Vì một vài lý do nào đó, bạn quyết định gửi đơn xin nghỉ việc. Thế nhưng, nếu sếp không đồng ý và mong muốn bạn ở lại thì sao? Trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử như thế nào? JobsGO sẽ bật mí đến bạn cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất khi muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại. Hãy cùng tham khảo nhé!
Sếp thuyết phục ở lại, bạn nên làm gì?
Không phải trường hợp nào nhân viên muốn xin nghỉ sếp cũng sẽ đồng ý. Ngoài việc hỏi lý do tại sao, nhiều người còn ngỏ ý muốn thuyết phục nhân viên ở lại tiếp tục làm bằng các chế độ đãi ngộ tốt hơn. Vậy nếu rơi vào tình huống này, bạn nên làm gì?
Lắng nghe lý do sếp muốn bạn ở lại
Trước hết, bạn hãy luôn thể hiện sự văn minh, lịch sự và dành thời gian để lắng nghe tích cực lý do mà sếp muốn giữ bạn ở lại. Điều này không chỉ giúp cho cuộc trò chuyện chất lượng hơn mà còn là sự tôn trọng với sếp. Thông qua đây, bạn cũng sẽ nhìn nhận lại được các giá trị của bản thân từ chính lời đánh giá, nhận xét của cấp trên.
Ngoài ra, nếu như lý do bạn nghỉ việc không hoàn toàn vì chế độ đãi ngộ mà các vấn đề khác của công ty và sếp sẵn sàng thay đổi, cải thiện, nhượng bộ thì bạn có thể cân nhắc để ở lại.
👉 Xem thêm: Giải đáp: Xin nghỉ việc nếu chưa được chấp nhận bạn nên làm gì?
Xem xét lại tại sao mình muốn rời đi
Khi đã lắng nghe được lời thuyết phục từ sếp, bạn cũng cần xem xét, nhắc nhở bản thân rằng tại sao mình muốn nghỉ việc. Nếu đơn giản chỉ là bạn muốn thay đổi, không còn thấy sự phù hợp với công việc, môi trường hiện tại thì hãy quyết tâm, kiên định với quyết định ban đầu của mình. Bạn cần phải lập danh sách các ưu điểm, hạn chế của công việc, công ty và so sánh một cách khách quan nhất để có lựa chọn đúng đắn.
Đưa ra một số đề nghị thay thế
Bạn đã chắc chắn mình phải rời đi, bạn hãy đưa ra những đề nghị thay thế cho sếp. Đó có thể là sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các công việc khi có nhân viên mới,… Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý chỉ hứa hẹn những việc trong khả năng, điều kiện cho phép nhé.
Gửi lời cảm ơn khi quyết định nghỉ việc
Sếp đã đưa ra lời đề nghị và mong muốn bạn ở lại tức là bạn có năng lực, có giá trị nhất định với công ty. Đây cũng được xem là một phần đánh giá tốt cho mục tham vấn thông tin CV xin việc mới. Do đó, bạn đừng tiếc một lời cảm ơn đến sếp, đến công ty, bày tỏ lòng biết ơn vì đã có cơ hội được làm việc, cống hiến trong một thời gian. Điều này cũng sẽ giúp cho mối quan hệ 2 bên tốt đẹp, vui vẻ.
👉 Xem thêm: Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp nên làm gì? Cách xử lý ra sao?
Những điều không nên làm khi sếp thuyết phục ở lại
Nếu sếp đưa ra đề nghị, dù bạn không muốn ở lại thì cũng không nên mắc phải một số sai lầm như:
Không làm chủ được cảm xúc
Bạn được sếp thuyết phục ở lại nhưng lại với một lý do, luận điểm không có cơ sở khiến bạn thấy bực mình và càng thêm quyết tâm muốn nghỉ hơn. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa, bạn cũng cần làm chủ cảm xúc, kiềm chế nóng giận, giữ bình tĩnh để tránh gây ra tranh cãi, mâu thuẫn. Hãy luôn đảm bảo bạn giữ phong thái chuyên nghiệp, ứng xử văn minh và đưa ra suy nghĩ của bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn để lại hình ảnh tốt trong mắt sếp dù đã nghỉ việc.
Đưa ra lý do quá chi tiết
Khi xin nghỉ việc, bạn đã đưa ra lý do cho quyết định của mình. Vậy nên, bạn không còn nợ sếp hay công ty lời giải thích quá chi tiết về việc này. Bạn cần phải tránh tiết lộ quá nhiều nếu không muốn gặp phải rắc rối về sau. Đặc biệt, nếu như sếp của bạn cam kết làm bất cứ điều gì chỉ cần bạn ở lại (trong khi đó bạn chắc chắn muốn rời đi) thì tuyệt đối không nên nói ra các nguyên nhân như là lương thấp, công việc quá nhiều,…. Bởi với lý do như vậy, bạn buộc sẽ phải ở lại làm việc tiếp nếu sếp nhượng bộ.
Nói những lời quá tiêu cực
Nghỉ việc cũng cần phải văn minh, lịch sự và không gây thù hằn với công ty. Bạn đừng bao giờ đề cập đến những điều tiêu cực với sếp, nhất là các chính sách liên quan đến lương, thưởng, thăng chức, văn hóa công ty kém,… khi đã muốn nghỉ việc. Bạn chỉ nên đưa ra một số lý do chung chung với thái độ tích cực, vui vẻ, lời lẽ phù hợp để sếp không thể từ chối lời đề nghị từ bạn.
👉 Xem thêm: 7 tips quan trọng giúp bạn xin nghỉ việc một cách duyên dáng
“Muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại, nên làm thế nào?” Chắc hẳn các bạn đã có cách giải quyết cho riêng mình rồi phải không? Hy vọng rằng qua những chia sẻ của JobsGO, các bạn sẽ biết cách để ứng xử văn minh, hợp tình hợp lý khi nghỉ việc nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)