Nghề cơ khí là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì

5/5 - (1 vote)

Cơ khí là ngành kỹ thuật then chốt cho sự phát triển ngành công nghiệp của đất nước. Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành cơ khí ngày càng tăng lên. Vậy học nghề cơ khí ra làm gì? Học cơ khí trường nào chất lượng nhất? Tìm việc làm cơ khí ở đâu? Mức lương ngành cơ khí là bao nhiêu? Câu trả lời cho những thắc mắc này đều có trong bài viết dưới đây.

Ngành cơ khí là gì?

Cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao, phục vụ đời sống và quá trình sản xuất, cung cấp công cụ, máy móc, các thiết bị cho các ngành khác.

nghề cơ khí
Nghề cơ khí là gì?

Chương trình đào tạo nghề cơ khí cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc tính toán, thiết kế, phân tích kỹ thuật và chế tạo các máy/thiết bị cơ khí trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, các bạn còn có thêm nhiều kỹ năng thực hành, kỹ thuật khác để đảm đương công việc của người kỹ sư cơ khí.

Các kiến thức chuyên môn của ngành cơ khí mà sinh viên sẽ được học có thể kể đến như:

  • Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu.
  • Nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, đồ án chi tiết máy.
  • Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử.
  • Công nghệ kim loại, kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng.
  • Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính.
  • Điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số. Công nghệ CAD/CAM/CNC,…

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí như thế nào?

Cơ hội việc làm cho sinh viên tìm việc làm cơ khí vẫn luôn vô cùng rộng mở. Thật vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí trên các trang web tuyển dụng như JobsGO, Việc làm 24h, Tìm việc nhanh hay Vietnamworks,… đều nằm trong top đầu.

Cụ thể, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,…, các khu công nghiệp ngày càng phát triển. Chính vì thế, nhu cầu tìm kiếm đội ngũ kỹ sư lành nghề, có chuyên môn nghiệp vụ luôn ở mức rất cao.

Hay tại thị trường tuyển dụng miền Bắc, các công ty cơ khí trực thuộc khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng hay Bắc Ninh vẫn luôn tìm kiếm nguồn nhân lực tài năng có thể đáp ứng yêu cầu công việc của họ.

Nghề cơ khí là gì
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí như thế nào?

Tuy nhiên, theo thống kê của Falmi – Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhân sự ngành cơ khí trình độ trung cấp đang chiếm đến 50%. Tiếp đến là nguồn lực có bằng cấp Cao đẳng – Đại học với 30% và 20% còn lại thuộc về lao động phổ thông. Trong thực tế hiện nay, các công ty, doanh nghiệp ngày càng ưu tiên tuyển dụng nhân sự có trình độ, kinh nghiệm. Chính vì thế, để không bị đào thải khỏi ngành, bạn cần chủ động học tập, rèn luyện để năng cao kiến thức cũng như kỹ năng của bản thân.

Học nghề cơ khí ra làm gì?

Nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu nhân lực cho ngành cơ khí luôn tăng cao. Theo Báo cáo Thị trường lao động năm 2021 – Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2022 tại TP.HCM, ngành cơ khí tăng mạnh, tập trung ở các vị trí việc làm như:

  • Kỹ sư cơ khí
  • Công nhân hàn
  • Kỹ sư vận hành máy tiện
  • Thợ phụ inox
  • Kỹ sư tự động hóa
  • Nhân viên gia công cơ khí
  • Thiết kế cơ khí

Chính vì thế, các bạn không cần lo lắng về cơ hội việc làm nếu lựa chọn ngành cơ khí để theo học và gắn bó làm việc sau này.

Môi trường làm việc của sinh viên cơ khí

Nghề cơ khí là làm gì
Môi trường làm việc của kỹ sư nghề cơ khí

Nhìn chung, môi trường làm việc của nghề cơ khí sẽ có một vài đặc điểm cụ thể sau:

  • Đối với các vị trí sản xuất hay bảo dưỡng thiết bị, bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với các máy móc, thiết bị.
  • Khi đảm nhiệm công việc chuyên về thiết kế, môi trường làm việc của bạn thường là phòng kỹ thuật, phòng dự án,… vô cùng sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi.
  • Tham gia vào lĩnh vực cơ khí, làm việc nhóm hay theo tổ, ca kíp là điều rất cần thiết.

