Nghề Môi Giới Bất Động Sản: Dễ Giàu Nhưng Không Dễ Làm

4.6/5 - (36 votes)

Chỉ 5% người hành nghề đạt được thành công nhưng rất nhiều người vẫn vô cùng thích thú, muốn bước chân vào nghề bất động sản. Bởi họ nghĩ nghề này mang lại cơ hội việc làm, thu nhập khủng. Vậy nghề môi giới bất động sản là gì? Đây có thực sự là nghề dễ giúp con người ta trở nên giàu có? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Nghề Môi Giới Bất Động Sản Là Gì?

Nghề môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản (Luật kinh doanh bất động sản 2014).

Nghề bất động sản là gì?
Nghề bất động sản là gì?

Hiện nay, nhân viên môi giới bất động sản là đội ngũ rất quan trọng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Họ là người sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng lựa chọn căn nhà, mảnh đất phù hợp với nhu cầu, tài chính, đồng thời cũng giúp người bán bán được với mức giá tốt nhất. Hầu hết các thủ tục, giấy tờ giao dịch bất động sản đều do các nhân viên môi giới bất động sản thực hiện.

>> Tìm hiểu thêm: Kinh doanh bất động sản là gì?

2. Nghề Môi Giới Bất Động Sản Là Làm Gì?

Nghề môi giới bất động sản làm gì? Thực tế, công việc của những người làm nghề này cũng khá nhiều như:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Cung cấp thông tin các dự án, chính sách khuyến mại, tư vấn mua – bán nhà đất, đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp lý, hỗ trợ khách hàng các thủ tục ký kết hợp đồng.
  • Duy trì quan hệ với khách hàng
  • Nghiên cứu, cập nhật tình hình bất động sản.
  • Thực hiện các hoạt động định giá, đấu giá bất động sản.
  • Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của ban giám đốc.

Đây là những công việc chính của nhân viên môi giới bất động sản. Tùy theo từng doanh nghiệp, mảng hoạt động của mỗi người mà có những nhiệm vụ, yêu cầu khác nhau.

>> Tìm hiểu thêm: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

3. 2 Mặt Của Nghề Môi Giới Bất Động Sản

2 Mặt Của Nghề Môi Giới Bất Động Sản
2 Mặt Của Nghề Môi Giới Bất Động Sản

3.1. Cơ Hội Khi Làm Nghề Môi Giới Bất Động Sản

Thực tế, không có bất kỳ quy định nào về đối tượng được phép/không được phép làm nghề bất động sản. Do đó, ai cũng có thể làm nghề này, miễn là đáp ứng được những yêu cầu, điều kiện về tố chất, kỹ năng hay kiến thức.

Vậy cụ thể những điều kiện cần và đủ để làm nghề môi giới bất động sản là gì? Tiếp tục theo dõi nội dung ở phần sau bạn nhé.

>>>Xem thêm: Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?

3.2. Khó Khăn Của Nghề Môi Giới Bất Động Sản

  • Nhập thì dễ, trụ thì khó

Nghề môi giới bất động sản có đầu vào khá dễ dàng, thu hút nhiều người mới tham gia. Tuy nhiên, để trụ lại và phát triển lâu dài trong ngành lại là một thách thức lớn. Nghề này đòi hỏi sự kiên trì, kỹ năng, kiến thức sâu rộng về thị trường để có thể thành công.

  • Vòng đời ngắn

Môi giới bất động sản thường có vòng đời ngắn. Theo thống kê, có khoảng 80% nhân sự sẽ chọn một công ty khác hoặc thậm chí là ngành nghề khác chỉ sau một năm làm việc. Áp lực công việc, yêu cầu doanh số cao và môi trường cạnh tranh khốc liệt là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

  • “Cắt máu” để tranh khách

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, môi giới bất động sản thường phải giảm giá dịch vụ hoặc “cắt máu” hoa hồng để thu hút khách hàng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân mà còn tạo ra không khí làm việc thiếu lành mạnh.

  • Lương thấp, thu nhập không ổn định

Mức lương cơ bản của môi giới bất động sản thường không cao, thu nhập chính của nghề này phụ thuộc vào hoa hồng từ việc bán hoặc cho thuê bất động sản. Trong những giai đoạn thị trường khó khăn, khi giao dịch ít đi, thu nhập có thể không đủ để trang trải cuộc sống. Điều này tạo ra áp lực tài chính lớn và làm giảm sự hấp dẫn của nghề.

  • Phải nỗ lực rất nhiều

Để thành công trong nghề môi giới bất động sản, mỗi cá nhân phải nỗ lực không ngừng nghỉ, từ việc tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường đến việc đàm phán và chốt giao dịch. Công việc này đòi hỏi tính kiên nhẫn, khả năng giao tiếp tốt và khả năng chịu áp lực cao. Những ai không có đủ đam mê và sự kiên định sẽ khó lòng vượt qua được những thách thức này.

4. Ai Đủ Điều Kiện Để Làm Nghề Môi Giới Bất Động Sản?

Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023, từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Đầu tiên, cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Chứng chỉ này chứng minh rằng cá nhân đã qua đào tạo, có đủ kỹ năng, kiến thức môi giới bất động sản để hành nghề một cách chuyên nghiệp, hợp pháp.

Bên cạnh đó, người làm nghề môi giới bất động sản phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản hoặc một sàn giao dịch bất động sản. Điều này đảm bảo rằng hoạt động môi giới bất động sản được thực hiện trong một môi trường chuyên nghiệp, có sự giám sát và quản lý chặt chẽ. Đồng thời, nó giúp nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực bất động sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và các bên liên quan.

Chứng chỉ môi giới bất động sản
Chứng chỉ môi giới bất động sản

5. Tố Chất Cần Có Của Người Làm Môi Giới Bất Động Sản

5.1. Nhạy Bén Trước Xu Hướng Thị Trường

Người làm môi giới bất động sản cần có sự nhạy bén để nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường. Điều này giúp bạn đưa ra dự đoán chính xác về sự biến động của giá cả, nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Nhờ vào sự nhạy bén này, bạn có thể tư vấn, hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, mang lại lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro.

5.2. Giao Tiếp Khéo Léo

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với môi giới bất động sản. Bạn cần biết cách lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho khách hàng. Chưa dừng ở đó, sự khéo léo trong giao tiếp còn giúp bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp.

5.3. Sự Tỉ Mỉ Và Chi Tiết

Người làm môi giới bất động sản phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong các giao dịch và hợp đồng. Sự tỉ mỉ và chi tiết giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có, đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Tố chất này cũng giúp bạn dễ dàng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả.

5.4. Kiên Trì, Không Ngại Khó Khăn

Môi giới bất động sản là một nghề đầy thử thách, yêu cầu sự kiên trì và không ngại khó khăn. Khi làm trong lĩnh vực này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp và áp lực từ khách hàng, thị trường và cả đối thủ cạnh tranh. Sự kiên trì giúp bạn vượt qua trở ngại và đạt được thành công trong công việc, đồng thời tạo nên sự khác biệt và trở nên nổi bật trong ngành.

5.5. Trung Thực

Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người làm môi giới bất động sản. Bạn cần minh bạch và rõ ràng trong mọi giao dịch, từ việc cung cấp thông tin đến việc thương lượng giá cả. Sự trung thực giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.

Môi giới BĐS cần giao tiếp khéo léo nhưng cũng không được thiếu đi sự trung thực
Môi giới BĐS cần giao tiếp khéo léo nhưng cũng không được thiếu đi sự trung thực

6. Bí Quyết Môi Giới Bất Động Sản Thành Công

6.1. Nắm Vững Kiến Thức, Xu Hướng Thị Trường

Để thành công trong lĩnh vực môi giới bất động sản, việc nắm vững kiến thức chuyên môn và xu hướng thị trường là điều không thể thiếu. Một môi giới chuyên nghiệp luôn cập nhật thông tin mới nhất về thị trường, luật pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản. Kiến thức sâu rộng giúp bạn tư vấn chính xác và hiệu quả, đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh khi hành nghề.

6.2. Biết Cách Xác Định Khách Hàng Tiềm Năng

Khả năng xác định, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng là bí quyết quan trọng giúp môi giới bất động sản thành công. Bạn cần phân tích và hiểu rõ nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính của từng nhóm khách hàng. Nhờ vào điều này, bạn có thể đưa ra phương án tiếp cận khách hàng phù hợp, tăng khả năng thành công của các giao dịch.

6.3. Biết Cách Xây Dựng, Duy Trì Mối Quan Hệ

Ở Việt Nam, kinh doanh bất động sản thường dựa trên mối quan hệ và tin tưởng. Vì thế, các mối quan hệ là mấu chốt làm nên sự thành công của nhân viên môi giới. Tuy nhiên đây là một thách thức lớn, đòi hỏi bạn phải có sự khôn khéo và luôn tìm kiếm.

