Nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân là một trong những vấn đề cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Điều này vừa giúp cuộc sống của người lao động được tốt hơn, vừa góp phần mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Vậy giải pháp thực hiện cho các doanh nghiệp là gì? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Công nhân – lực lượng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành nghề, nhất là các ngành liên quan đến công nghệ, cơ khí, điện tử, may mặc,… đã đặt ra nhu cầu tuyển dụng công nhân rất lớn. Do đó, đây được xem là lực lượng “nòng cốt”, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, khu công nghiệp, góp phần vào sự đổi mới, tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 14% trong tổng dân số cả nước, 27% trong lực lượng lao động của xã hội, tuy nhiên đội ngũ công nhân vẫn tạo ra được hơn 65% giá trị tổng sản phẩm cho toàn xã hội và hơn 70% ngân sách nhà nước. Những con số này càng khẳng định tầm quan trọng cũng như nhu cầu đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp, tổ chức là vô cùng lớn.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Công nhân kỹ thuật
Thực trạng đời sống tinh thần của công nhân như thế nào?
Đội ngũ công nhân làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp hiện nay là khá lớn. Thế nhưng, tại một số đơn vị, lợi ích của bộ phận công nhân, người lao động phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra hay thành quả họ mang lại. Hầu hết những người công nhân đều vẫn chưa thoát được cảnh nghèo khổ, khó khăn hay bức xúc với doanh nghiệp vì đời sống vật chất, tinh thần còn quá nghèo nàn.
Theo kết quả khảo sát tại một số khu công nghiệp cho thấy, nhiều nơi chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở hay cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa cho công nhân lao động. Điều kiện sinh hoạt, văn hóa, thể thao dành cho công nhân hầu như chưa có hoặc rất ít.
Với con số hơn 3,7 triệu công nhân lao động làm việc việc ở khoảng 284 khu công nghiệp thì có đến hơn 70% trong đó phải tự đi thuê nhà và sống trong môi trường thiếu tiện nghi.
Cũng theo một cuộc khảo sát từ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, đời sống của các công nhân tại nhiều khu công nghiệp xếp vào diện rất khó khăn. Họ chưa thể đảm bảo được cuộc sống vì nguồn thu nhập ít, chất lượng bữa cơm cũng còn thấp. Ngoài ra, tỷ lệ tăng ca khá nhiều, vượt quá quy định và không có thời gian để giải trí, tham gia thể dục, thể thao, học tập nâng cao trình độ,…
👉 Xem thêm: 6 cách quản lý công nhân hiệu quả cho doanh nghiệp!
Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân
Với thực trạng như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thay đổi chính sách, làm sao để làm giàu, nâng cao được đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, nhất là đội ngũ công nhân. Vậy giải pháp đưa ra như thế nào?
Thực tế, tùy vào từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động, khả năng về tài chính là các giải pháp đưa ra có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các đơn vị cần chú trọng vào một số vấn đề cơ bản như sau:
Đảm bảo an toàn cho công nhân thuê trọ
Như đã phân tích ở trên, nhiều công nhân lao động hiện vẫn đang sống trong cảnh khó khăn, phải tự thuê nhà ở trọ với những đồng lương ít ỏi. Với một công nhân mức lương 5 – 6 triệu đồng/tháng, trừ đi các chi phí nhà ở, điện nước, ăn uống,… thì cũng không còn bao nhiêu. Chính vì vậy, nhiều người đã phải chấp nhận một cuộc sống “tạm bợ”, chỉ thuê một căn phòng nhỏ 10 – 12m2 với tấm chăn, manh chiếu ngủ qua đêm để tiết kiệm chi tiêu.
Điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, khiến họ áp lực và làm việc thiếu hiệu quả. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ những người công nhân trong vấn đề này. Cụ thể, các đơn vị có điều kiện có thể hỗ trợ xây dựng khu nhà ở cho công nhân hoặc san sẻ gánh nặng bằng các khoản trợ cấp. Đây sẽ là một giải pháp giúp đảm bảo được sự an toàn cho các công nhân ở trọ để làm việc cho doanh nghiệp.
👉 Xem thêm: Các chính sách ưu đãi, chính sách phụ cấp giúp giữ chân nhân viên
Tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần cho công nhân
Bên cạnh việc đảm bảo sự an toàn cho công nhân thì các vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần của lực lượng lao động này cũng cần phải được coi trọng. Công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp thường phải làm việc đến 12 tiếng/ngày. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và nếu doanh nghiệp không có các chính sách thúc đẩy tinh thần thì sẽ rất dễ khiến họ mệt mỏi, chán nản.
Cụ thể, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, văn hóa, thể thao hay du lịch để công nhân được nghỉ ngơi, giải trí và giảm bớt căng thẳng. Tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng nhà văn hóa chung, các tiện ích để công nhân được tự do tham gia, gắn kết tinh thần đồng đội.
Bên cạnh đó, yếu tố về thưởng các ngày lễ, Tết, dịp đặc biệt (sinh nhật, cưới xin,…), các ngày nghỉ phép,… cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao tinh thần, tạo nên đời sống tốt cho đội ngũ công nhân lao động.
👉 Xem thêm: [Giải đáp] Làm công nhân điện tử có độc hại không?
Như vậy, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc chắc hẳn đã nắm được thông tin về thực trạng cũng như giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân rồi phải không? Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp cải thiện được vấn đề này nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)