Tố chất cần có của kỹ sư cơ khí

Để có thể phát triển trong ngành này, một kỹ sư cơ khí cần có những tố chất sau:

  • Đam mê với ngành với công việc lựa chọn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn trong công việc.
  • Tư duy sáng tạo và khả năng logic.
  • Có một nền tảng sức khỏe tốt để có thể đáp ứng được những đòi hỏi khắc nghiệt của ngành.
  • Có sự khả năng quan sát nhạy bén.
  • Có khả năng phản ứng và xử lý nhanh những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến nghề cơ khí

Chắc hẳn, các bạn có không ít băn khoăn, thắc mắc xoay quanh nghề cơ khí. Hiểu được điều đó, dưới đây là giải đáp về một số câu hỏi phổ biến về lĩnh vực này mà bạn có thể tham khảo.

Nghề cơ khí có nguy hiểm không?

Giới thiệu về nghề cơ khí
Ngành cơ khí có nguy hiểm không?

Nghề cơ khí có thể coi là một trong những công việc tương đối nguy hiểm. Đặc biệt là với các vị trí thợ lắp ráp, thợ hàn xì,… phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các máy móc nguy hiểm như máy cắt, máy hàn thì rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy nên, nếu tham gia vào ngành này, bạn cần hết sức cẩn thận để hạn chế tối đa những đáng tiếc có thể xảy ra.

Nghề cơ khí có độc hại không?

Đối với ngành cơ khí, tùy thuộc vào vị trí làm việc mà môi trường có thể độc hại hoặc không. Cụ thể, nếu bạn đảm nhiệm vị trí kỹ sư cơ khí chế tạo máy với công việc chủ yếu là thiết kế các bản vẽ thì không gian làm việc chủ yếu là ở văn phòng sạch đẹp, tiện nghi. Tuy nhiên, có một số công việc cơ khí phải làm việc trong một môi trường tương đối độc hại như:

  • Thợ hàn: tiếp xúc thường xuyên, liên tục với khói kim loại bốc cháy cũng như ánh sáng hàn dễ gây đau, sưng mắt và viêm da,…
  • Thợ sơn: tiếp xúc lâu trong không gian nồng nặc mùi sơn có thể gây ngộ độc.

Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bản thân trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi làm việc ở những vị trí đặc thù kể trên.

>>> Tìm hiểu thêm: Ngành cơ khí động lực là gì?

Học cơ khí lương cao không?

Theo khảo sát và thống kê từ tin tuyển dụng trên website jobsgo.vn, mức lương của nhân viên ngành cơ khí phụ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và vị trí làm việc. Cụ thể là:

  • Công nhân cơ khí có mức lương phổ biến từ 6 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên/ thợ cơ khí có khoảng lương phổ biến từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư cơ khí có mức lương dao động từ 9 đến 17 triệu đồng/tháng.
  • Giám sát/ quản lý sản xuất cơ khí có mức lương cao nhất từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Mức lương phổ biến của thợ cơ khí mới ra trường, ít kinh nghiệm là 5 – 7 triệu đồng/tháng. Đối với những kỹ sư cơ khí có tay nghề chuyên môn, mức lương có thể dao động từ 8– 24 triệu đồng/ tháng (Theo Salaryexplorer)

làm nghề cơ khí
Học cơ khí lương cao không?

Trên đây, JobsGO đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về nghề cơ khí; đồng thời giúp bạn trả lời cho câu hỏi “học cơ khí ở đâu?”, “học cơ khí ra làm gì?”. Mong rằng điều này có thể giúp bạn xác định được định hướng tương lai của bản thân với nghề cơ khí.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: