Ngành công nghiệp chủ đạo ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế, đời sống xã hội nước ta. Nó góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển hơn trong tương lai. Để biết đó là những ngành nào, hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Mục lục
Các ngành công nghiệp chủ đạo ở Việt Nam
Ngành công nghiệp chủ đạo được xem là ngành có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và các ngành nghề khác. Đặc biệt các ngành công nghiệp chủ đạo cũng luôn chiếm tỷ trọng cao, thậm chí là tuyệt đối. Cùng JobsGO khám phá nhanh một số ngành như sau:
Ngành công nghiệp nặng
Công nghiệp nặng chính là phương thức sản xuất bằng máy móc thay cho sản xuất thủ công. Hầu hết sản phẩm của ngành này để cung cấp, phục vụ cho các ngành khác.
Hiện nay tại nước ta có một ngành được xếp vào công nghiệp nặng như: Luyện kim, sản xuất phân bón, cơ khí, khai thác than,…
Các ngành công nghiệp nặng có vai trò đặc biệt quan trọng ở tương lai, bởi nó giúp cho nước ta phát triển đồng đều với nước khác trong khu vực. Với sự đầu tư kịp thời của nhà nước cũng như chủ đầu tư, các ngành công nghiệp nặng bắt đầu có những bước thay đổi đáng kể, trong đó.
- Áp dụng các máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp nặng, chinh phục thị trường nước ngoài khó tính.
- Gia tăng năng suất, đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nước và quốc tế.
Ngành công nghiệp dệt – may
Có thể nói, ngành công nghiệp dệt may phát triển tốt là nhờ vào ưu thế nguồn nhân lực trẻ, dồi dào tại Việt Nam. Cũng vì thế mà sản phẩm của ngành này khi xuất khẩu sang nước khác đều được đánh giá rất tốt, giá thành rẻ. Bởi những lợi thế trên mà dệt may trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam.
Trên đà phát triển đó, hiện nay có nhiều trung tâm sản xuất, xuất khẩu ở nhiều địa phương được đầu tư từ chủ doanh nghiệp lớn, thu hút và giải quyết vấn đề lao động cực kỳ hiệu quả. Thế nhưng để thu về nhiều lợi ích hơn các doanh nghiệp cần tập trung vào máy móc và chế độ đãi ngộ nhân viên tốt hơn.
👉 Xem thêm: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam – Những điều cần biết
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Một trong những ngành đang đóng góp vào nguồn thu ngoại tệ lớn vào Việt Nam đó là ngành chế biến công nghiệp thực phẩm. Bởi sản lượng của ngành này xuất khẩu sang thị trường nước ngoài lên đến triệu tấn.
Trong những năm gần đây, sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng con người, phổ biến như: Gạo, thủy hải sản, hoa quả, bánh kẹo,…
Ngành chế biến thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành công nghiệp cả nước. Đây là ngành có nhiều ưu thế phát triển như: Vốn đầu tư ít, cần nguồn lao động lớn, thời gian xây dựng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Chính vì những thế mạnh này, nước ta đang dần hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, gia súc lớn như: Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Mộc Châu, Ba Vì,…
👉 Xem thêm: Công nghiệp thực phẩm – “Mỏ vàng” tiềm năng nếu khai thác đúng cách
Tầm quan trọng của ngành công nghiệp chủ đạo ở Việt Nam
Ngành công nghiệp chủ đạo ở nước ta đang có vai trò vô cùng quan trọng đến nền kinh tế nói chung, bởi:
- Là những ngành tạo ra của cải vật chất lớn cho xã hội, có thể cung cấp tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành khác.
- Ngành công nghiệp chủ đạo thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới.
- Có thể làm thay đổi vấn đề phân công lao động và phát huy được thế mạnh vốn có của từng vùng, từ đó làm giảm độ chênh lệch phát triển của các vùng.
- Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu con người, giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên cả nước.
- Ngành công nghiệp chủ đạo còn góp phần làm tốc độ tăng trưởng, tích lũy của nền kinh tế cao gấp nhiều lần.
Như vậy có thể thấy được ngành công nghiệp chủ đạo ở Việt Nam đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến sự phát triển chung của đất nước. Đây cũng là vấn đề khiến cho nhiều doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến các ngành này.
Nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành công nghiệp chủ đạo
Sản phẩm của các ngành công nghiệp chủ đạo phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt các ngành này đều thiên về sản xuất, vì thế mà cần sử dụng rất nhiều lao động. Chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông, trong độ tuổi từ 18 đến 35. Các đợt tuyển dụng lớn sẽ diễn ra nhiều vào cuối năm hoặc đầu năm, đây là thời điểm nhu cầu sử dụng hàng hóa nhiều nhất. Vì thế mà doanh nghiệp cần bổ sung nhiều công nhân để đảm bảo tiến độ.
Thông thường, yêu cầu đối với nguồn lao động là không cao. Bạn chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Sức khỏe, chăm chỉ, thật thà là có thể làm việc. Thế nhưng, khi xã hội phát triển hơn, doanh nghiệp cũng cần hội nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn. Vì thế các yêu cầu đối với lao động cũng có những thay đổi.
👉 Xem thêm: Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng trong nền kinh tế Việt Nam
Có thể thấy các ngành công nghiệp chủ đạo ở Việt Nam đang đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế đất nước. Như vậy, với những chia sẻ trên đây của JobsGO sẽ đã đem lại cho bạn những thông tin thú vị.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)