các quy định, chính sách của cấp trên và doanh nghiệp để điều hành tổ đội sản xuất của mình.
  • Phổ biến các quy định, nội quy đến từng thành viên trong tổ để đảm bảo kỷ luật doanh nghiệp.
  • Quản lý nhân sự và năng suất làm việc của các thành viên trong cùng tổ sản xuất.
  • Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc của tổ đội phụ trách.
  • Giám sát công nhân để hạn chế tối đa những sai sót, thất thoát có thể xảy ra với doanh nghiệp.
  • Báo cáo nhật ký hoạt động của tổ đội với cấp trên theo ngày, tuần, tháng,…

Tuyển dụng, đào tạo

Công việc và nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất
Công việc và nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất

Doanh nghiệp được cấu thành từ rất nhiều tổ sản xuất, tùy thuộc vào quy mô và mức độ. Do vậy, từng tổ sản xuất có hoạt động tốt thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động tốt. Theo đó, để có hiệu quả toàn diện, bên cạnh việc giữ vững nguồn lực hiện tại, họ cũng cần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo để đội ngũ nhân sự mới làm quen và thành thạo với công việc nhanh chóng nhất.

Giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc

Những sự cố nguy hiểm đến nhân sự, trang thiết bị,… là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của tổ sản xuất. Và để hạn chế ở mức thấp nhất những sự cố này, tổ trưởng sản xuất cần:

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng, số lượng các trang thiết bị, vật liệu,… ở tổ sản xuất để kịp thời phát hiện khi có sai sót, sự cố. 
  • Đảm bảo công nhân thực hiện tốt những quy định an toàn trước khi làm việc.
  • Giải quyết, xử lý các mâu thuẫn phát sinh của người trong tổ sản xuất mình quản lý.
  • Báo cáo cấp trên trực tiếp ngay khi có các sự cố vượt ngoài quyền hạn của mình.

👉 Xem thêm: Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất trong doanh nghiệp

Tiêu chí đánh giá một tổ trưởng tổ sản xuất giỏi

Tiêu chí đánh giá một tổ trưởng tổ sản xuất giỏi
Tiêu chí đánh giá một tổ trưởng tổ sản xuất giỏi

Một người làm tốt ở vị trí này, được đánh giá là giỏi cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có kỹ năng hoạch định kế hoạch và tổ chức sản xuất.
  • Khả năng thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Khả năng đo lường và giám sát công việc.
  • Cân bằng được giữa nhu cầu nhân viên và lợi ích doanh nghiệp.
  • Có khả năng lãnh đạo, quản lý, bao quát vấn đề.
  • Kỹ năng trình bày vấn đề và thuyết phục người khác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và kết nối nội bộ tốt.
  • Nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý tình huống, sự cố phát sinh của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng cơ bản.

Mức lương của tổ trưởng tổ sản xuất

Hiện nay, nhu cầu tự sản xuất của các doanh nghiệp ngày một tăng cao kéo theo việc làm tổ trưởng sản xuất cũng tăng. Nhu cầu tuyển dụng việc làm lớn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nên mức lương cũng ở mức tương đối cao. Cụ thể, mức này thường giao động trong khoảng từ 10-15 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mức này còn có thể cao hơn khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: 6 cách quản lý công nhân hiệu quả cho doanh nghiệp!

Mức lương của tổ trưởng tổ sản xuất
Mức lương của tổ trưởng tổ sản xuất

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn. Và đừng quên truy cập Website JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin tuyển dụng tổ trưởng sản xuất hấp dẫn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: