Quy định về độ tuổi làm việc tại Việt Nam như thế nào?

Đánh giá post

Luật pháp Việt Nam quy định về độ tuổi làm việc rõ ràng, để doanh nghiệp và người lao động nắm được và áp dụng trong công việc. Những thông tin cần thiết nhất về quy định này sẽ được Jobsgo chia sẻ với bạn trong bài viết dưới đây.

Quy định về độ tuổi làm việc của người lao động 

Độ tuổi làm việc của người lao động được quy định là từ đủ 15 tuổi trở lên
Độ tuổi làm việc của người lao động được quy định là từ đủ 15 tuổi trở lên

Lao động là người trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, thông qua việc ký kết hợp đồng thỏa thuận với công ty, người sử dụng lao động. 

Luật lao động quy định về độ tuổi làm việc của người lao động là phải từ đủ 15 tuổi trở lên. Đối với người trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, khi ký kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của người giám hộ như cha, mẹ hay cá nhân khác đại diện theo pháp luật của người lao động. Bộ luật lao động điều 163 cũng quy định rõ ràng về thời gian làm việc của lao động vị thành niên, từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

👉 Xem thêm: [Cập nhật] Quy định làm thêm giờ mới nhất người lao động cần biết

Quy định về độ tuổi lao động nam và nữ

Tuổi nghỉ hưu của lao động

Lao động nam và lao động nữ được quy định về độ tuổi làm việc có sự khác biệt nhau được quy định rõ ràng trong Luật lao động 2013. Cụ thể, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được quy định như sau:

  • Lao động nam làm việc trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 tuổi.
  • Lao động nữ làm việc trong độ tuổi lao động từ 15 – 55 tuổi.

Mới đây, Bộ luật lao động năm 2019 có những quy định mới về độ tuổi làm việc của người lao động. Trong điều kiện làm việc bình thường, lao động nam sẽ làm việc cho đến khi đủ 62 tuổi áp dụng vào năm 2028 và lao động nữ làm việc tới đủ 60 tuổi vào năm 2035 sẽ được nghỉ hưu. 

Lao động nữ có độ tuổi lao động từ 15 - 55 tuổi, tăng lên 60 tuổi vào năm 2035
Lao động nữ có độ tuổi lao động từ 15 – 55 tuổi, tăng lên 60 tuổi vào năm 2035

Quy định này tăng lên được cho là hợp lý với tình hình xã hội mới tại nước ta. So với mặt bằng của nhiều nước trên thế giới, độ tuổi nghỉ hưu của lao động Việt Nam vẫn là thấp. Việc tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động là tận dụng được nguồn lực cho xã hội. 

👉 Xem thêm: Những điều luật sẽ bảo vệ bạn khi bắt đầu công việc đầu tiên

Quy định về tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Quy định về tuổi lao động và tuổi nghỉ hưu có thể thay đổi, thấp hơn không quá 5 năm so với quy định chung với các trường hợp: 

  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Người lao động làm việc ở các vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn với thời gian từ đủ 15 năm trở lên.
  • Người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại được quy định trong danh mục của Bộ lao động – Thương binh và xã hội ban hành trong thời gian tối thiểu là 15 năm.
  • Người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

    Người lao động làm việc các công việc nặng nhọc, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm hơn
    Người lao động làm việc các công việc nặng nhọc, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm hơn

 Quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn

Đối với các trường hợp đặc biệt, người lao động đảm trách các công tác quản lý, lãnh đạo hay người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ có tuổi nghỉ hưu cao hơn, nhưng không quá 05 năm so với quy định chung về độ tuổi làm việc.

👉 Xem thêm: Nghỉ hưu sớm – Xu hướng hay sở thích lạ của những người trẻ “ham chơi”

Trên đây, Jobsgo đã cung cấp đến bạn những quy định về độ tuổi làm việc của người lao động tại Việt Nam thời điểm hiện nay. Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn trong quá trình tham gia lao động và sử dụng người lao động đúng theo quy định của pháp luật. Hãy đón đọc những bài viết của chúng tôi tại website jobsgo.vn để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: