Bên cạnh trình độ học vấn và kinh nghiệm, mục kĩ năng trong CV xin việc là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định bởi nó tóm tắt toàn bộ những gì nhà tuyển dụng nên quan tâm trong CV của bạn.
Mục lục
2 loại Kỹ năng được đưa vào CV
1. Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng thường là những kỹ năng bạn được học ở trường lớp, trong nhiều trường hợp, kết quả của kĩ năng cứng có thể định lượng được. Ví dụ: Vận hành máy móc thiết bị, thiết kế đồ họa, SEO, phân tích dữ liệu, kế toán, tin học văn phòng,…
2. Kỹ năng mềm
Kĩ năng mềm, còn được gọi là kĩ năng cá nhân, loại kĩ năng này thường do tự tố chất mỗi người mà có, cũng có thể do tự rèn luyện nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian. Vì thế loại kĩ năng này rất khó đào tạo. Có thể kể đến truyền thông tốt – giảo hoạt, kiên nhẫn, làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, khéo tay,… là kĩ năng mềm.
Cứng – mềm: Cái nào quan trọng hơn?
Một cách logic thì kĩ năng cứng hẳn nhiên có vẻ quan trong hơn. Nhưng có lẽ không hoàn toàn như vậy. Trong những lĩnh vực yêu cầu chuyên môn cao, thô cứng thì ứng viên có kĩ năng cứng vượt trội có khả năng được nhân việc cao hơn. Bởi họ có thể nhanh chóng bắt kịp công việc mà không tốn quá nhiều thời gian học hỏi. Trong một phân khúc thị trường có tính cạnh tranh cao, ứng viên sở hữu các kĩ năng càng quan trọng và chính xác với yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ càng nhận được nhiều ưu tiên – đặc biệt là các ứng viên ngành lập trình – công nghệ thông tin. Hiện tại hầu hết các công ty đang tranh giành nhau từng ứng viên một trong công cuộc tuyển dụng lập trình viên – đặc biệt là Lập trình viên Mobile như iOS.
Trong những ngành nhân tài như nấm mọc sau mưa thì nhà tuyển dụng có xu hướng lựa chọn nhân viên dựa trên kĩ năng mềm nhiều hơn bởi những kĩ năng này tạo nên đặc sắc của bản thân mỗi nhân viên và chúng rất khó để đào tạo – ví dụ như việc tuyển dụng Marketing, Sales,…
Đưa các kĩ năng vào CV: 5 mẹo đơn giản mà hữu hiệu
Mẹo 1: Hãy chọn lọc một vài kĩ năng thích hợp nhất, tốt nhất không nên nhiều hơn 5, để mục “Kĩ năng” gọn gàng, bắt mắt, chuyên nghiệp và hơn hết là nổi bật kĩ năng thực sự phục vụ cho công việc của bạn.
Mẹo 2: Trình bày logic: Bạn có thể liệt kê các kĩ năng theo trình tự thời gian bạn học được chúng, có nghĩa là kinh nghiệm dày mình hơn thì nêu lên trước. Bạn cũng có thể chia nhóm một phần là kĩ năng cứng, phần còn lại là kĩ năng mềm. Bạn cũng có thể liệt kê những kĩ năng bạn giỏi nhất lên trên, những cái mới biết thì xuống dưới. Dù là cách nào thì bạn không nên đưa vào lộn xộn, nhớ gì viết nấy.
Mẹo 3: Lặp lại kĩ năng quan trọng nhất một vài lần trong cả CV: Bạn có khả năng phân tích dữ liệu, bạn có thể đề cập một công việc trong phần kinh nghiệm như phân tích đầu tư, phân tích dữ liệu kinh doanh,…
Mẹo 4: Sử dụng từ nhiều từ đồng nghĩa cho một kĩ năng. Như đã nêu trong mẹo phía trên, bạn nên lặp lại kĩ năng bạn cho là quan trọng nhất một vài lần trong cả CV nhưng hãy dùng những từ, cụm từ đồng nghĩa thay vì lặp đi lặp lại một từ. Ví dụ: Social media marketing có thể viết tắt là SMM, đôi khi có thể dùng những công việc, lĩnh vực cụ thể để thay thế như Facebook marketing, sáng tạo nội dung,…
Mẹo 5: Đừng liệt kê đơn thuần, hãy thể hiện bạn đạt trình độ nào: Bạn có thể dùng sơ đồ, phần trăm, thành tựu,…
Trên đây là một số tips app tìm việc làm JobsGO đề xuất để bạn có thể cải thiện CV xin việc của mình, nhằm đem đến cho bản thân nhiều cơ hội thành công hơn! Chúc các bạn luôn thành công.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)