Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp: Thông Tin Tuyển Sinh Mới Nhất

Đánh giá post

Ngành Kinh doanh nông nghiệp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Ngành này học gì? Ra trường làm gì? Điểm tuyển sinh có cao không? Tất cả sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết hôm nay!

1. Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Là Gì?

Ngành kinh doanh nông nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh chuyên về sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp. Ngành kinh doanh nông nghiệp không chỉ liên quan đến việc sản xuất nông sản trực tiếp từ đất đai, mà còn bao gồm cả các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu, phát triển; phân phối; quảng cáo, tiếp thị; vận chuyển, lưu trữ,… Đồng thời, ngành này cũng liên quan mật thiết đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và an toàn thực phẩm.

Ngành kinh doanh nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, mang đến nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân và đóng góp vào an sinh xã hội.

ngành kinh doanh nông nghiệp
Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Là Gì?

2. Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Học Những Gì?

Ngành Kinh doanh nông nghiệp cung cấp một loạt kiến thức, kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể hoạt động và thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số nội dung mà sinh viên ngành này có thể được học.

  • Kiến thức về nông nghiệp: Sinh viên học về quy trình trồng trọt, chăn nuôi và các phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại. Điều này bao gồm hiểu biết về các loại cây trồng, giống nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • Kiến thức kinh tế và quản trị: Sinh viên được đào tạo về kinh tế học, quản trị kinh doanh, quản lý tài chính. Điều này giúp người học hiểu về chi phí sản xuất, giá cả, lợi nhuận và cách quản lý nguồn lực tài chính hiệu quả.
  • Marketing và tiếp thị: Khi học Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên cũng được học cách nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, phát triển chiến lược tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp. Điều này bao gồm cả việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
  • Quản lý sản xuất và nhân sự: Sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp cũng được đào tạo về quản lý sản xuất và quản lý nhân sự trong ngành nông nghiệp. Nhóm kiến thức này bao gồm nội dung về cách tổ chức công việc, phân chia lao động và quản lý nhân lực hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm kỹ thuật sử dụng máy móc, công cụ, cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…
  • Hiểu biết về môi trường và bền vững: Khi theo học Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên cũng sẽ được giảng dạy về tác động của sản xuất nông nghiệp đối với môi trường và các phương pháp sản xuất bền vững, giúp bảo vệ môi trường.

Sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ có khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành này.

3. Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Học Ở Đâu? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Dưới đây là danh sách các trường đại học đang có chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp và điểm tuyển sinh năm 2023 để bạn tham khảo.

Tên trường Chuyên ngành Khối thi Điểm chuẩn Ghi chú
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Kinh doanh nông nghiệp A00, B00, A01, D01 26.6 Tốt nghiệp THPT
Đại học Kiên Giang Kinh doanh nông nghiệp A00, B03, D01, C02 14 Tốt nghiệp THPT
Đại Học Cần Thơ Kinh doanh nông nghiệp A00, A01, D01, C02 15 Tốt nghiệp THPT; Khu Hòa An
Đại Học Cần Thơ Kinh doanh nông nghiệp A00, A01, D01, C02, XDHB 18 Học bạ; Khu Hòa An
Đại Học Nông Lâm TPHCM Kinh doanh nông nghiệp A00, A01, D01 17 Tốt nghiệp THPT
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Kinh doanh nông nghiệp A00; A01; D01; D07 25.03 Tốt nghiệp THPT

4. Học Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Ra Làm Gì?

Ngành kinh doanh nông nghiệp ra trường làm gì? Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau.

mức lương ngành kinh doanh nông nghiệp
Học Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Ra Làm Gì?

4.1. Xuất Nhập Khẩu

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên có thể tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Công việc bao gồm thực hiện các thủ tục hải quan, đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, theo dõi các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến thương mại quốc tế.

4.2. Chuyên Gia Phân Tích Kinh Doanh Lĩnh Vực Nông Nghiệp Thực Phẩm

Cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có thể trở thành chuyên gia phân tích trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp thực phẩm. Người làm việc tại vị trí này đảm nhận các nhiệm vụ phân tích thị trường, dự báo xu hướng, đưa ra các đề xuất chiến lược kinh doanh dựa trên dữ liệu và thông tin về thị trường.

4.3. Nhân Viên Kinh Doanh Nông Sản

Một trong những vị trí việc làm phổ biến được nhiều cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp lựa chọn sau khi ra trường là trở thành nhân viên kinh doanh. Tại vị trí này, người làm việc sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân, tư vấn, hỗ trợ và thuyết phục khách mua hàng,…

4.4. Chuỗi Cung Ứng Và Logistic

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kinh doanh nông nghiệp cũng có thể làm việc trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và logistic. Công việc bao gồm quản lý và tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu trữ, phân phối sản phẩm từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ.

4.5. Thu Mua Sản Phẩm Nông Nghiệp

Cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có thể tham gia vào lĩnh vực thu mua sản phẩm nông nghiệp từ các nhà sản xuất và nông dân. Người làm việc tại vị trí này cần đàm phán giá cả; kiểm tra chất lượng sản phẩm; xây dựng, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng sản phẩm tốt nhất.

4.6. Marketing

Sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, các đơn vị chế biến và phân phối nông sản,… tại vị trí nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược tiếp thị và quảng cáo, xây dựng thương hiệu, quản lý mối quan hệ khách hàng,…

5. Mức Lương Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Cao Không?

Mức lương ngành Kinh doanh nông nghiệp không phải là một con số cố định mà bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn, địa điểm làm việc, quy mô công ty,… Các vị trí mang tính chuyên môn cao, có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp như quản lý kinh doanh, chuyên viên phân tích thị trường, chuyên gia logistics và chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất,… được trả mức lương cao hơn những vị trí phổ thông khác. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.

Vị trí công việc Mức lương trung bình Khoảng lương phổ biến
Quản lý kinh doanh 19 triệu đồng 12 – 29 triệu đồng
Quản lý sản xuất 15.6 triệu đồng 10 – 23 triệu đồng
Digital Marketing 14.1 triệu đồng 10 – 20 triệu đồng
Nhân viên thu mua 11.2 triệu đồng 8 – 15 triệu đồng

6. Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Có Được Ưa Chuộng?

Nếu đặt lên bàn cân với những ngành học như Công nghệ thông tin, Marketing, Tài chính, Ngân hàng thì Kinh doanh công nghệ không phải là một ngành học phổ biến. Dù vậy, ngành này vẫn thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh công nghệ cung cấp kiến thức vững chắc về cả lĩnh vực kinh doanh và nông nghiệp, đồng thời mở ra cho người học nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

7. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp

ngành kinh doanh nông nghiệp ra trường làm gì
Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp

7.1. Yêu Thích Kinh Doanh

Niềm đam mê và quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh là một yếu tố quan trọng khi học Ngành kinh doanh nông nghiệp. Sinh viên cần hiểu về các khía cạnh của kinh doanh, từ chiến lược đến quản lý tài chính và marketing, để có thể áp dụng kiến thức này vào lĩnh vực nông nghiệp một cách hiệu quả.

7.2. Yêu Thích Ngành Nông Nghiệp

Yếu tố này sẽ thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, tôn trọng công lao của người nông dân, tạo ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới, cũng như khám phá các cơ hội mới trong ngành. Yêu thích ngành nông nghiệp không chỉ là sở thích, mà còn là nguồn động viên lớn giúp một người tiến xa trong sự nghiệp.

7.3. Ham Học Hỏi

Một người ham học hỏi sẽ luôn tò mò, không ngừng tìm kiếm thông tin mới để phát triển bản thân. Điều này giúp sinh viên Kinh doanh nông nghiệp có thể mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và tạo ra cho bản thân nhiều cơ hội mới.

7.4. Giao Tiếp Tốt

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp sinh viên trong Ngành kinh doanh nông nghiệp tương tác và làm việc hiệu quả với bạn học, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác. Giao tiếp tốt giúp truyền đạt ý kiến một cách chính xác, giải quyết xung đột một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực.

7.5. Khả Năng Làm Việc Độc Lập Và Làm Việc Nhóm

Sinh viên ngành Kinh doanh nông nghiệp cần có khả năng làm việc độc lập để tự quản lý thời gian và nhiệm vụ cá nhân; đồng thời cũng cần có khả năng làm việc nhóm để hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu chung. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đạt được kết quả tốt nhất trong mọi tình huống.

8. Cơ Hội Việc Làm Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Như Thế Nào?

Cơ hội việc làm trong ngành Kinh doanh nông nghiệp rất rộng lớn và đa dạng, với nhiều lựa chọn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xuất nhập khẩu nông sản, logistics và chuỗi cung ứng, tiếp thị và quảng cáo nông sản, tư vấn kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm,…

Người học có thể làm việc trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp khác nhau, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia và tổ chức phi chính phủ. Cơ hội việc làm không chỉ có ở thành phố lớn mà còn ở khu vực nông thôn, nơi có nhu cầu lớn về nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hãy thử tìm hiểu về ngành Kinh doanh nông nghiệp nếu bạn muốn đóng góp vào sự phát triển của các khu vực nông thôn và góp phần cải thiện đời sống của người nông dân nhé! Ngành học này cũng đang mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm cực kỳ hấp dẫn đó.

Câu hỏi thường gặp

1. Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp Thi Khối Nào?

Các trường đại học hiện đang tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp bằng cách xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT của các khối sau:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • B03: Toán, Văn, Sinh
  • C02: Toán, Văn, Hóa
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa, Anh

2. Tìm Việc Làm Kinh Doanh Nông Nghiệp Bằng Cách Nào?

Người lao động có thể tìm việc làm ngành Kinh doanh nông nghiệp bằng nhiều cách thức khác nhau, điển hình như: sử dụng website tuyển dụng uy tín như JobsGO, khám phá các cơ hội việc làm mới trong các group tuyển dụng trên Facebook, theo dõi website/fanpage của các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để cập nhật tin tuyển dụng mới nhất,...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: