Thất nghiệp – vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, giăng lên bức màn u tối che đi tương lai của biết bao người. Khi đối mặt với tình cảnh không việc làm, không thu nhập, con người dễ chìm trong hoang mang, lo lắng và bế tắc. Vậy, “thất nghiệp làm gì để sống?” – câu hỏi day dứt ấy thôi thúc mỗi cá nhân tìm kiếm giải pháp cho chính mình.
Mục lục
- 1. Thực Trạng Thất Nghiệp Tại Việt Nam Hiện Nay
- 2. Tác Hại Của Việc Thất Nghiệp Quá Lâu
- 3. Những Việc Nên Làm Khi Bị Thất Nghiệp?
- 3.1 Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp
- 3.2 Đổi Mới CV Của Bản Thân
- 3.3 Giữ Gìn Sức Khỏe Thật Tốt
- 3.4 Luôn Giữ Liên Lạc Với Đồng Nghiệp
- 3.5 Duy Trì Tinh Thần Thoải Mái Và Lạc Quan
- 3.6 Tìm Kiếm Việc Làm Mới
- 3.7 Hãy Thử Nhận Những Công Việc Mang Tính Chất Tạm Thời
- 3.8 Theo Dõi Thị Trường Việc Làm
- 3.9 Dành Thời Gian Cho Gia Đình
- 3.10 Điều Chỉnh Vấn Đề Chi Tiêu
- 4. Thất Nghiệp Làm Gì Để Sống? 9 Công Việc Bạn Không Nên Bỏ Qua
- 5. Làm Sao Để Không Bị Thất Nghiệp?
- Câu hỏi thường gặp
1. Thực Trạng Thất Nghiệp Tại Việt Nam Hiện Nay
Thất nghiệp là vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với thanh niên. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, thị trường lao động Việt Nam trong quý I/2024 đã có những dấu hiệu khả quan. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,24% với khoảng 1,05 triệu người thất nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề thiếu việc làm vẫn còn tồn tại với 933 nghìn người bị ảnh hưởng, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đáng chú ý, tình trạng việc làm của thanh niên (15-24 tuổi) vẫn đáng quan ngại với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,99%, đặc biệt cao ở khu vực thành thị. Mặc dù vậy, số lượng thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo đã giảm so với quý trước.
Về mặt ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cho thấy sự cải thiện, trong khi nông nghiệp và dịch vụ lại ghi nhận sự gia tăng về thiếu việc làm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao ở Việt Nam, bao gồm:
- Số lượng lao động gia tăng nhanh: Số lượng lao động gia nhập thị trường lao động mỗi năm cao hơn nhiều so với số lượng việc làm mới được tạo ra.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động: Nhiều lao động thiếu kỹ năng cần thiết hoặc do học lệ không cao, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
- Sự thay đổi của nền kinh tế: Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế khiến nhiều ngành nghề truyền thống bị thu hẹp, dẫn đến mất việc làm cho nhiều lao động.
Nhìn chung, dù có những tiến bộ đáng kể, thị trường lao động Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức trong việc giải quyết tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là đối với thanh niên và khu vực nông thôn.
Xem thêm: Thất nghiệp là gì? Vượt qua cảm giác chán nản khi thất nghiệp thế nào?
2. Tác Hại Của Việc Thất Nghiệp Quá Lâu
Khi bị thất nghiệp quá lâu, không kiếm được nguồn thu nhập thì con người sẽ dần tuyệt vọng, mất hết hy vọng vào tương lai tươi sáng. Thậm chí có hộ gia đình sẽ bị khủng hoảng do không biết “thất nghiệp làm gì để sống?”. Họ không có đủ kinh phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản của bản thân và gia đình.
Không dừng lại ở đó, việc thất nghiệp của người dân cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn xã hội. Cụ thể, những tác hại mà thất nghiệp gây ra đó là:
2.1 Đối Với Bản Thân Người Thất Nghiệp
- Mất thu nhập: Đây là hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của việc thất nghiệp. Khi không có thu nhập, người lao động sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, sinh hoạt…
- Mất đi các kỹ năng: Khi không được làm việc trong thời gian dài, người lao động có thể đánh mất các kỹ năng chuyên môn và khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.
- Giảm sút sức khỏe: Thất nghiệp có thể dẫn đến stress, lo âu, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.
- Mất đi sự tự tin: Việc thất nghiệp trong thời gian dài có thể khiến người lao động mất đi sự tự tin vào bản thân và khả năng của mình.
2.2 Đối Với Gia Đình
- Gánh nặng tài chính: Khi người trụ cột trong gia đình thất nghiệp, gánh nặng tài chính sẽ đè nặng lên các thành viên khác trong gia đình.
- Mâu thuẫn gia đình: Thất nghiệp có thể dẫn đến mâu thuẫn gia đình do lo lắng về tài chính, tương lai…
- Ảnh hưởng đến con cái: Việc cha mẹ thất nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của con cái.
2.3 Đối Với Xã Hội
- Gánh nặng cho ngân sách nhà nước: Nhà nước phải chi trả trợ cấp thất nghiệp và các khoản hỗ trợ khác cho người lao động thất nghiệp.
- Mất an ninh trật tự xã hội: Thất nghiệp có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật…
- Giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế: Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ bị giảm sút.
3. Những Việc Nên Làm Khi Bị Thất Nghiệp?
Rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang. Nhưng đừng quá lo lắng khi nghĩ về vấn đề thất nghiệp làm gì để sống? Vì bạn có thể thực hiện những điều sau:
3.1 Xin Trợ Cấp Thất Nghiệp
Trường hợp bạn là nhân viên bị giảm biên chế hoặc bị cho nghỉ việc, hãy nhanh chóng đến Cục việc làm để xin khoản trợ cấp thất nghiệp. Nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục và đủ điều kiện, bạn sẽ được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Tuy số tiền này không nhiều nhưng cũng đủ để bạn chi trả các khoản nhu cầu thiết của của mình.
3.2 Đổi Mới CV Của Bản Thân
Hãy làm mới lại CV xin việc của bạn, viết những kỹ năng đặc biệt mà bạn đã trau dồi và tích lũy được trong những năm tháng làm công việc cũ, tuyệt đối không nên làm giả trình độ hoặc bằng cấp nhằm mục đích kiếm được công việc ngon nhé!
Xem thêm: Lưu ý khi viết CV: 9 sai lầm phổ biến khiến bạn bị từ chối
3.3 Giữ Gìn Sức Khỏe Thật Tốt
Không nên quá lo lắng về vấn đề thất nghiệp làm gì để sống mà sinh bệnh, điều bạn cần làm là chăm sóc sức khỏe của bản thân mỗi ngày để sẵn sàng tiếp nhận công việc mới bất cứ lúc nào. Những việc có thể nâng cao sức khỏe như chạy bộ, tập luyện trong công viên, gập bụng, nhảy dây,…
3.4 Luôn Giữ Liên Lạc Với Đồng Nghiệp
Luôn giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp để khi có việc làm thì họ sẽ báo cho bạn đầu tiên. Nếu có chính sách kêu gọi nhân sự cũ về phục vụ cho công ty thì chắc chắn bạn sẽ là người được ưu ái nhất đúng không nào!
3.5 Duy Trì Tinh Thần Thoải Mái Và Lạc Quan
Việc thất nghiệp không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra tại cuộc đời của mỗi con người, bạn nên học cách đối mặt và chấp nhận nó. Thay vì ngồi buồn rầu thì bạn hãy dành thời gian đó để tiếp thu thêm lượng kiến thức rộng lớn khác. Để trong tương lai có thể đạt được vị trí công việc mà bản thân mơ ước.
Xem thêm: Cách sống lạc quan – “gác lại âu lo” để hạnh phúc hơn
3.6 Tìm Kiếm Việc Làm Mới
Bạn hãy nói với tất cả những người bạn quen biết rằng bạn muốn chuyển đổi sang một công việc khác. Những liên lạc nên ưu tiên lúc này là bạn bè cùng ngành, đồng nghiệp cũ có mối quan hệ thân thiết,… Họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các cơ hội việc làm phù hợp.
Nếu bạn bè, người thân không thể giúp bạn trong việc tìm kiếm một công việc mới, hãy nhanh chóng truy cập vào JobsGO. Là một trong những trang tìm kiếm việc làm uy tín nhất tại Việt Nam, JobsGO sẽ mang đến cho bạn hàng triệu cơ hội việc làm hấp dẫn ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay.
Đến với JobsGO, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một công việc ưng ý về mức lương, địa điểm làm việc, ngành nghề,…
3.7 Hãy Thử Nhận Những Công Việc Mang Tính Chất Tạm Thời
Khi chưa biết thất nghiệp làm gì để sống, bạn nên thử trải nghiệm những công việc tạm thời như freelancer để kiếm thêm nguồn thu nhập mới. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không để bị lừa bởi những thành phần chuyên dụ dỗ các bạn freelancer mới nhập môn. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân một cái đầu lạnh là vô cùng cần thiết.
3.8 Theo Dõi Thị Trường Việc Làm
Theo dõi thị trường việc làm là một hoạt động quan trọng khi bị thất nghiệp. Điều này giúp bạn nắm bắt được xu hướng tuyển dụng, các kỹ năng đang được ưa chuộng và những ngành nghề có tiềm năng phát triển.
Bạn nên thường xuyên truy cập các trang web tuyển dụng, theo dõi các công ty mà bạn quan tâm trên mạng xã hội và tham gia các hội nhóm nghề nghiệp online. Việc này không chỉ giúp bạn phát hiện cơ hội việc làm mới mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường, từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch phát triển bản thân cho phù hợp.
Ngoài ra, tham gia các hội thảo nghề nghiệp, triển lãm việc làm cũng là cách hiệu quả để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội mới.
3.9 Dành Thời Gian Cho Gia Đình
Thời gian thất nghiệp, mặc dù có thể gây căng thẳng, nhưng cũng là cơ hội quý giá để tái kết nối với gia đình. Đây là lúc bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho người thân, tham gia vào các hoạt động gia đình mà trước đây bạn có thể đã bỏ lỡ do bận rộn với công việc. Việc này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ gia đình mà còn có tác dụng tích cực đến tinh thần của bạn.
Sự ủng hộ và động viên từ gia đình có thể là nguồn động lực quan trọng, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, cần cân bằng giữa thời gian dành cho gia đình và thời gian tìm kiếm việc làm để không bị mất tập trung vào mục tiêu chính là tìm được công việc mới.
3.10 Điều Chỉnh Vấn Đề Chi Tiêu
Bạn cần rà soát lại toàn bộ chi tiêu của mình, phân biệt rõ giữa các khoản chi cần thiết và không cần thiết. Hãy lập một kế hoạch ngân sách chi tiết, cắt giảm những khoản chi không thiết yếu như ăn uống ngoài, giải trí cao cấp, tìm cách tiết kiệm trong các khoản chi hàng ngày như thực phẩm, điện nước.
Nếu có thể, hãy tìm cách tạo ra thu nhập từ những hoạt động part-time hoặc freelancer. Việc điều chỉnh chi tiêu không chỉ giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính trong thời gian thất nghiệp mà còn rèn luyện thói quen quản lý tài chính tốt hơn cho tương lai.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá khắc khổ đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của bản thân, gia đình.
4. Thất Nghiệp Làm Gì Để Sống? 9 Công Việc Bạn Không Nên Bỏ Qua
Trong thời gian thất nghiệp, bạn có thể chọn làm rất nhiều công việc tạm thời để có thêm khoản thu và duy trì cuộc sống.
4.1 Phát Triển Blog Của Riêng Bạn
Bạn có thể thấy rất nhiều blog khác nhau trên internet. Nhiều blog không kiếm được tiền, một số kiếm được một khoản kha khá và một số khác giúp chủ nhân của chúng có được nguồn thu béo bở.
Dù chưa biết có kiếm được nhiều tiền hay không, nhưng tạo blog rất dễ. Vì thế, trong thời gian thất nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tự phát triển blog của mình. Chỉ cần bạn có đam mê và kiến thức về một chủ đề được nhiều người quan tâm, bạn sẽ có được thu nhập từ các bài đăng được tài trợ hoặc tiếp thị liên kết.
4.2 Tham Gia Vào Các Nghiên Cứu
Có lẽ ý tưởng tham gia vào các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nghe có vẻ hơi đáng sợ. Nhưng bạn bạn đừng quá lo, vì bạn hoàn toàn có thể tham gia những khảo sát đơn giản trên mạng vô cùng an toàn để kiếm tiền. Và mặc dù số tiền bạn nhận được không quá lớn, nhưng đây vẫn là cách giúp bạn có thêm thu nhập vào thời điểm chưa tìm được công việc.
4.3 Làm Gia Sư
Nếu bạn giỏi một môn học, một lĩnh vực nào đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trở thành một gia sư. Chỉ với 2 tiếng dạy thêm mỗi ngày, bạn đã có thể kiếm được 3 – 5 triệu đồng/ tháng để duy trì cuộc sống.
4.4 Trở Thành Một Streamer
Nhiều người chi tiền để chơi trò chơi điện tử, nhưng có những người lại làm theo cách khác – họ kiếm tiền bằng cách chơi trò chơi điện tử. Nếu bạn là một game thủ và đang thất nghiệp, thì thời gian thất nghiệp là cơ hội tuyệt vời để biến sở thích của bạn thành một cơ hội kiếm tiền.
Tuy nhiên, trở thành Streamer và kiếm tiền không phải nhiệm vụ dễ dàng.
4.5 Bán Những Món Đồ Còn Tốt Mà Bạn Không Dùng Tới
Rất nhiều người trong số chúng ta luôn giữ lại những món đồ cũ ngay cả khi không dùng nữa. Nếu bạn cũng thế và đang cần tiền, hãy lựa chọn những món đồ cũ còn tốt và bán chúng đi. Bằng cách này, bạn vừa có thêm tiền để sống vừa giúp nhà ở trở nên rộng rãi hơn (khi những món đồ cũ được rời đi).
Xem thêm: 10 cách kiếm tiền online tại nhà, ai cũng làm được
4.6 Tự Kinh Doanh
Tự kinh doanh là một lựa chọn đầy tiềm năng cho những người đang thất nghiệp. Việc này cho phép bạn tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm và đam mê của mình để tạo ra nguồn thu nhập.
Bạn có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ, như bán hàng online, cung cấp dịch vụ tư vấn hay mở một cửa hàng nhỏ. Tự kinh doanh không chỉ giúp bạn tạo ra thu nhập mà còn phát triển nhiều kỹ năng quý giá như quản lý thời gian, lập kế hoạch, marketing và dịch vụ khách hàng.
Thế nhưng, việc này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro. Bạn nên bắt đầu với một kế hoạch kinh doanh chi tiết và cân nhắc kỹ các nguồn vốn cũng như rủi ro tiềm ẩn.
4.7 Chạy Xe Công Nghệ/Giao Hàng
Trong thời đại số hóa, việc chạy xe công nghệ hoặc giao hàng đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người đang tìm kiếm thu nhập nhanh chóng. Công việc này có độ linh hoạt cao, cho phép bạn tự quản lý thời gian làm việc của mình. Bạn chỉ cần có phương tiện di chuyển (xe máy hoặc ô tô) và một chiếc điện thoại thông minh để bắt đầu. Đây là cách tốt để tạo ra thu nhập trong khi vẫn có thời gian tìm kiếm công việc lâu dài hơn.
Tuy nhiên, công việc này cũng có những thách thức như công việc thể chất vất vả, phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đôi khi gặp khách hàng khó tính. Bạn cũng cần chú ý đến vấn đề an toàn giao thông và bảo hiểm cá nhân.
4.8 Làm Freelancer
Làm freelancer là một phương án tuyệt vời cho những người có kỹ năng chuyên môn như viết lách, thiết kế đồ họa, lập trình, dịch thuật hay marketing online. Công việc này cho phép bạn tận dụng chuyên môn của mình, làm việc từ xa và quản lý thời gian linh hoạt. Bạn có thể tìm kiếm dự án trên các nền tảng freelance như Upwork, Fiverr hay thông qua mạng lưới cá nhân.
Làm freelancer giúp bạn duy trì và phát triển kỹ năng chuyên môn, đồng thời mở rộng danh mục công việc của mình. Nhưng thu nhập có thể không ổn định và bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp tốt với khách hàng, khả năng tự quản lý công việc hiệu quả.
4.9 Tham Gia Các Chương Trình Hỗ Trợ Thất Nghiệp
Nhiều quốc gia có các chương trình bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho người lao động mất việc. Ngoài ra, còn có các chương trình đào tạo nghề, tư vấn việc làm, hỗ trợ tìm kiếm việc làm miễn phí. Tham gia vào các chương trình này không chỉ giúp bạn nhận được hỗ trợ tài chính mà còn cung cấp cơ hội học hỏi kỹ năng mới, mở rộng mạng lưới và tìm kiếm cơ hội việc làm.
Bạn nên tích cực tìm hiểu về các chương trình có sẵn tại địa phương và đăng ký tham gia. Bạn cũng cần lưu ý rằng các chương trình này thường có những yêu cầu và điều kiện cụ thể, vì vậy hãy đảm bảo bạn hiểu rõ và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trước khi đăng ký.
5. Làm Sao Để Không Bị Thất Nghiệp?
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả giúp bạn duy trì sự ổn định trong công việc và phát triển sự nghiệp lâu dài:
5.1 Lựa Chọn Ngành Học Hấp Dẫn Trên Thị Trường
Việc chọn đúng ngành học là bước đầu tiên trong việc xây dựng sự nghiệp bền vững. Trước khi quyết định, bạn nên nghiên cứu kỹ về xu hướng thị trường lao động, những ngành nghề đang phát triển mạnh và có tiềm năng trong tương lai.
Ví dụ, các lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học,… đang có nhu cầu cao và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, cũng đừng quên cân nhắc đến sở thích và điểm mạnh của bản thân. Sự kết hợp giữa đam mê cá nhân và nhu cầu thị trường sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh lớn trong sự nghiệp của bạn.
5.2 Không Ngừng Trau Dồi Bản Thân
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng là chìa khóa để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Bạn hãy tạo thói quen học tập suốt đời bằng cách tham gia các khóa học online, hội thảo chuyên ngành hoặc đọc sách báo chuyên môn. Đặc biệt, bạn cần chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng thích ứng, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn. Việc đầu tư vào bản thân không chỉ giúp bạn nâng cao giá trị trong công việc hiện tại mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.
5.3 Theo Dõi Các Tin Tuyển Dụng, Luyện Tập Phỏng Vấn
Để luôn sẵn sàng cho cơ hội mới, việc thường xuyên theo dõi các tin tuyển dụng và luyện tập kỹ năng phỏng vấn là rất cần thiết. Bạn hãy tạo thói quen duyệt qua các trang tuyển dụng, mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn để nắm bắt xu hướng tuyển dụng và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật CV và thư xin việc. Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến và tham gia các buổi phỏng vấn thử sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với cơ hội thực sự. Việc này không chỉ chuẩn bị cho bạn khi cần tìm việc mới mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị của mình trên thị trường lao động.
5.4 Mở Rộng Các Mối Quan Hệ Xã Hội
Bạn hãy tích cực tham gia các sự kiện ngành nghề, hội thảo, các nhóm chuyên môn trên mạng xã hội, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng và các chuyên gia trong ngành. Mạng lưới quan hệ rộng không chỉ giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất về ngành nghề mà còn có thể mang lại những cơ hội việc làm không ngờ tới. Hãy nhớ rằng, networking không chỉ là nhận mà còn là cho đi – chia sẻ kiến thức, hỗ trợ người khác cũng là cách để xây dựng mối quan hệ bền vững và có giá trị.
Thất nghiệp không phải là dấu chấm hết cho con đường, mà là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại bản thân, định hướng lại tương lai. Hãy biến khó khăn thành thử thách, biến thất nghiệp thành bàn đạp để chúng ta tiến xa hơn. Hãy nhớ rằng, “trong cái rủi may mắn luôn xen lẫn”, chỉ cần bạn kiên trì, nỗ lực và không ngừng học hỏi, ắt hẳn sẽ tìm được lối thoát cho chính mình. Hy vọng các thông tin hữu ích trên sẽ phần nào trả lời được câu hỏi thất nghiệp làm gì để sống của các bạn.
Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp
1. Thất Nghiệp Có Nên Đi Vay Tiền Không?
Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi vay tiền khi thất nghiệp vì có thể gây áp lực tài chính lớn. Thay vào đó, bạn hãy tìm kiếm các nguồn hỗ trợ khác như quỹ thất nghiệp hoặc công việc tạm thời.
2. Làm Thế Nào Để Duy Trì Tinh Thần Tích Cực Khi Thất Nghiệp?
Bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục và giữ liên lạc với bạn bè, gia đình. Đồng thời, hãy đặt ra mục tiêu hàng ngày và tập trung vào việc phát triển kỹ năng mới.
3. Có Nên Nhận Công Việc Dưới Khả Năng Khi Thất Nghiệp Không?
Trong ngắn hạn, nhận công việc dưới khả năng có thể giúp duy trì thu nhập và kỹ năng làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiếp tục tìm kiếm cơ hội phù hợp hơn với kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
4. Thất Nghiệp Lâu Dài Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Cơ Hội Việc Làm Trong Tương Lai?
Thất nghiệp lâu dài có thể tạo khoảng trống trong CV và làm giảm kỹ năng làm việc. Để giảm thiểu tác động, bạn hãy tham gia các khóa học, làm tình nguyện hoặc nhận các dự án freelance trong thời gian thất nghiệp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)