6.4. Không Ngừng Học Hỏi, Cập Nhật Thông Tin Mới

Thị trường bất động sản luôn biến động và thay đổi, do đó, môi giới cần không ngừng học hỏi và cập nhật thông tin mới. Việc tham gia các khóa học môi giới bất động sản, hội thảo và nghiên cứu thị trường thường xuyên giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng. Việc chủ động học hỏi không ngừng không chỉ giúp bạn thích ứng nhanh chóng với những thay đổi mà còn tạo ra cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.

6.5. Làm Việc Chăm Chỉ

Làm việc chăm chỉ là bí quyết không thể thiếu để đạt được thành công trong nghề môi giới bất động sản. Sự nỗ lực và cống hiến không ngừng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đối tác. Tinh thần làm việc chăm chỉ cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết của bạn đối với nghề.

Thành công bắt nguồn từ sự chăm chỉ
Thành công bắt nguồn từ sự chăm chỉ

7. Lương Môi Giới Bất Động Sản Tính Thế Nào?

Lương của môi giới bất động sản thường bao gồm hai phần chính: lương cơ bản và hoa hồng từ các giao dịch. Dưới đây là chi tiết về cách tính lương của môi giới bất động sản:

  • Lương cơ bản: Lương cơ bản là khoản tiền cố định mà môi giới nhận được hàng tháng. Số tiền này có thể thay đổi tùy thuộc vào công ty và vị trí làm việc. Đối với các môi giới làm việc tại các công ty lớn hoặc có kinh nghiệm lâu năm, lương cơ bản có thể cao hơn so với những người mới bắt đầu.
  • Hoa hồng từ giao dịch: Hoa hồng là phần thu nhập chính của môi giới bất động sản và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Hoa hồng được tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị giao dịch. Tỷ lệ này thường dao động từ 1% đến 4% tùy thuộc vào dự án. Trong một số trường hợp, hoa hồng có thể được phân chia giữa môi giới và công ty. Ví dụ, nếu hoa hồng từ giao dịch là 40 triệu đồng và tỷ lệ phân chia giữa môi giới và công ty là 50/50, thì môi giới sẽ nhận được 20 triệu đồng/giao dịch thành công.
  • Các khoản thưởng khác: Ngoài lương cơ bản và hoa hồng, môi giới bất động sản có thể nhận được các khoản thưởng khác như thưởng theo hiệu suất, thưởng cuối năm, hoặc thưởng từ các chiến dịch bán hàng đặc biệt. Các khoản thưởng này thường được quy định cụ thể trong chính sách của chủ đầu tư hoặc công ty.

Dù là nghề nào cũng tồn tại hai mặt. Cách duy nhất để bạn vượt qua thử thách là luôn giữ tâm huyết với nghề. Chỉ khi vượt qua chướng ngại vật thì thành công đạt được mới là quý giá. Cơ hội việc làm nghề môi giới bất động sản luôn rộng mở với thu nhập cao. Nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm lớn. Hãy chọn việc làm vì bạn đam mê, bạn thực sự hiểu nó. Chứ không phải vì những con số hay vẻ hào nhoáng bên ngoài.

Câu hỏi thường gặp

1. Môi giới bất động sản có phải cò đất?

Tại Việt Nam, nghề bất động sản mang tính tự phát, vì vậy mà thường bị hiểu nhầm thành cò đất và không quá được coi trọng. Tuy nhiên, thực tế thì các cò đất sẽ hay sử dụng mánh khóe để làm ăn, bán hàng, còn với người môi giới bất động sản thì sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết của mình để đánh giá thị trường, tư vấn cho khách hàng. 2 công việc này hoàn toàn khác nhau.

2. Có Nên Làm Môi Giới Bất Động Sản Không?

Nghề môi giới bất động sản là lựa chọn công việc tốt; có thể mang lại cho bạn thu nhập khủng, đặc biệt là khi bạn có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì và khả năng chịu áp lực cao. Nếu bạn yêu thích sự ổn định, muốn có nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng, hãy tìm kiếm một công việc văn phòng khác.

3. Học Chứng Chỉ Môi Giới Bất Động Sản Ở Đâu?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị đang tổ chức đào tạo chứng chỉ môi giới bất động sản với mức chi phí từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/khóa. Bạn có thể tham khảo một số khóa học được tổ chức bởi:

  • Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Nghiên cứu Khoa học lãnh đạo và Quản trị doanh nghiệp
  • batdongsan.com.vn
  • Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xây dựng
  • Viện đào tạo và phát triển khoa học xây dựng

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: