1. Nói đúng và Viết trúng
- Nói đúng: Đúng sự thật, có bằng chứng, nói có sách, mách có chứng. Nên đưa ra ít nhất 03 trường hợp cụ thể rồi hãy kết luận.
- Viết trúng: Đúng mong đợi. Thể hiện được kết quả, giải pháp kèm theo chứ không chỉ là nêu ra, đưa ra vấn đề.
2. Nói đủ và Viết gọn
- Nói đủ: Đầy đủ ý, đúng bố cục và nội dung cần nói. Đủ nhưng không dài, lan man.
- Viết gọn: Tập trung vào ý chính, không sa đà vào kể lể. Nội dung ngắn gọn, súc tích, email cần đúng format, trau chuốt và hợp quy chuẩn.
3. Nghe nhiều hơn nói, hãy tập viết
- Chúng ta chỉ có 2 tai và chỉ 1 cái miệng. Tập lắng nghe theo chiều sâu, đa chiều và kể cả chiều rộng để có góc nhìn bao quát, toàn diện.
- Tập viết: viết không khó nhưng đúng và hay thì không dễ. Viết theo trải nghiệm là tốt nhất, nói về mình và sự thật là dễ nói nhất.
4. Quan sát để nói, lắng nghe để viết
- Khi nói: nên học cách quan sát để hiểu bối cảnh xung quanh, nhìn mặt để nói chuyện, chú ý không khí và bối cảnh xung quanh chứ không phải thao thao bất tuyệt.
- Nghe sâu để viết: Lắng nghe bên trong chính mình để viết một cách trung thực, kể cả trung thực với bản thân.
5. Nói và viết đều thể hiện văn hoá của cá nhân, nhất là trong môi trường công sở. Vì vậy hãy cẩn trọng và không ngừng học hỏi, hoàn thiện.
Điều quan trọng đôi khi không phải đúng hoặc sai mà là lập trường của bạn là gì? Bạn đứng trên góc nhìn của ai hoặc tại sao bạn lại có quan điểm như vậy. Những trải nghiệm đã qua của bạn là gì… đều ảnh hưởng đến quá trình Nói và Viết của bạn.
Môi trường công sở là môi trường nhạy cảm. Là nơi chúng ta dành nhiều thời gian nhất. Vì thế, hãy giao tiếp hiệu quả nên đặt ưu tiên lên hàng đầu. Trong đó, NÓI và VIẾT là một trong những yếu tố quan trọng.
Chúc mọi người thành công và ngày mới nhiều niềm vui.
Tác giả: Bùi Đoàn Chung
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)