Quy luật giá trị đang là cụm từ được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt nó không còn xa lạ với nền kinh tế, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quy luật này. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời hết các câu hỏi về tác động của quy luật giá trị, hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Bạn hiểu quy luật giá trị là gì?
Có thể hiểu quy luật giá trị chính là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất, lưu thông hàng hóa. Bất kỳ đâu có hoạt động sản xuất, hoạt động trao đổi sản phẩm thì nơi đó sẽ có sự xuất hiện và luôn phát huy tác dụng của quy luật này.
Một yêu cầu căn bản của quy luật này bạn cần nắm rõ là hoạt động sản xuất, hoạt động trao đổi hàng hóa dựa trên hao phí sức làm việc xã hội cần thiết. Ngoài ra quy luật này cũng buộc sản xuất, trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào giá trị của nó, có nghĩa là hao phí lao động cần thiết.
Trong hoạt động tạo ra hàng hóa, người thực hiện công việc này phải có sự hao phí sức lao động của cá nhân nhỏ hơn, bằng hao phí sức làm việc xã hội cần thiết thì mới có lợi thế nhiều hơn trong cạnh tranh. (Lợi thế về cạnh tranh đó là những việc giúp cho người sản xuất có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với người cùng làm).
👉 Xem thêm: 5S là gì? Quy trình 5S được thực hiện thế nào?
Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật về giá trị sẽ được thể hiện ở hai nội dung sau đây:
Nội dung cơ bản của quy luật giá trị
Việc sản xuất hàng hóa sẽ được thực hiện bằng sự hao phí sức làm việc xã hội cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải tiết kiệm sức lao động để với một loại hàng hóa, giá trị của nó sẽ bé hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần để làm ra món hàng đó (giá thị trường của món hàng đó). Chỉ có như vậy thì việc làm ra sản phẩm đó mới đem lại cho bạn những lợi thế về cạnh tranh.
Yêu cầu đặt ra với quy luật giá trị
Trong việc trao đổi hàng hóa thì phải tuân thủ đúng nguyên tắc ngang bằng giá. Tức là bạn sẽ phải đảm bảo bù đắp được các chi phí người làm ra, đảm bảo hoạt động sản xuất đó sinh lời liên tục để tái sản xuất.
Tác động, vận hành quy luật sẽ được thể hiện qua sự vận động của giá hàng hóa. Bởi giá trị chính là tiền đề của giá cả, giá cả thể hiện bằng tiền của giá trị. Cũng chính vì thế mà nó nên phụ thuộc vào chính giá trị của món hàng đó.
Thị trường sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác như: Sự cạnh tranh, nhu cầu mua, khả năng cung cấp, sức mua của tiền và theo yêu cầu của quy luật giá trị tổng giá cả hàng hóa sau khi bán. Sự tác động tương đối lớn của những yếu tố này đã khiến cho giá cả hàng hóa ở thị trường tách rời giá trị và thay đổi lên xuống quanh trục giá trị.
Những tác động của quy luật giá trị
Có thể nói, các quy luật về giá trị này sẽ có tác động lớn đến sản xuất và lưu thông sản phẩm trên thị trường. Nó thể hiện tác động của mình ở những vấn đề sau:
Điều tiết sản xuất, lưu thông mọi hàng hóa trên thị trường
Điều tiết ở đây được nói đến là chỉ đạo, phân phối yếu tố sản xuất của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất với nhau.
- Nếu như cung nhỏ hơn cầu tức là giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa. Lúc này hàng hóa khi sản xuất ra có lãi, bán rất chạy. Trường hợp giá của hàng hóa lại cao hơn giá trị của nó sẽ khiến cho sản xuất mở rộng để tăng cung và ngược lại.
- Trong trường hợp nếu cung lớn hơn cầu, hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, giá cả bán cũng thấp hơn và giá trị của nó cũng khó bán, không sinh lời. Lúc này người sản xuất sẽ phải ngừng hoặc giảm sản xuất, nếu như giá giảm thì nhu cầu hàng hóa tăng.
- Trong trường hợp cung bằng với cầu, giá cả bằng giá trị, lúc này nền kinh tế được gọi là bão hòa.
👉 Xem thêm: GMP là gì? Tất tần tật những điều cần biết về tiêu chuẩn GMP
Thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, sản xuất hợp lý, tăng năng xuất
Đối với nền kinh tế hàng hóa mỗi cá nhân sản xuất sẽ là một chủ có tính độc lập trong việc sản xuất. Chính sự độc lập này mà hao phí sức lao động của mỗi người là khác nhau.
Nếu một người hao tổn sức lao động cá nhân nhỏ hơn hao hao phí lao động xã hội thì họ có lợi thế và sinh lợi nhuận cao. Nếu như nhà sản xuất có hao phí lao động cá nhân lớn hơn hao phí lao động xã hội thì khả năng cao sẽ thua lỗ.
Để có được lợi thế trong vấn đề cạnh tranh, hạn chế rủi ro phá sản thì doanh nghiệp sẽ phải giảm hao phí lao động cá nhân bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội. Và muốn đạt được điều đó thì buộc các doanh nghiệp phải cải tiến khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Người sản xuất hàng hóa phân hóa thành giàu – nghèo
Những ai có nhiều điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ chuyên môn và kiến thức cao thì sẽ có hao phí lao động cá nhân thấp hơn hao phí lao động xã hội. Cũng từ đó mà họ sẽ có thêm nhiều lợi nhuận và trở nên giàu có, họ sẽ dùng tiền đó để mở rộng quy mô sản xuất của mình.
Ngược lại với người không có lợi thế, điều kiện tốt sẽ trở thành người nghèo trong xã hội. Đặc biệt bạn có thể vận dụng quy luật của giá trị trong nền kinh tế nước ta hiện nay sẽ thấy khá rõ sự phân hóa này.
Vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất – lưu thông hàng hóa như thế nào?
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng hóa
Trong sản xuất hàng hóa thì quy luật giá trị được áp dụng thực hiện đối với 2 vấn đề chính sau đây:
Với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay tại Việt Nam thì các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đều đang cạnh tranh với nhau khá mạnh mẽ. Do đó, để có thể đảm bảo được vị trí của mình cũng như đứng vững ở các vị trí đó, vượt qua được các đối thủ khác thì doanh nghiệp cần phải thực hiện tính toán về vấn đề hiệu quả của hoạt động kinh doanh như thế nào.
Cụ thể, các hiệu quả đó được đánh giá thông qua các hình thức giá trị, giá cả của hàng hóa, lợi nhuận thu được, các khoản chi phí liên quan,… Theo đó, để đảm bảo mang lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp sẽ cần phải làm sao để có thể hạ thấp được các chi phí trong hoạt động sản xuất của mình. Doanh nghiệp có thể hợp lý hóa về quy trình, tiết kiệm các chi phí không cần thiết, gia tăng về năng suất lao động hơn nữa,…
Như vậy, để có thể đảm bảo thực hiện được các vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu và nắm rõ về các quy luật giá trị áp dụng như thế nào trong việc hoạch toán kinh tế. Và rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn luôn thực hiện rất tốt về vấn đề này. Đặc biệt, nhà nước hiện nay đều quyết định cổ phần hóa đa số các doanh nghiệp thuộc nhà nước và chỉ giữ lại một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành liên quan đến an ninh quốc gia.
Do đó, các doanh nghiệp khác đều sẽ chuyển thành mô hình cổ phần, đồng thời sẽ có nhiều chủ sở hữu, nhiều cổ đông làm việc vì lợi ích chung. Chính vì vậy mà việc áp dụng đúng đắn các quy luật giá trị trong vấn đề hoạch toán kinh tế là điều hết sức cần thiết, quan trọng cho các doanh nghiệp hiện nay, nhất là các doanh nghiệp với mô hình cổ phần.
Với việc hình thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất
Nước ta trước đây hoạt động kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp và toàn bộ gái cả của các sản phẩm, loại hàng hóa đều được quyết định bởi Chính phủ. Tuy nhiên, sau giai đoạn đổi mới thì toàn bộ vấn đề liên quan đến giá cả của hàng hóa lại phụ thuộc vào thị trường. Theo đó, nhà nước chủ trương cần phải vận dụng được tối đa các quy luật giá trị vào quá trình sản xuất và định giá thành của sản phẩm khi tung ra thị trường và giá cả phải do chính giá trị của các sản phẩm đó quyết định.
Mặc dù vậy thì xét trên thực tế, giá cả của các mặt hàng trên thị trường hiện nay lại phụ thuộc và chịu tác động khá lớn bởi nhiều yếu tố liên quan khác như là vấn đề cung – cầu của con người, yếu tố cạnh tranh, sức mua của đồng tiền,… Và những vấn đề đó thì không thể nào tuân theo được ý muốn và quyết định của nhà nước được. Thông qua sự điều chỉnh này thì có thể thấy, nhà nước cũng đã và đang phần nào nhận thấy được tầm quan trọng của các quy luật giá trị trong quá trình sản xuất hàng hóa như thế nào?
Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hóa
Bên cạnh quá trình sản xuất thì vấn đề lưu thông hàng hóa cũng cần phải áp dụng theo quy luật giá trị nhất định. Như đã phân tích ở trên, nguyên tắc cho vấn đề trao đổi – lưu thông hàng hóa sẽ cần phải thực hiện theo hình thức ngang giá. Và hàng hóa theo tác động của quy luật giá trị, hàng hóa sẽ được chuyển từ những thị trường có giá cả thấp đến thị trường có giá cao hơn, từ những nơi mà có nguồn cung nhiều đến những nơi có nhu cầu nhiều,… Thông qua đó thì hàng hóa giữa các vùng miền sẽ được phân bố hợp lý, cần đối hơn.
Hiện nay, nhà nước cũng đang vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào vấn đề lưu thông hàng hóa. Cụ thể đó là việc định giá cả của các loại sản phẩm, hàng hóa sát so với giá trị của chúng. Thông qua giá trị sản phẩm để có thể kích thích được về nhu cầu cải tiến kỹ thuật, công tác quản lý.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng không ngừng chủ động thực hiện việc tách giá cả của sản phẩm ra khỏi giá trị của chúng ở những thời kỳ khác nhau. Từ sự chênh lệch giữa 2 yếu tố đó mà thực hiện điều tiết một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa, đồng thời điều chỉnh về mối quan hệ cung – cầu hay hoạt động phân phối hàng hóa giữa các vùng miền.
Như vậy, giá cả được xem là một công cụ kinh tế vô cùng quan trọng, cần thiết đối với việc lên các kế hoạch về vấn đề tiêu dùng xã hội hiện nay mà các doanh nghiệp và nhà nước cần phải hết sức quan tâm, chú ý.
Trên đây chính là những chia sẻ của JobsGO về quy luật về giá trị trong sản xuất, lưu thông. Rất hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra được giải pháp vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên sản xuất
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)