Target là gì? Đây là một khái niệm khá quen thuộc và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để trình bày một cách rõ ràng, chi tiết thì không phải ai cũng biết. Nếu có mong muốn tìm hiểu về Target, vai trò của Target hay các bước Target thị trường mục tiêu thì bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi để được giải đáp toàn bộ băn khoăn nhé!
Mục lục
1. Target Là Gì?
Target là gì? Thật ra, trong từng hoàn cảnh cụ thể, target lại mang những ý nghĩa khác nhau. Đối với mỗi cá nhân, target có thể hiểu là mục tiêu mà họ đặt ra trong công việc và cuộc sống. Mục tiêu này sẽ là những động lực giúp họ phấn đấu và vươn lên.
Trong Marketing, target là việc xác định tệp khách hàng và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Việc target chính xác khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng và chiến lược kinh doanh phát triển đúng đắn trong tương lai.
Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì?
2. Vai Trò Của Target Đối Với Doanh Nghiệp
Sau khi giải đáp được câu hỏi Target là gì, không ít người băn khoăn vai trò của nó đối với doanh nghiệp. Về cơ bản, với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặt Target là bước quan trọng vì những lý do sau đây:
2.1. Giúp Doanh Nghiệp Xác Định Được Khách Hàng Mục Tiêu
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Nếu chỉ có kế hoạch, chiến lược mà không đặt Target cụ thể và xác định nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều vấn đề trong hoạt động. Ngược lại việc rõ ràng ngay từ những bước đầu giúp các đơn vị tập trung vào đúng nhóm đối tượng phù hợp, từ đó tối ưu công sức và chi phí.
Xem thêm: Khách hàng mục tiêu: Vai trò, Cách xác định & Ví dụ
2.2. Hạn Chế Tối Đa Các Sai Sót Trong Kinh Doanh
Làm việc dựa trên các chỉ số rõ ràng sẽ giảm thiểu sai sót ở mức thấp nhất. Điều này vô cùng cần thiết với các công ty có số vốn nhỏ đang có nhu cầu mở rộng quy mô và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Điều này cũng cần thiết với các doanh lớn với số lượng dự án “khủng” và nhu cầu xoay vòng vốn liên tục.
2.3. Tiết Kiệm Chi Phí Một Cách Tối Đa
Mỗi doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nhất định. Theo đó, chỉ những khách hàng thực sự có nhu cầu mới quan tâm và tìm đến. Nếu không xác định chính xác mục tiêu, các đơn vị này có thể sẽ mất một khoản ngân sách vô cùng lớn cho những người không quan tâm hay không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của mình.
2.4. Tận Dụng Tối Đa Nguồn Lực, Công Suất Cho Công Việc
Xác định được Target tức là doanh nghiệp cũng đã dành thời gian để nghiên cứu, phân tích và đưa ra phương án cuối cùng về kế hoạch kinh doanh. Khi mọi thứ đã rõ ràng, không khó để các đơn vị bứt tốc và hoàn thành mục tiêu vượt xa kỳ vọng.
3. Cách Target Thị Trường Mục Tiêu Hiệu Quả
Làm thế nào để target khách hàng mục tiêu hiệu quả là bài toán khó đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy nếu bạn chưa biết target khách hàng như thế nào thì hãy cùng chúng tôi thực hiện các bước sau đây:
3.1. Phác Thảo Chân Dung Khách Hàng
Phác thảo chân dung là bước quan trọng để định hình hướng tiếp cận khách hàng mục tiêu trong chiến lược marketing đó. Hiểu một cách đơn giản là hình dung khách hàng có khả năng mua sản phẩm thông qua việc phân tích và thu thập thông tin, dữ liệu về nhân khẩu học, sở thích, hành vi tiêu dùng,…
Lúc này bạn cần trả lời được câu hỏi “Họ là ai? Ở đâu? Có nhu cầu gì?,….”. Cụ thể về:
- Độ tuổi: Mỗi 1 độ tuổi khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau. Bạn cần xác định sản phẩm của bạn dành cho độ tuổi nào để khoanh vùng phạm vi và triển khai kế hoạch quảng cáo cho phù hợp.
- Giới tính: Nhu cầu và sở thích của nam giới với nữ giới sẽ hoàn toàn khác biệt. Điều này cũng dẫn tới động cơ mua hàng của 2 đối tượng cũng khác nhau, nên doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Thu nhập: Mức thu nhập là yếu tố quyết định trực tiếp tới khả năng mua hàng. Nếu người có mức thu nhập vừa đủ thì họ sẽ hướng tới sản phẩm tầm trung, còn những khách hàng có mức sống cao hơn sẽ chú ý tới cả chất lượng, hình thức.
- Khu vực sinh sống: Người sống ở đô thị lớn sẽ có thói quen khác với người sống ở nông thôn. Điều này cũng ảnh hưởng 1 phần tới sở thích và thói quen mua hàng của người dân. Nếu xác định được chân dung khách hàng càng rõ thì mức độ thành công của chiến dịch Marketing sẽ cao hơn rất nhiều.
3.2. Xác Định Quy Mô Thị Trường Mục Tiêu
Hiểu một cách đơn giản, quy mô thị trường mục tiêu chính là độ lớn thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới, nó gồm có 2 yếu tố là số lượng và phạm vi. Quy mô thị trường có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn lực và mục tiêu để đảm bảo tính khả thi nhất.
Hiện nay, có khá nhiều đơn vị đã lựa chọn quy mô quá lớn để tìm kiếm nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị đều chưa đủ tiềm lực nên không có khả năng đáp ứng hết thị trường mục tiêu của mình, và cuối cùng là dẫn tới tình trạng bị đào thải.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có đang nằm trong phân khúc thị trường này không, từ đó điều chỉnh quy mô và chiến lược marketing phù hợp hơn.
3.3. Lựa Chọn Chiến Lược Dành Cho Target Marketing
Việc lựa chọn chiến lược phù hợp sẽ giúp hoạt động target thị trường của doanh nghiệp mang lại hiệu quả hơn. 4 chiến lược target phổ biến mà bạn có thể tham khảo là:
- Chiến lược target Marketing không phân biệt: Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đi sâu vào toàn bộ thị trường chứ không chia thành các phân khúc nhỏ.
- Chiến lược target Marketing khác biệt: Với chiến lược target này, doanh nghiệp sẽ nhắm mục tiêu tới nhiều phân khúc thị trường khác nhau và thiết kế các hoạt động Marketing hỗn hợp cho từng phân khúc thị trường.
- Chiến lược target Marketing tập trung: Đây là chiến lược phù hợp với công ty có nguồn lực hạn chế. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào phân khúc thị trường mà họ có thể phát triển tốt nhất và thiết kế hoạt động Marketing phù hợp với phân khúc đó.
- Chiến lược target Micro Marketing: Đây là chiến lược target liên quan đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ và chương trình Marketing phù hợp nhất với các cá nhân và địa điểm. Hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ nhắm khách hàng mục tiêu ở cấp độ cá nhân.
3.4. Đánh Giá
Khi đã phác thảo và khoanh vùng khách hàng mục tiêu thì việc cuối cùng là kiểm tra, đánh giá lại lần cuối xem những tiêu chí này đã thực sự phù hợp hay chưa. Nếu chưa, cần thực hiện lặp lại các bước trên cho tới khi phù hợp.
4. Câu Hỏi Thường Gặp Về Target
Sau khi giải đáp câu hỏi Target là gì, chúng ta sẽ cùng giải đáp một số thắc mắc liên quan đến khái niệm này:
4.1. Target Market Là Gì?
Hiểu một cách nôm na, Target Market nghĩa là thị trường mục tiêu, tức là nhóm khách hàng sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, tập trung vào Target Market sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, truyền đi thông điệp nhanh chóng và “biến” họ trở thành khách hàng thân thiết.
4.2. Target Marketing Là Gì?
Target Marketing và Target Market nghe có vẻ giống nhau nhưng lại khác biệt hoàn toàn. Theo đó, nếu như Target Market là thị trường mục tiêu thì Target Marketing là việc phân chia thị trưởng lớn thành nhiều phân khúc nhỏ. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và tìm ra chiến lược phù hợp với từng nhóm khách hàng thuộc các phân khúc nhay. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và phủ sóng rộng rãi hơn trên thị trường.
4.3. Target Audience Là Gì?
Target Audience là toàn bộ những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Để xác định nhóm khách ngày, các thương hiệu sẽ phác họa chân dung học dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, hành vi,…
4.4. Target Facebook Ads Là Gì?
Target Facebook Ads là việc chọn lọc độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý,… của khách hàng rồi tiến hành quảng cáo sản phẩm, dịch vụ,… tới với họ thông qua Facebook.
>>>Xem thêm: Người thuộc nhóm tính cách entp có phù hợp với công việc Facebook Ads
4.5. Sale Target Là Gì?
Sale Target là khái niệm chỉ mục tiêu kinh doanh hoặc chỉ số bán hàng được doanh nghiệp đặt ra và dự định thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Sale Target thưởng được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau, đồng thời là chìa khóa để doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu về lợi nhuận, thị phần,…
4.6. Chạy Target Là Gì?
Chạy Target là việc doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu và tận dụng mọi nguồn lực để thực hiện theo đúng kế hoạch.
Như vậy, câu hỏi Target là gì của bạn đã được giải đáp toàn bộ? Các bước lập Target cũng nhưng các thuật ngữ liên quan. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại phía bên dưới để được JobsGO giải đáp. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
>>>Xem thêm: Nghề thiết kế đồ họa là gì?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)