Nhậm chức là gì? Lời khuyên cho bạn khi mới nhậm chức

Đánh giá post

Được thăng chức là niềm vui với bất kỳ ai khi thành tích của mình được công nhận và được cất nhắc lên vị trí mới. Tuy nhiên, ngay sau lễ nhậm chức, bạn hẳn sẽ lo lắng không biết mình cần làm gì để hoàn thành công việc trên cương vị mới và đạt được sự công nhận của mọi người. Bài viết này sẽ làm rõ nhậm chức là gì và đưa cho bạn những lời khuyên để thành công với vị trí mới.

Nhậm chức là gì?

Nhậm chức là gì?
Nhậm chức là gì?

Nhậm chức là một động từ gốc Hán Việt, thể hiện việc được bổ nhiệm để đảm nhận một chức vụ được cấp trên giao phó. Nhậm chức xảy ra khi thay đổi cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo trong cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền hay các chức vụ quản lý, lãnh đạo ở trong các doanh nghiệp.

Lời khuyên cho bạn khi mới nhậm chức

Nhậm chức chỉ đơn giản nói đến là việc thăng chức, chuyển từ vị trí làm việc cũ sang một vị trí làm việc mới. Tuy nhiên, để đảm trách một công việc mới mang tính lãnh đạo và quản lý, thì không phải ai cũng ngay lập tức làm tốt được. Đặc biệt với những người quản lý trẻ tuổi được bổ nhiệm, còn thiếu kinh nghiệm và những kỹ năng lãnh đạo sẽ rất lo lắng và không đủ tự tin để lãnh đạo đội ngũ nhân viên và điều hành công việc.

Sau đây là những lời khuyên giúp các nhà quản lý sớm vượt qua những khó khăn ban đầu để thành công với cương vị mới:

Sẵn sàng đối diện với khó khăn, thách thức

Sẵn sàng đối diện với khó khăn, thách thức
Sẵn sàng đối diện với khó khăn, thách thức

Người có chức vị cao sẽ phải chịu trách nhiệm và những áp lực lớn hơn:

  • Áp lực trong công việc: Ở vị trí nhân viên, bạn chỉ cần hoàn thành những công việc mang tính chuyên môn. Nhưng khi làm quản lý, lãnh đạo còn cần phải nhận chỉ đạo của cấp trên và sắp xếp công việc cho đội ngũ nhân viên cấp dưới để toàn bộ team hoạt động tốt mang lại hiệu quả cao. Thời gian đầu, có lẽ bạn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết cách cân đối và sắp đặt công việc cho đội nhóm. Nhưng đừng quá lo lắng, chỉ cần nỗ lực hết mình, biết cách quản lý, sắp xếp khoa học chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả xứng đáng.
  • Áp lực về tâm lý: Nhân viên cấp dưới có thể chưa phục bạn ngay từ khi được bổ nhiệm. Tuy nhiên, đừng quan tâm đến những điều tiếng không hay, hãy tự mình chứng minh năng lực để mọi người đều công nhận quyết định thăng chức là xứng đáng. 

👉 Xem thêm: Công nhân viên chức là gì? Nên hay không nên làm?

Không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân

Không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân
Không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân

Được thăng chức và chịu trách nhiệm lớn hơn với công việc, nhà quản lý cần  trau dồi những kiến thức và kỹ năng để hoàn thiện mình. Bạn nên tham gia các khóa học bổ trợ để rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quản lý nhân sự, đội nhóm. Ngoài ra, việc học hỏi thực tế từ chính cấp trên, các đồng nghiệp và những nhân viên cấp dưới sẽ vô cùng hữu ích.

Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp

Một người quản lý, nhà lãnh đạo phải có phong cách làm việc chuyên nghiệp để cấp trên tín nhiệm và cấp dưới nể phục. Phong cách làm việc chuyên nghiệp thể hiện ở:

  • Kỹ năng giao việc đúng theo năng lực: Nhà lãnh đạo thành công không phải là người giỏi chuyên môn ở mọi mặt, mà ở khả năng giao việc đúng với năng lực của nhân viên. Hiểu về ưu điểm của đội ngũ nhân sự mà mình quản lý và sắp xếp công việc phù hợp, là cách nâng cao hiệu suất làm việc hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý sẽ giúp cho từng nhân viên có cơ hội phát huy năng lực chuyên môn, từ đó sẽ kính nể bạn với tư cách là người lãnh đạo.
  • Trao đổi và lắng nghe nhân viên: Nhà lãnh đạo, đặc biệt là những nhà lãnh đạo trẻ tuổi, trong công việc cần thường xuyên trao đổi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các nhân viên. Những cuộc nói chuyện cởi mở giữa nhân viên và người quản lý, lãnh đạo sẽ tìm ra được những bất cập, khó khăn trong công việc để đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm đạt được mục tiêu chung.
  • Công bằng trong thưởng, phạt: Nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp, công bằng trong việc thưởng phạt giúp “sếp mới” được nhân viên nể phục. Hãy dành lời khen và phần thưởng xứng đáng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc. Ngược lại cũng nghiêm khắc phê bình và có những biện pháp “răn đe” đối với những nhân viên gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Vị trí công việc là gì? Những thông tin bổ ích dành cho bạn

Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp
Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp

Gắn kết nhân viên, đồng nghiệp với nhau

Muốn tăng được hiệu suất làm việc, thì các nhân viên trong đội nhóm phải thật sự đoàn kết trong công việc. Người lãnh đạo cần sắp xếp công việc công bằng và xây dựng sự gắn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên. Nắm bắt tình hình làm việc của các nhân sự và xóa bỏ những khoảng cách, các hiềm khích để tăng sức mạnh đoàn kết làm tăng hiệu quả trong công việc. 

Bài viết trên đây, Jobsgo đã chia sẻ với bạn nhậm chức là gì và gợi ý những kỹ năng và phẩm chất mà người lãnh đạo nên có. Mong rằng bạn sẽ thành công trong cương vị mới, nhận được sự nể phục của nhân viên cấp dưới và tín nhiệm của cấp trên. Đừng quên theo dõi website jobsgo.vn để đón đọc những thông tin hữu ích về nghề nghiệp bạn nhé.

👉 Xem thêm: Leader là gì? Các yếu tố một Leader cần có

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: