Ngành vật lý kỹ thuật không thiên về khoa học nghiên cứu mà nó là mảng về kỹ thuật nhiều hơn. Ngành này đặc biệt thu hút các bạn nam bởi tính sáng tạo cao. Nếu như bạn cũng đang tìm hiểu về chủ đề này thì hãy đọc bài viết sau của JobsGO.
Mục lục
- 1. Tìm hiểu chung về ngành vật lý kỹ thuật là gì?
- 2. Ngành vật lý kỹ thuật học những gì?
- 3. Ngành vật lý kỹ thuật có được ưa chuộng?
- 4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành vật lý kỹ thuật
- 5. Ngành vật lý kỹ thuật thi khối gì?
- 6. Học vật lý kỹ thuật tại trường nào?
- 7. Học ngành vật lý kỹ thuật ra trường làm gì?
- 8. Mức lương dành cho ngành vật lý kỹ thuật
1. Tìm hiểu chung về ngành vật lý kỹ thuật là gì?
Ngành vật lý kỹ thuật trong tiếng Anh còn được gọi là Engineering Physics. Đây là một ngành chuyên đào tạo về việc vận dụng nguyên lý của vật lý và toán học vào giải thích, giải quyết vấn đề kỹ thuật đang gặp phải.
Ngành kỹ thuật vật lý đào tạo ra những kỹ sư có năng lực chuyên môn giỏi, có kiến thức vững vàng. Không chỉ vậy họ còn có khả năng quản lý, sáng tạo tốt.
2. Ngành vật lý kỹ thuật học những gì?
Đối với người theo học ngành vật lý học sẽ được nhà trường truyền đạt kiến thức về: Vật lý khoa học kỹ thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề. Đồng thời, bạn sẽ được học kiến thức chuyên ngành về:
- Vật liệu điện tử
- Vật lý, công nghệ nano
- Vật lý tin học
- Vật lý và kỹ thuật ánh sáng
- Năng lượng tái tạo
- Phân tích, đo lượng vật lý
- Thực hành, nghiên cứu
>>>Tìm hiểu thêm: Vật lý học là gì?
Một số môn học cốt lõi chuyên ngành như:
- Nhập môn vật lý kỹ thuật
- Kỹ thuật điện
- Vẽ kỹ thuật trên máy tính
- Phương pháp toán cho vật lý
- Kỹ thuật điện tử
- Vật lý chất rắn
- Vật lý thống kê
- …
Các Mô đun tự chọn theo định hướng:
- Mô đun năng lượng tái tạo
- Mô đun quang học, quang điện tử và quang tử
- Mô đun vật liệu điện tử và công nghệ nano
- Mô đun phân tích và đo lường
- Mô đun tự thiết kế
>>>Tìm hiểu thêm: ngành vật lý y khoa
3. Ngành vật lý kỹ thuật có được ưa chuộng?
Hiện tại với ngành vật lý kỹ thuật đang dần mở rộng hơn và khá khan hiếm nhân lực có trình độ cao. Vì thế các bạn khi tốt nghiệp không còn quá lo lắng về việc làm. Bạn có cơ hội làm trong nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài tùy thuộc vào khả năng mỗi người.
Không chỉ vậy, khi theo đuổi ngành này, các bạn còn được trang bị nhiều kiến thức hay có thể áp dụng trực tiếp vào thực tế. Từ đó kích thích sự sáng tạo, đam mê hơn.
Đó chính là những lý do khiến cho ngành vật lý kỹ thuật được yêu thích, nhất là trong những năm gần đây.
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành vật lý kỹ thuật
Để biết xem bản thân có phù hợp với ngành vật lý kỹ thuật không, bạn hãy cân nhắc các tố chất như sau:
- Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề: Đối với bất kỳ một ngành nghề nào cũng yêu cầu biết phân tích và giải quyết mọi vấn đề gặp phải. Nó giúp bạn nắm được các yếu tố và cách xử lý hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, nó giúp bạn giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Từ đó bạn sẽ chủ động và nhạy bén hơn trong việc học.
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin: Nó sẽ giúp bạn hoàn thành mọi nhiệm vụ, có thể phát triển bản thân một cách nhanh chóng.
- Có khả năng tư duy, sáng tạo: Đây chính là một quá trình vận dụng kiến thức đã được học vào việc tìm ra phương án, câu trả lời cho vấn đề nào đó. Kỹ năng này với ngành vật lý kỹ thuật rất quan trọng, nó giúp bạn đưa ra ý tưởng táo bạo, mới mẻ hơn với các phát minh độc đáo.
- Khả năng giao tiếp: Kỹ năng này không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng, câu chuyện một cách trọn vẹn, trơn tru mà còn giúp bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội khác.
- Khả năng làm việc độc lập: Đối với ngành kỹ thuật vật lý, đôi khi bạn sẽ phải làm việc độc lập. Khi có kỹ năng này, hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Đặc biệt trong vấn đề học, tìm hiểu kiến thức bạn sẽ luôn phải thực hiện một mình.
- Yêu thích vật lý: Chắc chắn bạn phải yêu thích và đam mê với ngành này thì mới có thể theo đuổi được. Bởi đây là lĩnh vực khô khan, nhiều kiến thức liên quan đến tính toán, máy móc. Đam mê sẽ thúc đẩy bạn tìm hiểu và thành công.
Ngoài ra, bạn còn phải có các kỹ năng khác như: Làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc, giải quyết vấn đề,…
5. Ngành vật lý kỹ thuật thi khối gì?
Để theo học ngành vật lý kỹ thuật, trước tiên bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển của các trường đại học. Tổ hợp môn thi vào ngành này bao gồm như sau:
- Tổ hợp A00 bao gồm các môn: Toán, Lý, Hóa.
- Tổ hợp A01 bao gồm các môn: Toán, Lý, Anh.
- Tổ hợp A02 bao gồm các môn: Toán, Lý, Sinh.
- Tổ hợp D07 bao gồm các môn: Toán, Hóa, Anh.
6. Học vật lý kỹ thuật tại trường nào?
Đối với ngành vật lý kỹ thuật, bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo và điểm chuẩn của trường. Cụ thể:
Tên trường | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn | ||
Năm 2020 | 2021 | 2022 | ||
Trường đại học Bách Khoa (ĐHQG TPHCM) | A00, A01, A02 | 25.5 | 25.3 | 23.29 |
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội | A00, A01, A02 | 26.18 | 25.64 | 62.01 |
Trường đại học Công Nghệ (ĐHQGHN) | A00, A01, A02 | 25.1 | 25.4 | 23 |
Trường đại học Cần Thơ | A00, A01, A02 | 15 | 24.5 | 23.50 |
Dựa vào điểm của những năm trước bạn sẽ căn được mức học lực của mình ra sao để lựa chọn trường, ngành phù hợp nhất.
7. Học ngành vật lý kỹ thuật ra trường làm gì?
“Ngành vật lý kỹ thuật ra trường làm gì?” vẫn đang là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn, thắc mắc nhất về tương lai của mình.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ làm việc trong các vị trí có liên quan đến kỹ thuật và chuyển giao ứng dụng công nghệ trong các tập đoàn, công ty công nghệ. Cụ thể các vị trí làm việc như sau:
- Làm kỹ sư nghiên cứu: Thực hiện nhiệm vụ phát triển sản phẩm, vận hành thiết bị trong doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước hoặc các cơ sở khám chữa bệnh.
- Làm kỹ sư phân tích: Đảm nhận trong việc viết dự án, chính sách công trình khoa học công nghệ kiêm quản lý các dự án tại doanh nghiệp, cơ quan, bệnh viện thuộc tỉnh, thành phố.
- Tự khởi nghiệp bằng cách xây dựng doanh nghiệp trong ngành: Thiết kế máy công nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người,…
- Làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học,,…
- Làm chuyên viên phân tích: Thực hiện nhiệm vụ về mô phỏng, tính toán số liệu cho các công ty về luật sở hữu trí tuệ.
- Làm chuyên viên quản lý, phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghệ.
Ngoài ra, các bạn còn có thể làm vị trí có liên quan đến sự kết hợp của sinh học và y học, dược, vật lý, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe.
8. Mức lương dành cho ngành vật lý kỹ thuật
- Mức lương đối với sinh viên mới tốt nghiệp, không có hoặc có ít kinh nghiệm rơi vào khoảng 6 – 8.5 triệu/tháng. Đây là khoảng thời gian bạn cần học hỏi, tiếp thu thêm kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng tay nghề. Khi phát huy hết sở trường, chắc chắn bạn sẽ có được thành công.
- Những bạn đã có kinh nghiệm làm khoảng 2 năm, mức lương dao động từ 9-13 triệu/tháng.
- Đối với người làm việc trong các tập đoàn lớn, thu nhập có thể đạt con số 1000 USD/tháng (hơn 23 triệu đồng).
Có thể thấy, ngành vật lý kỹ thuật đang chiếm được khá nhiều thiện cảm từ người học bởi cơ hội làm việc rộng lớn, mức thu nhập ổn định. Hy vọng rằng qua bài viết này của JobsGO bạn đã hiểu hơn về ngành này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)