Ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới chắc hẳn bạn sẽ có phần hồi hộp, lo lắng. Không biết công ty mới có tốt không, sếp có dễ tính không, đồng nghiệp có thân thiện hòa đồng hay không…? Đừng quá lo lắng, nắm vững được 20+ lời khuyên hữu ích sau đây, cuộc sống công sở của bạn sẽ thoải mái rất nhiều.
Mục lục
- Lý do ngày đầu tiên đi làm rất quan trọng
- Chuẩn bị những gì cho ngày đầu đi làm?
- Tìm hiểu về công ty và cấp trên
- Tìm hiểu về công việc cần làm
- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
- Trang phục phù hợp
- Đọc kỹ tài liệu công việc
- Đến sớm và về muộn hơn một chút
- Hãy thân thiện, đừng cô lập bản thân vì “ngại”
- Ăn trưa cùng đồng nghiệp
- Trò chuyện trực tiếp với cấp trên
- Không ngại đưa ra câu hỏi
- Chuẩn bị bài phát biểu giới thiệu bản thân
- Quan sát tỉ mỉ môi trường xung quanh
- Chú ý điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể
- Ngày đầu nhận việc – Có năng lượng tích cực
- Tác phong chuyên nghiệp
- Ngày đầu tiên đi làm nên làm gì? – Luôn chân thật
- Những điều tuyệt đối không nên trong ngày đầu tiên đi làm
Lý do ngày đầu tiên đi làm rất quan trọng
Vào ngày đầu tiên, bạn sẽ học được nhiều điều để thực hiện tốt công việc của mình, chẳng hạn như:
- Vị trí ngồi;
- Quy trình làm việc;
- Sản phẩm/ dịch vụ của công ty;
- Gặp gỡ đồng nghiệp mới;
- Làm quen với các khu vực khác nhau của văn phòng và các toàn nhà.
Hơn hết, thái độ, hành vi của bạn trong ngày đầu tiên sẽ góp phần hình thành ấn tượng đầu khó phai trong mắt những người xung quanh. Nếu bạn có một vẻ ngoài chỉn chu, thái độ tích cực, gần gũi; đồng nghiệp sẽ có ấn tượng tốt và muốn gần gũi, làm quen với bạn.
Ngược lại, nếu bạn tỏ ra xa cách, mọi người sẽ không lại gần bạn trong suốt thời gian sau đó. Và rồi, bạn có thể cảm thấy mình bị cô lập, lạc lõng trong văn phòng đông người. Sự cô đơn ấy có thể khiến bạn rời khỏi công ty chỉ sau vài ngày.
Chuẩn bị những gì cho ngày đầu đi làm?
Bạn có thể cảm thấy áp lực về việc phải “tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu tiên đi làm”. Nhưng sự căng thẳng quá mức không những không giúp bạn có trải đầu suôn sẻ hơn mà thậm chí đôi khi nó còn khiến bạn mắc sai lầm.
Chính vì vậy, lời khuyên JobsGO dành cho bạn là chuẩn bị kỹ càng mọi thứ từ trước để loại bỏ nỗi lo về sau.
Dưới đây là những điều bạn “nên” làm.
Tìm hiểu về công ty và cấp trên
Bằng cách tìm hiểu về công ty và cấp trên mới của mình, bạn sẽ biết nên ăn mặc ra sao, nói năng thế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm thông tin để trao đổi với đồng nghiệp nhờ đó thu ngắn khoảng cách cách giữa người mới và người cũ.
Bạn có thể tìm hiểu về công ty và cấp trên bằng nhiều cách:
- Hỏi chuyện HR.
- Tìm hiểu thông tin qua Fanpage, Website, Instagram, Tiktok,… của doanh nghiệp.
Tìm hiểu về công việc cần làm
Có thể bạn đã được HR phổ biến về những việc cần làm trong buổi phỏng vấn, tuy nhiên, thông tin được cung cấp khi đó thường chưa đủ. Vì vậy, bạn nên chủ động xin liên hệ của Leader trực tiếp để hỏi về những gì cần tìm hiểu và chuẩn bị trước khi gia nhập công ty. Bằng cách này, người quản lý có thể đánh giá rằng bạn là một người chủ động, nhiệt tình trong công việc.
>> Tìm hiểu ngay: Chủ động là gì? Chủ động trong công việc là gì?
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Email mời nhận việc thường đi kèm thông tin về những giấy tờ, vật dụng bạn cần mang theo vào ngày nhận việc. Chúng thường bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch.
- Laptop (với những nhân sự muốn sử dụng laptop cá nhân).
Khi được yêu cầu, bạn nên chuẩn bị đủ. Trong trường hợp bạn chưa kịp chuẩn bị hồ sơ, đừng quên báo lại để HR biết nhé!
Ngoài những thiết bị làm việc chính (laptop, điện thoại,…), bạn cũng nên mang theo sổ, bút, giấy note,… để ghi chép thông tin khi được cấp trên, đồng nghiệp hướng dẫn vào ngày đầu tiên.
Trang phục phù hợp
Ấn tượng đầu tiên với 1 người không quen chủ yếu đến từ ngoại hình và cách ăn mặc. Chính vì thế, ở ngày đầu tiên đi làm, bạn hãy chọn cho mình 1 bộ trang phục thật chỉnh chu, lịch sự và phù hợp với phong cách của công ty.
Nếu công ty có đồng phục, hãy sử dụng nó thay vì đồ cá nhân để nổi trội. Điều này sẽ khiến sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp tính chuyên nghiệp của bạn và cũng khiến bạn khó hòa nhập với cộng đồng mới. Còn nếu không quy định đồng phục thì bạn có thể ăn mặc tự do nhưng vẫn cần đảm bảo sự thanh lịch, chỉn chu.
Đọc kỹ tài liệu công việc
Vào ngày đầu tiên đi làm, bạn sẽ được phổ biến về nội quy của công ty cũng như nhận được hợp đồng thử việc. Bạn nên đọc kỹ tất cả các loại tài liệu này để hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân và tránh những sai lầm không đáng có.
Đến sớm và về muộn hơn một chút
Trong những ngày đầu đi làm, bạn hãy thể hiện mình là người nghiêm túc thông qua việc tuân thủ giờ giấc. Bạn nên đến sớm hơn 1 chút để điều chỉnh tâm thái và có thể bắt đầu làm việc ngay khi vào giờ. Khi hết giờ làm, đừng nên là người ra về đầu tiên mà hãy đợi cho đồng nghiệp về trước hãy tiếp bước. Điều này sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong lòng sếp và đồng nghiệp của mình.
>> Tìm hiểu thêm: OT là gì?
Hãy thân thiện, đừng cô lập bản thân vì “ngại”
Sự ngại ngùng sẽ là rào cản khiến bạn khó có thể hòa nhập vào 1 tập thể mới. Trong ngày đầu tiên đi làm, bạn hãy thả lỏng tinh thần, thật thoải mái và tự tin vào bản thân mình. Có thể bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc tiêu cực đến từ phía đồng nghiệp nhưng đừng quá lo lắng vì mọi chuyện rồi sẽ ổn. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, nụ cười rạng rỡ để đối mặt với mọi tình huống.
Ăn trưa cùng đồng nghiệp
Những bữa ăn cùng đồng nghiệp là thời điểm giao lưu làm quen thuận tiện nhất. Lúc này, mọi người có thể tán với nhau về các chủ đề rời xa công việc: Shopping, chuyện nhà cửa, chuyện tình cảm… Điều này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về những đồng nghiệp của mình và ngược lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thời gian này để thám thính tình hình từ các vị tiền bối xem:
- Sếp có dễ tính hay không?
- Trong văn phòng, công ty có điều luật bất thành văn nào hay không?
Thông qua việc nói chuyện với đồng nghiệp, bạn cũng sẽ biết những điều không nên đề cập đến ở công ty.
Trò chuyện trực tiếp với cấp trên
Ngoài việc trò chuyện với đồng nghiệp, khi có cơ hội bạn cũng nên dành thời gian để trao đổi nhiều hơn với cấp trên trực tiếp của mình. Bằng cách nói chuyện với sếp, bạn sẽ hiểu hơn về định hướng, mục tiêu phát triển của công ty nói chung và của team nói riêng. Đây là những thông tin mà không phải nhân viên nào trong công ty cũng có thể hiểu và chia sẻ với bạn.
Không ngại đưa ra câu hỏi
Nếu bạn không hiểu điều gì đó, thay vì đoán già đoán non, bạn nên đặt câu hỏi và nhờ mọi người giúp đỡ một cách lịch sự.
Ví dụ: Nếu người quản lý hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng của công ty và bạn không thực sự hiểu, hãy hỏi thêm. Điều này cho đối phương thấy rằng bạn đam mê công việc mà muốn hoàn thành công việc theo cách chính xác nhất.
Tuy nhiên, đừng hỏi cùng một vấn đề quá nhiều lần. Vì đồng nghiệp, quản lý của bạn có thể đánh giá bạn là người tiếp thu kém hoặc không để tâm vào những gì đã được hướng dẫn.
Chuẩn bị bài phát biểu giới thiệu bản thân
Giới thiệu bản thân với mọi người sẽ là điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện trong ngày đầu tiên đi làm. Không cần quá mức dài dòng, bạn chỉ cần nêu ra vài thông tin ngắn gọn như: Tên, tuổi, vị trí làm việc, công việc phụ trách… Tuy vậy, bạn vẫn nên có sự chuẩn bị để không lúng túng và cũng sẽ giúp bạn dễ dàng bắt chuyện với người khác hơn.
Quan sát tỉ mỉ môi trường xung quanh
Một trong những cách học tập tốt nhất là quan sát người khác. Vì vậy, vào ngày đầu tiên đi làm, bạn nên lắng nghe cuộc trò chuyện của mọi người và quan sát lời nói, hành vi của họ một cách cẩn thận để biết những gì bạn nên nói, nên làm ở nơi làm việc.
Chú ý điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể
Một trong những sai lầm mà mọi người thường mắc phải là thể hiện ra ngoài “ngôn ngữ cơ thể không đẹp”. Chẳng hạn như dùng điện thoại trong giờ làm việc hoặc ngáp; những hành vi này cho thấy bạn đang buồn chán và không trong trạng thái làm việc. Trong khi đó, khi không nhìn vào mắt khi giao tiếp cho thấy bạn không để tâm đến những điều mà đối phương đang trình bày.
Hãy chú ý điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể để tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt nhé!
Ngày đầu nhận việc – Có năng lượng tích cực
Cảm thấy lo lắng trong ngày nhận việc đầu tiên là điều vô cùng bình thường, nhưng điều quan trọng là bạn phải thể hiện ra ngoài một thái độ tích cực, thân thiện. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy hít thở thật sâu để bình tĩnh. Bạn cũng đừng quên nở nụ cười thật tươi và chào hỏi bất cứ ai bạn gặp trong văn phòng.
Khi quản lý, đồng nghiệp bắt chuyện với bạn, bạn hãy trả lời họ theo cách vui vẻ nhất. Bằng cách này, bạn sẽ sớm hòa nhập với tập thể.
Tác phong chuyên nghiệp
Tác phong chuyên nghiệp là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh như:
- Mặc trang phục đúng quy định.
- Đến và rời công ty đúng giờ.
- Phản hồi tin nhắn trong group/ email trong thời gian quy định.
- Tập trung làm việc.
- Sẵn sàng lắng nghe và học hỏi.
Bạn sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm với người xung quanh khi có lời nói, hành vi chuẩn mực.
Ngày đầu tiên đi làm nên làm gì? – Luôn chân thật
Nếu chỉ là ngày 1 ngày 2 thì không sao nhưng bạn sẽ làm việc đây trong thời gian dài nên tốt nhất đừng gò bó tính cách thật của bản thân. Hãy thể hiện con người thật sự của chính mình: Năng động, trầm tính, rụt rè, hài hước… đều được chỉ cần ghi nhớ các giới hạn và mục tiêu chính khi đến công ty là làm việc. Vì chung quy thì tâm thái tốt sẽ giúp cho 1 ngày làm việc của bạn trôi qua 1 cách tốt đẹp hơn nhưng không phải là tất cả. Điều khiến bạn có thể trụ lại công ty, được sếp coi trọng chính là năng lực và khả năng nghiệp vụ của mình.
Những điều tuyệt đối không nên trong ngày đầu tiên đi làm
Bên cạnh những điều nên thực hiện, có những điều bạn cần tránh để không tạo ấn tượng xấu ngay trong ngày đầu tiên đi làm. Cụ thể như sau:
Thích thể hiện mình
Không có gì sai khi bạn tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên gia nhập môi trường làm việc mới, bạn không nên thể hiện quá nhiều. Vì những điều bạn trình bày có thể không phù hợp với mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của công ty.
Thái độ không nghiêm túc
Bạn có thể có đôi chút nghịch ngợm khi giới thiệu bản thân hoặc nói chuyện với đồng nghiệp, nhưng khi bắt tay vào công việc, hãy thể hiện thái độ thật nghiêm túc và cầu tiến. Đừng nói chuyện, mở nhạc lớn, ăn uống, lướt facebook/tiktok (nếu công việc của bạn không liên quan đến những mạng xã hội này)… khi mọi người đang tập trung vào công việc. Bạn cũng không nên lơ là với những nhiệm vụ được giao.
Nói nhiều hơn lắng nghe
Dù trước đó bạn đã “thân kinh bách chiến”, dồi dào kinh nghiệm ở lĩnh vực này như thế nào thì ngày đầu đi làm cũng không phải là thời gian để khoe khoang sự hiểu biết. Bởi điều mà bạn cần làm không chỉ là công việc chuyên môn mà còn là hòa nhập với đồng nghiệp mới, sếp mới.
Chính vì thế, trong ngày đầu đi làm, hãy luôn lắng nghe và ghi nhớ những điều cần thiết. Quan sát và phân tích xem phong cách làm việc và tính cách của sếp, của đồng nghiệp tại nơi đây ra sao. Sau đó, điều chỉnh tâm thái để có thể thích ứng với tập thể mới này.
Đưa ra lời phàn nàn, phán xét
Nếu chẳng may gặp điều gì đó không hài lòng trong ngày đầu tiên đi làm, bạn đừng vội đưa ra những lời phàn nàn, nhận xét. Vì nó chẳng những khiến bạn trở nên tiêu cực trong mắt những người xung quanh mà hơn hết còn vì “tai liền miệng”. Bạn nói ra những điều không hay, bạn sẽ là người đầu tiên nghe những điều ấy và như thế là bạn đang tự bạn kéo tâm trạng của mình xuống dốc.
Đề cập vấn đề ở công ty cũ
Cho dù bạn nói tốt hay nói xấu về “người cũ” thì điều này đều có thể khiến “người mới” cảm thấy không thích. Nếu bạn liên tục nói tốt về công ty cũ thì người nghe có thể cảm thấy bạn đang so sánh và đánh giá thấp công ty mới. Rõ ràng, nếu môi trường hiện tại tốt thì không có lý do gì khiến bạn liên tục nhớ về nơi cũ.
Ngược lại, nếu ngay ngày làm việc đầu tiên bạn đã không ngừng nói xấu công ty cũ thì mọi người có thể đánh giá bạn là một người tiêu cực, không biết cách vượt qua những vấn đề trong quá khứ.
Và cũng không có ai đủ kiên nhẫn để nghe bạn nói mãi về những thứ không liên quan trực tiếp đến họ.
Quá sức khi làm việc
Cố gắng làm việc là tốt, nhưng đừng quên quan tâm đến sức khỏe của mình bạn nhé. Làm việc quá sức sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không có tinh thần vào ngày hôm sau. Không chỉ thế, mọi người chẳng những không cảm thấy bạn chăm chỉ mà còn cho rằng bạn là người không biết sắp xếp công việc một cách hợp lý.
>> Tìm hiểu thêm: Ôm đồm là gì? Dấu hiệu của người ôm đồm công việc
Cố gây sự chú ý với mọi người
Bạn hãy nhớ mục đích lớn nhất khi đi làm là đóng góp sức lao động, chất xám, thời gian để kiếm tiền và thăng tiến trong sự nghiệp chứ không phải để trở thành “người nổi tiếng”. Vì vậy, bạn không cần cố gắng gây chú ý với mọi người. Thay vào đó, vào nên dành thời gian và tâm trí để hoàn thành tốt công việc. Khi bạn đạt được những thành tựu tốt, tự nhiên bạn sẽ được mọi người quan tâm.
Không chịu học hỏi
“Học, học nữa, học mãi”, học không bao giờ là điều thừa thãi. Do đó, khi được hướng dẫn một điều gì đó mới, bạn nên tập trung lắng nghe và ghi nhớ. Ngay cả khi đó là điều bạn đã biết, thì khi nghe người khác nói, bạn vẫn có thể biết thêm cách khía cạnh khác của vấn đề. Liên tục học hỏi từ những người xung quanh chính là cách để chúng ta đạt được thành công.
Ngày đầu tiên đi làm hẳn là sẽ khiến nhiều người hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, chỉ cần chuẩn bị chu toán thì bạn sẽ rất nhanh chóng có thể hòa nhập được với đồng nghiệp và hoàn thành tốt công việc mà mình được giao. Chúc các bạn có ngày đầu đi làm thật nhiều niềm vui!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)