Với đại đa số người tiêu dùng thì “ngân hàng bán buôn là gì?” vẫn là khái niệm khá xa lạ. Ở bài viết này, JobsGO xin được giải đáp tất cả kiến thức xoay quanh ngân hàng bán buôn: định nghĩa, cách nhận diện và những thắc mắc liên quan.
Mục lục
Ngân hàng bán buôn là gì?
Khái niệm ngân hàng bán buôn ít khi được nhắc đến trong từ điển ngôn ngữ Việt Nam. Bởi lẽ, đây không phải là tên gọi chính thức của nhóm ngân hàng cụ thể nào đó mà chỉ đơn giản là một loại hình dịch vụ. Bản chất của loại hình dịch vụ này là hoạt động giao dịch tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính.
Dịch vụ ngân hàng được cho là “bán buôn” chỉ khi đối tượng giao dịch là các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính lớn mạnh, các cơ quan Chính phủ Nhà nước, các quỹ hưu trí, quỹ phúc lợi,… Họ phải là những đơn vị hành chính sự nghiệp có quy mô, sức ảnh hưởng và có nhu cầu trong việc tài trợ thiết bị, cho vay quy mô lớn, tài trợ thiết bị, uỷ thác và các dịch vụ khác.
Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chuyên doanh hay không?
Để trả lời câu hỏi, trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm “chuyên doanh”.
Theo từ điển Kinh tế học – Đại học Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng chuyên doanh (merchant bank) là định chế tài chính chuyên môn hóa vào việc tư vấn cho các công ty khách hàng về vấn đề phát hành cổ phiếu, trái phiếu mới, bảo lãnh, tư vấn cho các công ty về sáp nhập, thôn tính và thực hiện nhiều chức năng ngân hàng cho các công ty lớn.
Hầu hết các ngân hàng bán buôn tại Việt Nam hiện nay đều cung cấp các dịch vụ này. Tuy nhiên, về tính chuyên môn hoá thì lại có sự khác biệt ở từng đơn vị khác nhau. Vì vậy, câu hỏi này sẽ đúng với những ngân hàng chỉ chuyên về dịch vụ bán buôn, sai với những đơn vị đa dạng hoá cả hoạt động bán buôn và bán lẻ.
Ngân hàng bán buôn có gì khác với ngân hàng bán lẻ?
Như đã nói ở khái niệm ngân hàng bán buôn là gì, đối tượng của ngân hàng bán buôn là các tổ chức giao dịch lớn, cùng thực hiện dịch vụ trao đổi quy mô lớn. Trong khi đó, ngân hàng bán lẻ lại tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với đối tượng là cá nhân hay tổ chức nhỏ lẻ. Đây cũng chính là khác biệt cơ bản giữa hai loại hình ngân hàng này.
Bên cạnh nhóm đối tượng mục tiêu tách biệt thì danh mục sản phẩm cung ứng của ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ cũng có sự khác nhau. Cụ thể, ngân hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ điển hình là tín dụng, ATM, ghi nợ, tiết kiệm, thế chấp. Ngân hàng bán buôn ngoài các loại hình cơ bản trên còn phục vụ các dịch vụ đặc biệt như tài trợ quỹ lương/ quỹ hưu trí, cho vay ngân hàng thương mại khác hay quản lý tiền mặt.
👉 Xem thêm: Các tin tuyển dụng ngân hàng mới nhất
Danh sách ngân hàng bán buôn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hình thức ngân hàng bán buôn vẫn còn khá ít được biết đến. Song, thực tế các “ông lớn” trong ngành hiện nay đều sở hữu loại hình dịch vụ bán buôn. Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietcombank
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Agribank
- Ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
- Ngân hàng TMCP Quân đội MBBank
- Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank
- Ngân hàng TMCP Á Châu
Trong cuộc chiến bán buôn, các ngân hàng trực thuộc nhà nước luôn chiếm nhiều ưu thế nhờ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ. Khối đơn vị này luôn có lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác (tận dụng từ nguồn vốn giá rẻ từ các đối tác lớn). Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng có sức cạnh tranh mạnh hơn trong nguồn tiền gửi từ dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị “kinh doanh dòng tiền” thuộc sở hữu Nhà nước, cũng có không ít đơn vị tư nhân có sức cạnh tranh mạnh trong bán buôn mà Techcombank là một dẫn chứng tiêu biểu. Với khởi điểm là một ngân hàng bán lẻ chuyên phục vụ khách hàng cá nhân, Techcombank đã phát triển khối bán buôn vào năm 2012 và đến nay đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất cả nước.
Ngân hàng bán buôn là ngân hàng không chi nhánh?
Hoàn toàn sai khi nhận định định ngân hàng bán buôn không có chi nhánh. Hầu hết các ngân hàng bán buôn tại Việt Nam hiện nay đều có chi nhánh rộng khắp tỉnh thành. Việc sở hữu nhiều chi nhánh giúp các ngân hàng hiện thực tốt hơn mục tiêu cung cấp dịch vụ khách hàng cá nhân và cả khách hàng tổ chức. Điểm cung cấp dịch vụ của các ngân hàng bán buôn trải dọc khắp tỉnh thành và tập trung nhiều hơn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Đặc điểm chung của những khu vực này là có lượng dân cư lớn, khối doanh nghiệp nhiều, dẫn đến lượng cầu cao.
👉 Xem thêm: Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Như vậy là JobsGO đã vừa cùng bạn đi qua những kiến thức cơ bản nhất xoay quanh vấn đề “ngân hàng bán buôn là gì? Đặc điểm của ngân hàng bán buôn như thế nào?”. Hy vọng rằng những thông tin này là hữu ích với bạn. Đừng quên tiếp tục dõi theo bảng tin JobsGO để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)