Standee là một trong những ấn phẩm đồ họa rất quan trọng, phục vụ cho hoạt động truyền thông, Marketing, tổ chức sự kiện,… Tuy nhiên, với những người ngoài ngành thì có thể sẽ chưa hiểu rõ standee là gì? Lợi ích của nó như thế nào? Vậy thì JobsGO sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về standee. Cùng đọc và tham khảo ngay nhé!
Mục lục
1. Standee là gì?
Standee hay Standy là ấn phẩm thiết kế đồ họa, được in ra và sử dụng trong hoạt động quảng cáo, truyền thông, Marketing. Hiểu đơn giản thì đây là vật tư để hỗ trợ, bổ trợ cho việc treo ảnh, banner quảng cáo cỡ nhỏ, đặt gần các khu vực diễn ra sự kiện.
Standee gồm 2 thành phần chính là:
- Khung giá đỡ thường làm từ chất liệu nhẹ, hình dạng chữ X hoặc cuốn thẳng đứng, dễ dàng tháo dỡ, vận chuyển.
- Tấm in chất liệu bạt, vải, giấy,… với kích thước tương ứng với khung giá đỡ, được in kỹ thuật số, in offset hoặc cán mờ.
2. Đặc trưng của standee
Standee mang những đặc trưng cơ bản như sau:
- Standee là được thiết kế khá tối giản, thường chỉ là các hình ảnh có ý nghĩa, thể hiện thông điệp và ít chữ.
- Màu sắc của standee nhẹ nhàng, trang nhã nhưng vẫn thu hút và tạo được ấn tượng tốt.
- Cấu trúc standee không quá phức tạp, gọn nhẹ và có thể tái sử dụng nhiều lần tùy thuộc vào các hoạt động, sự kiện quảng cáo, truyền thông.
3. Phân loại standee
Hiện nay, có rất nhiều loại standee khác nhau. Tùy thuộc vào hình thức của sự kiện, mục đích quảng cáo, truyền thông mà đơn vị, tổ chức có thể chọn loại standee cho phù hợp.
3.1 Standee để bàn
Loại standee này không quá phổ biến bởi kích thước của nó khá nhỏ, chỉ bằng khổ giấy A3 hoặc A4. Loại này chỉ dùng để đặt lên bàn và mọi người phải đến thật gần mới có thể nhìn rõ được hình ảnh hay chữ trên standee.
3.2 Standee kệ X
Loại này khá to (kích thước 60x160cm hoặc 80x180cm), có khung đỡ hình chữ X, được tạo thành từ 2 thanh kim loại/nhựa đan chéo.
Standee kệ X thường sử dụng để đặt trên mặt đất, trước cửa nơi sự kiện diễn ra. Thông thường các hội thảo, tiệc, hội chợ,… sẽ dùng loại standee này.
3.3 Standee cuốn nhôm
Loại standee này dùng để treo lên cao. Cấu tạo của nó gồm 1 đầu gắn vào thanh gỗ/nhựa/kim loại và có móc treo. Khi thiết kế standee cuốn nhôm, các nhà thiết kế sẽ phải để thừa chỗ để gắn thanh cuốn lên, tránh bị che mất hình ảnh.
Kích thước tiêu chuẩn của loại standee này là 60x160cm hoặc 80x200cm.
3.4 Standee giá chữ A
Standee giá chữ A sẽ gồm có 3 chân đứng ghép lại với nhau, giống như chân dựng máy quay. Loại này thường có thể tùy biến về kích thước, song chiều cao thì phải nhỏ hơn 60cm.
Thông thường, kích thước standee giá chữ A sẽ là 70x50cm.
3.5 Standee giá chữ thập
Loại này có hình dáng giống chữ T, ở trên cùng là 1 thanh ngang, ở giữa là một trục đứng để giữ tấm in, phía dưới chân sẽ là hình tam giác để có thể đứng chắc.
Kích thước của standee giá chữ thập thường là 40x40cm hoặc 100x120cm.
3.6 Standee khung sắt ngoài trời
Đây là sản phẩm thuộc hệ gia công, do đó kích thước của nó sẽ phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, sẽ có một số kích thước tiêu chuẩn, được sử dụng phổ biến như sau:
- Kích thước khung 60x160cm, hình ảnh 60x120cm.
- Kích thước khung 80x180cm, hình ảnh 80x160cm.
3.7 Standee quầy
Loại này còn được gọi là boot sampling, hình dáng giống một cái quầy để bán hàng, tiếp thị. Kích thước standee quầy thường sẽ là:
- Chiều cao từ mặt đất lên bục bàn: 80cm
- Tấm chắn: 30x80cm
- Bề mặt ngang phía trước: 80cm
- Bề mặt ngang phía sau: 70cm
- Độ dày: 40cm
- Chiều cao tổng: 195cm
3.8 Một số loại standee khác
Ngoài ra, còn một số loại standee khác như:
- Standee 3D
- Standee điện tử
- Standee cuốn hào hoa
- Standee đế nước
- …
Xem thêm: Banner là gì? Bật mí toàn bộ thông tin từ A-Z về Banner
4. Lợi ích của việc sử dụng standee
Việc sử dụng standee mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó là:
4.1 Là công cụ quảng cáo hiệu quả
Standee giống như một màn hình lớn, có thể tự đứng được ở bất cứ đâu, giúp quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hay sự kiện.
4.2 Làm nổi bật thương hiệu
Standee có khả năng chiếu lớn hơn về hình ảnh, giúp thương hiệu được nổi bật trong một sự kiện, hoạt động nào đó. Nó có thể tạo ấn tượng, đi sâu vào trí nhớ của mọi người chỉ bằng những hình ảnh tĩnh hay chuyển động.
4.3 Thúc đẩy doanh số bán hàng
Một standee đẹp, bắt mắt có khả năng hút mọi người ghé thăm gian hàng cao hơn. Kết hợp với việc trưng bày sản phẩm, tư vấn dịch vụ, khách hàng có thể sẽ đưa ra quyết định mua hàng, từ đó thúc đẩy doanh số mạnh mẽ.
4.4 Standee có thể tái sử dụng
Một lợi ích vô cùng lớn khi sử dụng standee chính là việc tái sử dụng nhiều lần. Standee có thể tháo dỡ đơn giản, cất gọn dùng cho các sự kiện quảng cáo, bán hàng sau đó nếu phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí cho hoạt động Marketing.
Xem thêm: Tìm hiểu thiết kế quảng cáo là gì? Những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua
5. Nên sử dụng standee loại nào?
Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp nên lựa chọn loại standee cho phù hợp:
5.1 Quảng cáo trong thời gian ngắn
Với những chương trình, sự kiện diễn ra trong thời gian vài tiếng đồng hồ như hội nghị, hội thảo, talkshow,… thì bạn nên dùng loại standee khung đỡ chữ X bởi dễ di chuyển và tận dụng được khung cho nhiều lần. Giá cả của standee loại này cũng không quá cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
5.2 Quảng cáo trong thời gian dài
Với những chiến dịch quảng cáo dài, xuyên suốt cả giai đoạn thì standee dạng điện tử sẽ phù hợp nhất bởi nó không bị ảnh hưởng từ yếu tố môi trường, thời tiết,… Vị trí đặt standee này thường sẽ là nơi công cộng, có nhiều người qua lại như công viên, siêu thị,… Tuy nhiên, standee loại này giá thành sẽ khá cao.
5.3 Quảng cáo tại điểm bán
Trường hợp này doanh nghiệp cũng có thể dùng standee điện tử hoặc sử dụng loại để bàn, thuận tiện cho việc khách hàng xem khi đến thanh toán tại quầy.
5.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm/trong rạp chiếu phim
Doanh nghiệp có thể sử dụng standee khung giá đỡ X hoặc mô hình 3D để giới thiệu và quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, đồng thời nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Xem thêm: Quảng cáo là gì? Các loại hình quảng cáo phổ biến hiện nay
6. Tiêu chuẩn khi thiết kế standee
Để thiết kế một standee chuẩn, nhà thiết kế cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Kích thước: 2 kích thước chính, được sử dụng phổ biến nhất là 60x160cm và 80x180cm.
- Hình ảnh: cung cấp đủ thông tin quan trọng, cần thiết cho khách hàng, tối ưu lượng chữ ngắn gọn, dễ nhớ.
- Bố cục: những thông tin quan trọng phải được đưa lên vị trí chính giữa, làm sao để hiển thị ở ngang tầm mắt người xem.
- Màu sắc: tươi sáng, nổi bật, thu hút, không kết hợp quá nhiều màu khiến standee rối mắt. Đặc biệt, standee phải mang màu sắc của thương hiệu.
Ngoài ra, việc sử dụng công cụ hỗ trợ như midjourney free có thể giúp tạo ra những thiết kế độc đáo và sáng tạo hơn, phù hợp với các tiêu chuẩn trên.
Với những thông tin JobsGO chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ “standee là gì?”, lợi ích của standee và các loại standee để lựa chọn cho phù hợp với mục đích quảng bá, truyền thông. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm poster là gì cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về các công cụ truyền thông hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích khác, các bạn hãy thường xuyên truy cập vào website JobsGO.vn nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)