Trưởng phòng nhân sự là một vị trí quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đòi hỏi người đó phải có trách nhiệm, kỹ năng và chuyên môn vững vàng. Vậy những yêu cầu đó là gì? Cùng JobsGo tìm hiểu ngay qua bài viết này.
Mục lục
1. Trưởng Phòng Nhân Sự Là Gì?
Trưởng phòng nhân sự (Human Resources Manager hay Head of Human Resources) là vị trí quản lý cấp cao trong bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp. Người giữ vị trí này chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực, chính sách lương thưởng, quan hệ lao động.
Họ phải đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Trưởng phòng Nhân sự cũng đóng vai trò tư vấn, đề xuất các chiến lược và kế hoạch phát triển nhân lực cho ban lãnh đạo công ty.
2. Mô Tả Công Việc Của Trưởng Phòng Nhân Sự
Dưới đây là mô tả công việc trưởng phòng hành chính nhân sự giúp bạn đọc hình dung được khối lượng công việc, trách nhiệm của một HR Manager trong doanh nghiệp.
2.1. Tuyển Dụng Nhân Sự
Một trong những trách nhiệm quan trọng của Trưởng phòng hành chính nhân sự là quản lý và triển khai các hoạt động tuyển dụng nhân lực cho doanh nghiệp. Người đứng đầu bộ phận nhân sự này phải xác định nhu cầu tuyển dụng dựa trên kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty.
Từ đó, họ lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết, bao gồm số lượng, vị trí, yêu cầu về trình độ và kỹ năng cần tuyển. Đồng thời, Trưởng phòng Nhân sự cũng chịu trách nhiệm lập ngân sách cho các hoạt động tuyển dụng, như chi phí quảng cáo, phỏng vấn, đánh giá ứng viên.
Bên cạnh công tác lập kế hoạch, Trưởng phòng Nhân sự còn phân công công việc, giám sát đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả của quá trình tuyển dụng.
Xem thêm: Nhóm isfj có thích hợp làm trưởng phòng nhân sự?
2.2. Đào Tạo Và Đánh Giá Nhân Sự
Ngoài việc tuyển dụng, trưởng phòng nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, nhằm phát triển năng lực và kỹ năng của đội ngũ nhân viên. Quá trình đào tạo được chia làm hai phần chính: đào tạo nhân sự mới và đào tạo nội bộ.
Đối với nhân sự mới, trưởng phòng chịu trách nhiệm thiết lập và triển khai chương trình đào tạo nhập môn, giúp họ nhanh chóng làm quen và thích nghi với môi trường làm việc mới. Trong khi đó, đào tạo nội bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ nhân viên hiện có.
Trưởng phòng nhân sự sẽ đánh giá năng lực và xác định nhu cầu đào tạo của từng bộ phận, từ đó lập kế hoạch đào tạo nội bộ phù hợp. Các khóa đào tạo nội bộ được tổ chức theo quy trình chặt chẽ, với nội dung thiết thực và hiệu quả, giúp nhân viên có cơ hội cập nhật kiến thức mới, nâng cao tay nghề và phát triển sự nghiệp.
2.3. Xây Dựng Chính Sách Lương Thưởng & Đãi Ngộ
Xây dựng chính sách lương thưởng và đãi ngộ công bằng, hấp dẫn giúp thu hút, gìn giữ và khích lệ nhân tài làm việc cực hiệu quả. Do đó trưởng phòng nhân sự phải tìm hiểu thực trạng thị trường lao động, nghiên cứu kỹ lưỡng mức lương, chế độ phúc lợi của các đơn vị cùng ngành để đề xuất chính sách phù hợp, giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đảm bảo mức lương cạnh tranh, chính sách đãi ngộ cũng là yếu tố then chốt để nâng cao sự gắn kết và động lực làm việc của nhân viên. Trưởng phòng hành chính nhân sự cần xây dựng hệ thống khen thưởng công bằng, minh bạch dựa trên thành tích và đóng góp thực tế. Đồng thời, các chính sách phúc lợi như chăm sóc sức khỏe, cơ hội đào tạo và thăng tiến cũng cần được chú trọng để tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.
2.4. Phát Triển Văn Hóa Nội Bộ
Cuối cùng, một khía cạnh khác mà trưởng phòng nhân sự cần chú trọng đó là xây dựng và duy trì văn hóa nội bộ lành mạnh, thân thiện. Điều này được thể hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể người lao động.
Các buổi sinh hoạt định kỳ, chương trình mừng sinh nhật nhân viên, kỷ niệm ngày thành lập công ty và các ngày lễ truyền thống đều là những dịp để toàn thể nhân viên được giao lưu, chia sẻ và hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động team building cũng góp phần tạo môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện, giúp người lao động cảm thấy gắn bó, yêu quý công ty hơn.
Xem thêm: Mô tả công việc Thực Tập Sinh Nhân Sự
3. Yêu Cầu Cần Có Đối Với Trưởng Phòng Nhân Sự
Đối với những người làm nhân sự giỏi, để có thể thăng tiến lên tới vị trí cấp quản lý cần dung hòa được giữa cảm xúc và lý trí, sở hữu kiến thức, tư duy,… Dưới đây là một số yêu cầu cần có để trở thành một trưởng phòng nhân sự giỏi:
3.1. Nắm Vững Chuyên Môn
Để đảm nhận vai trò quản lý và phát triển nguồn nhân lực, một trưởng phòng nhân sự cần phải thật sự nắm vững kiến thức chuyên môn. Trước hết, họ phải hiểu biết sâu rộng về các quy định, chính sách lao động và an sinh xã hội của nhà nước cũng như những luật lệ liên quan đến quản trị nhân sự. Điều này giúp đảm bảo các hoạt động của phòng ban luôn tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh những rủi ro không đáng có.
Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự cần nắm vững các nguyên tắc, kỹ thuật và công cụ trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực như đánh giá nhân sự, xây dựng chính sách lương thưởng, thiết kế chương trình đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… Những kiến thức chuyên sâu này sẽ giúp người đứng đầu phòng nhân sự đề ra các chiến lược và kế hoạch hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của tổ chức.
3.2. Kỹ Năng Giao Tiếp, Am Hiểu Tâm Lý Con Người
Không những phải sở hữu nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng mà trưởng phòng nhân sự cần phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Khả năng giao tiếp hiệu quả giúp người đứng đầu phòng nhân sự truyền đạt rõ ràng, thuyết phục các quan điểm, chính sách của mình với đồng nghiệp và nhân viên.
Đồng thời, việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản hồi cũng rất quan trọng để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Một yếu tố không thể thiếu đối với trưởng phòng nhân sự là khả năng am hiểu tâm lý con người. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhưng cũng rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, trưởng phòng nhân sự cần hiểu rõ động lực làm việc.
3.3. Kỹ Năng Quản Lý Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực
Trưởng phòng nhân sự là người quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Họ chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chí đánh giá công bằng và khách quan, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công việc của từng nhân viên.
Dựa trên kết quả đánh giá, trưởng phòng nhân sự sẽ đề xuất các chính sách khen thưởng, tăng lương hoặc điều chỉnh lương phù hợp để khuyến khích và ghi nhận những cá nhân xuất sắc.
Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác để ra quyết định về việc thăng chức, luân chuyển hay chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên.
Vai trò tư vấn, hướng dẫn về chính sách nhân sự cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người đứng đầu phòng nhân sự. Họ giữ vai trò là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên được tôn trọng.
Đồng thời, trưởng phòng nhân sự cũng giám sát, nhắc nhở và có biện pháp kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm nội quy, thiếu trách nhiệm.
3.4. Kỹ Năng Nắm Bắt Và Triển Khai Thông Tin
Với vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, trưởng phòng nhân sự luôn phải đóng vai trò trung tâm trong việc thu thập và truyền tải thông tin nội bộ. Họ là người nắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động, nguồn nhân lực và những vấn đề mới nhất của công ty.
Vì vậy, trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm phải cập nhật kịp thời các thông tin quan trọng và chuyển tải đến từng bộ phận, nhân viên một cách nhanh chóng, chính xác.
Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự
4. Mức Lương Trưởng Phòng Nhân Sự Bao Nhiêu?
Trưởng phòng nhân sự được đánh giá là có mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung của thị trường tuyển dụng và có sự khác nhau tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp.
Quy mô, loại hình doanh nghiệp | Mức lương |
Doanh nghiệp nhỏ | 12 – 22 triệu đồng/ tháng |
Doanh nghiệp vừa | 18 – 30 triệu đồng/ tháng |
Doanh nghiệp lớn | 25 – 40 triệu đồng/ tháng |
Công ty đa quốc gia, tập đoàn nước ngoài | 30 – 50 triệu đồng/ tháng |
5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Trưởng Phòng Nhân Sự
Vị trí trưởng phòng nhân sự trở nên vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài. Cơ hội việc làm trưởng phòng nhân sự là rất lớn, đặc biệt tại các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia.
Nhu cầu tuyển dụng trưởng phòng hành chính nhân sự luôn cao bởi họ là người trực tiếp quản lý và xây dựng chiến lược nhân sự, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức. Với mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rõ ràng, đây trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
6. Lộ Trình Thăng Tiến Của Trưởng Phòng Nhân Sự
Cũng giống như những ngành nghề khác, nghề nhân sự cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng như sau:
- Nhân viên nhân sự: đây là vị trí công việc đầu tiên khi bước chân vào nghề hành chính – nhân sự. Bên cạnh đăng tin tuyển dụng, sắp xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên, chấm công thì nhân viên nhân sự còn được quản lý hồ sơ nhân viên, mua sắm, kiểm kê văn phòng phẩm hàng tháng,…
- Chuyên viên nhân sự: sau khi đã có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm cùng kỹ năng chuyên môn vững vàng, nhân viên nhân sự sẽ được thăng chức lên vị trí chuyên viên nhân sự. Ở vị trí này, chuyên viên nhân sự sẽ phụ trách thêm nhiều một số nhiệm vụ như: lập kế hoạch, đánh giá và báo cáo.
- Trưởng phòng nhân sự: đảm nhiệm vị trí trưởng phòng nhân sự đòi hỏi cần có sự nhạy bén với thị trường cùng khả năng xây dựng, phát triển kế hoạch tuyển dụng thích hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự là người tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thắc mắc của nhân viên.
- Giám đốc nhân sự: vị trí giám đốc đòi hỏi các yêu cầu cao, chủ yếu liên quan tới năng lực quan sát, xử lý tình huống và kinh nghiệm điều hành nhân viên.
>>Xem thêm: Những cách quản lý công nhân hiệu quả cho doanh nghiệp!
Có thể nói, trưởng phòng nhân sự là một trong những vị trí công việc sở hữu nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển hiện nay. Đây là một ngành nghề hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thử thách dành cho những ai hứng thú với lĩnh vực hành chính nhân sự. Hy vọng qua bài viết này, JobsGO đã giúp bạn giải đáp vị trí Trưởng phòng nhân sự.
Câu hỏi thường gặp
1. Trưởng Phòng Nhân Sự Cần Cập Nhật Thay Đổi Của Luật Không?
Có. Việc cập nhật và nắm bắt các thay đổi của luật lao động là một yêu cầu tất yếu đối với Trưởng phòng Nhân sự. Điều này là rất quan trọng vì các quy định pháp luật về lao động luôn có những điều chỉnh và thay đổi theo thời gian để phù hợp với tình hình thực tế.
Trưởng phòng Nhân sự cần cập nhật những thay đổi này để đảm bảo rằng các chính sách, quy trình nhân sự của công ty tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, tránh vi phạm có thể dẫn đến xung đột lao động hoặc phải chịu các khoản phạt do không tuân thủ.
2. Những Loại KPI Trưởng Phòng Nhân Sự Dùng Để Đánh Giá Hiệu Quả Làm Việc?
Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bộ phận hành chính nhân sự, Trưởng phòng Nhân sự thường sử dụng các loại KPI (Chỉ số hiệu quả chính) sau:
- KPI về tỷ lệ tuyển dụng thành công
- KPI về lưu chuyển nhân sự
- KPI về đào tạo phát triển
- KPI về tính hiệu quả công việc
- KPI về hệ thống quản lý thông tin
- KPI về sự tuân thủ các quy định, quy trình
- …
3. Tìm Việc Làm Trưởng Phòng Nhân Sự Ở Đâu?
Hiện nay, ứng viên có thể tìm việc làm trưởng phòng nhân sự cực dễ dàng qua: các trang website việc làm, hội nhóm, thông qua công ty tư vấn nhân sự,...
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)