Bối cảnh kinh tế hội nhập đã tạo nên nhiều triển vọng việc làm cho nhóm ngành kinh doanh nói chung và Kinh doanh thương mại nói riêng. Vậy bản chất ngành Kinh doanh thương mại là gì? Triển vọng ra sao trong năm 2021? Cùng JobsGO tìm câu trả lời ngay sau đây!
Mục lục
1. Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại (tên tiếng Anh: Commercial Business) thuộc khối ngành kinh tế là ngành học đào tạo chuyên sâu các kỹ năng bán hàng, khảo sát hàng hoá, quản lý hàng theo các khâu từ xuất – nhập kho.Với trọng tâm là hoạt động bán hàng, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về quản trị bán buôn – bán lẻ, quản trị kênh phân phối,…
Ngoài óc tư duy và tính toán, học viên theo học ngành thương mại còn cần đến các kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,… để thực chiến tốt các hoạt động thực tiễn trong quá trình học.Chương trình đào tạo Kinh doanh thương mại xoay quanh những môn học về kinh tế, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị, Marketing, kế hoạch kinh doanh và phân tích tài chính.
2. Ngành kinh doanh thương mại học những gì?
Sinh viên theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ được cung cấp những kiến thức liên quan đến kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính… Các kiến thức này được truyền tải thông qua các môn học như:
- Quản lý học
- Marketing căn bản
- Quản trị tài chính
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Luật thương mại
- Kinh tế đối ngoại
- …
Xem thêm: Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Tại sao chọn ngành kinh doanh quốc tế?
3. Phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh
Cùng thuộc nhóm ngành kinh tế và cũng “một chín một mười xét” về độ HOT, Kinh doanh ngành thương mại và quản trị kinh doanh gây nên không ít nhầm lẫn với nhau. Vậy, đặt lên bàn cân với Kinh doanh thương mại thì quản trị kinh doanh là gì? Có điểm gì khác biệt?
Tiêu chí so sánh | Quản trị kinh doanh | Kinh doanh thương mại |
Đối tượng nghiên cứu | Bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Chuyên sâu hơn về hoạt động bán. |
Chương trình đào tạo | Sinh viên được tiếp cận với các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. | Sinh viên được trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ. |
Vị trí công việc | – Chuyên viên tại phòng kinh doanh – Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh. – Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn. Giảng viên ngành Quản trị kinh doanh. – Thành lập công ty riêng. | – Nhân viên kinh doanh, bán hàng. Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu. – Chuyên viên chăm sóc khách hàng. – Giảng viên ngành Kinh doanh thương mại. |
4. Ngành Kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có cơ hội việc làm rộng mở trong công tác quản lý, kinh doanh tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, văn phòng đại diện, công ty cung ứng dịch vụ, vận tải,.. Cụ thể, một số vị trí hấp dẫn cho cử nhân ngành học này là:
- Chuyên viên xuất nhập khẩu: phụ trách các hoạt động kết nối với đối tác trong/ ngoài nước; liên hệ, thương lượng và thuyết phục khách ký kết hợp đồng; thiết lập – lưu trữ hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Nhân viên kinh doanh: Nếu bạn dự định ra trường sẽ tìm việc làm nhân viên kinh doanh thì công việc chủ yếu của vị trí này sẽ là khai thác khách hàng tiềm năng; chăm sóc khách hàng theo Data có sẵn; thực hiện trao đổi nhằm cung cấp thông tin, bán hàng, đảm bảo duy trì doanh số cho công ty.
- Chuyên viên thương mại điện tử: thực hiện các hoạt động theo yêu cầu nhằm gia tăng hiệu quả bán hàng trên kênh thương mại điện tử; thường xuyên cập nhật thông tin sản phẩm trên kênh; phối hợp với bộ phận Marketing triển khai các hoạt động tối ưu bán hàng qua internet.
- Chuyên viên bộ phận thu mua: phụ trách hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào/ trang thiết bị cần thiết cho doanh nghiệp; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị cung ứng; phối hợp xây dựng chính sách thu mua, tối ưu chi phí doanh nghiệp.
Và tất nhiên, ngoài những vị trí nêu trên, cử nhân ngành thương mại cũng có thể thử sức với rất nhiều công việc khác như phân phối viên, biên tập viên, chuyên viên quảng cáo,… miễn là có đam mê và sự theo đuổi nghiêm túc.
Xem thêm: Việc làm sau khi ra trường dành cho cử nhân ngành tiếng Anh thương mại
5. Học ngành Kinh doanh thương mại ở đâu?
Nói đến những trường đào tạo ngành học Kinh doanh thương mại tốt nhất, sĩ tử không thể bỏ qua những cái tên sau:
5.1 Học Kinh doanh thương mại khu vực miền Bắc
- Trường Đại học kinh tế Quốc dân (điểm chuẩn 2022: 27.70).
- Trường Đại học tài chính – Ngân hàng Hà Nội (điểm chuẩn 2022: 15.5).
- Trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp (điểm chuẩn 2022: 24.00).
5.2 Học Kinh doanh thương mại khu vực miền Trung
- Trường Đại học Nha Trang (điểm chuẩn 2022: 19.00)
- Trường đại học Tây Nguyên (điểm chuẩn 2022: 15.00)
- Trường Đại học Kinh tế Huế (điểm chuẩn 2022: 18.00)
5.3 Học Kinh doanh thương mại khu vực miền Nam
- Trường Đại học Kinh tế HCM (điểm chuẩn 2022: 26.90)
- Trường Đại học công nghệ HCM (điểm chuẩn 2022: 18.00)
6. Cơ hội nghề nghiệp ngành kinh doanh thương mại
Ngành kinh doanh thương mại mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo học, cụ thể như:
6.1 Nhu cầu tuyển dụng
Với xu hướng hội nhập như hiện nay, kinh doanh thương mại ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này cũng vô cùng lớn. Doanh nghiệp rất chú trọng, quan tâm tìm kiếm đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn cho các vị trí kinh doanh thương mại.
6.2 Mức lương
Mức lương ngành Kinh doanh thương mại được đánh giá là khá hấp dẫn, dao động từ 7-12 triệu đồng cho vị trí chuyên viên. Ở những vị trí kinh doanh, mức thu nhập cho ứng viên thậm chí không giới hạn.
Xem thêm: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?
Thực trạng tuyển dụng cùng các yêu cầu/ quyền lợi việc làm ngành Kinh doanh thương mại bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website jobsgo.vn. Không chỉ cung cấp thông tin tuyển dụng nhanh và chính xác, JobsGO cho phép ứng viên kết nối với nhà tuyển dụng chỉ với 1 thao tác.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)