Môi trường công sở vốn đã có rất nhiều vấn đề phức tạp, từ công việc đến đồng nghiệp khiến con người ta đôi khi cảm thấy mệt mỏi, ngộp thở. Thế nhưng, gặp phải một người sếp bảo thủ, cố chấp và không tôn trọng nhân viên thì còn đáng sợ hơn. Vậy nếu là bạn, gặp phải người sếp như thế này, bạn sẽ chọn ở lại, cố gắng chịu đựng hay dứt áo ra đi, tìm một chân trời mới?
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết sếp bảo thủ
Sếp bảo thủ có lẽ không còn là điều quá xa lạ, thậm chí chúng ta bắt gặp ở rất nhiều công ty. Vậy dấu hiệu cho thấy sự bảo thủ từ sếp là gì?
- Sếp luôn cứng nhắc, đưa ra những quy định, nguyên tắc của riêng mình, dù điều đó đã cổ hủ, lạc hậu, không còn phù hợp nhưng chỉ cần sếp thích, họ sẽ yêu cầu nhân viên phải thực hiện.
- Trong quá trình làm việc, sếp không bao giờ muốn nghe theo những ý kiến đóng góp của nhân viên, tất cả mọi ý tưởng, sáng tạo nếu không theo kế hoạch sếp đã định sẵn, họ cũng không chấp nhận.
- Sếp có tính cách này sẽ thường làm việc, quyết định mọi thứ theo cảm tính, những thứ trừu tượng chứ không nhìn vào thực tế vấn đề.
- Sếp không muốn thay đổi, không dám thử sức với những điều mới, cũng vì thế mà công ty của họ khó có thể phát triển.
👉 Xem thêm: Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?
Có người sếp bảo thủ, cảm giác như thế nào?
Gặp phải người sếp bảo thủ chắc chắn là điều không ai mong muốn. Chúng ta khi đi làm sẽ luôn muốn có cơ hội để được thể hiện bản thân, phát huy năng lực, phát triển sự nghiệp. Thế nhưng, gặp phải một người sếp bảo thủ, bạn có thể sẽ mất đi những cơ hội đó.
Thực tế, người sếp bảo thủ sẽ luôn yêu cầu bạn phải thực hiện theo tất cả những gì họ mong muốn, dù điều đó không còn phù hợp, không thể mang lại hiệu quả. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không còn động lực, hứng thú để cố gắng, hoàn thành công việc. Tất nhiên, những yếu tố này gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tâm trạng, thậm chí là con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Khi không có bất kỳ cơ hội nào để học hỏi, rèn luyện bản thân, bạn sẽ mãi chỉ giậm chân tại chỗ mà thôi.
👉 Xem thêm: Bí quyết công sở: Đối phó với sự thiên vị người thân tại công sở của Sếp
Nên tiếp tục công việc hay rời đi khi sếp quá bảo thủ?
Một người sếp quá bảo thủ, không tạo điều kiện, cơ hội cho nhân viên phát triển sẽ khiến cho nhân viên không còn muốn cố gắng, cống hiến. Có những người khi rơi vào trường hợp này đã lựa chọn rời đi, đến một môi trường mới để cho bản thân những cơ hội tốt hơn. Vậy nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ vội vàng quyết định xin nghỉ hay cố gắng tìm cách “thay đổi” sếp?
Theo JobsGO, bạn nên cân nhắc, xem xét 2 trường hợp sau:
Tìm cơ hội để nói chuyện thẳng thắn với sếp
Trước hết, bạn hãy tìm hiểu về sếp của mình, xem họ đang muốn gì để phát triển công ty. Làm sếp, họ cũng có nhiều áp lực phía trên, đôi khi họ muốn tìm kiếm một giải pháp an toàn thay vì “liều mình” với phương án quá mới mẻ. Do đó, bạn có thể hẹn gặp gỡ, trao đổi riêng với sếp về vấn đề này.
Tất nhiên, bạn cũng không thể nào quá thẳng thắn, nói rằng “sếp không được bảo thủ như thế” mà nên chia sẻ một cách tế nhị, nhẹ nhàng để đôi bên hiểu về nhau hơn. Rất có thể, qua cách trình bày, diễn đạt của bạn, sếp lại hiểu hơn về ý tưởng mới, thấy hứng thú và đồng ý thực hiện thì sao? Có những người sếp, không phải lúc nào họ cũng cứng nhắc, họ chỉ chưa tìm được lý do để chấp nhận cho cái mới. Và lúc này, sự thể hiện của bạn chính lý do có thể giúp cho sếp thay đổi quan điểm, suy nghĩ. Nếu sếp cũng biết tiếp thu thì việc bạn rời đi chẳng phải là đáng tiếc hay sao?
👉 Xem thêm: Chọn sếp phải chọn người có 9 điều này
Rời đi nếu sếp quá bảo thủ
Trong trường hợp bạn đã cố gắng hết sức, thuyết phục nhưng sếp vẫn quá bảo thủ, bạn nên lựa chọn rời đi. Điều này không phải là kiểu “dỗi hờn” vì sếp không nghe theo mình, đây chỉ là cách để bạn giải thoát cho bản thân, giúp mình có được những cơ hội tốt hơn trong tương lai.
Vì sếp đã quá cố chấp, không chịu lắng nghe nhân viên thì bạn sẽ chỉ làm việc như một cái máy, không có sáng tạo, không phát huy được năng lực. Làm mãi công việc như vậy, bạn sẽ thụt lùi, không thể phát triển. Vậy nên, đừng cố gắng khi không thể tiếp tục nhé.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết cách để ứng xử khi gặp một người sếp bảo thủ. Tùy vào từng trường hợp mà các bạn nên có cách để giải quyết vấn đề cũng như có sự lựa chọn khác nhau.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)