Hiện nay, có rất nhiều hình thức trả lương khác nhau, trong đó có 2 hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó chính là lương gộp và lương ròng. Vậy lương ròng và lương gộp là gì? Nên nhận lương theo hình thức nào? Tất cả những vấn đề thắc mắc này sẽ được JobsGO giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lương ròng và lương gộp là gì?
Lương ròng là gì?
Lương ròng hay còn gọi là lương net, đây là số tiền lương thực tế mà người lao động sẽ nhận được mà không cần phải chi trả bất kỳ một khoản chi phí nào nữa. Nếu người lao động nhận lương ròng thì doanh nghiệp cần có trách nhiệm đóng các khoản chi phí bắt buộc cho người lao động.
? Xem thêm: Net Income là gì? Cách tính thu nhập ròng Net Income như thế nào?
Lương gộp là gì?
Lương gộp hay còn được gọi là lương Gross, đây là tổng thu nhập mà người lao động sẽ được nhận. Mức thu nhập này đã bao gồm cả mức lương cơ bản cùng các khoản bảo hiểm và trợ cấp, phụ cấp trong đó.
Trường hợp nhận lương gộp thì NLĐ cần phải tự trích ra một khoản tiền để chi trả cho các khoản bảo hiểm bắt buộc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Payroll trong ngân hàng là gì?
Nên nhận lương gộp hay lương ròng?
Lương ròng là số tiền lương thực mà người lao động sẽ được nhận sau khi đã đóng các khoản BHTN, BHYT và BHXH. Còn mức lương gộp thì ngược lại là tổng số tiền người lao động nhận được khi chưa trừ các khoản bảo hiểm và phúc lợi. Do đó, khi khấu trừ vào tổng số tiền lương để đóng BH và thuế, nên nhiều khi NLĐ sẽ cảm thấy thu nhập của họ đã bị giảm đi một khoản đáng kể.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp (NSDLĐ) việc chi trả lương ròng cho NLĐ sẽ giúp họ dễ dàng tính toán các loại thuế và phí BH. Nhưng đứng ở góc độ nhân viên thì không phải lúc nào công việc.
Nếu doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và đóng thuế, trả lương và đóng BH,… Thì người lao động cũng sẽ được đầy đủ các quyền lợi như khi đóng lương gộp.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp không thực hiện đóng BH đúng theo quy định. Hoặc nếu có đóng thì lại báo cáo với cơ quan bảo hiểm về mức lương thấp hơn so với thực tế. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Vì thế, trong quá trình đàm phán lương, NLĐ cần phải lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Đồng thời, câu hỏi tăng lương như thế nào là hợp lý cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để đạt được lợi ích tối đa.
? Xem thêm: Kinh nghiệm deal lương: 10 tips giúp bạn đạt được mức lương mong muốn
Hướng dẫn cách tính lương gộp sang lương ròng và ngược lại
Khi đã hiểu rõ bản chất lương ròng và lương gộp là gì thì bạn cũng cần phải chủ động theo dõi, kiểm tra và tính toán xem lương của mình đã chính xác hay chưa. Dưới đây là công thức chuyển đổi từ lương gộp (Gross) sang lương ròng (Net):
Lương ròng = Lương gộp – (BHYT + BHXH + BHTN) – Thuế thu nhập cá nhân |
Hiện nay, có khoảng 31% lương của người lao động sẽ được khấu trừ cho 3 loại bảo hiểm là BHXH, BHYT và cuối cùng là BH thất nghiệp. Trong đó:
- Người lao động chỉ cần đóng cho cơ quan BH tổng là 10.5% cho 3 loại bảo hiểm trên với mức đóng lần lượt là BHXH (8%), BHYT (1.5%) và BHTN là 1%.
- Còn lại là 20.5 % sẽ do doanh nghiệp chi trả.
Vì thế, trong quá trình thỏa thuận về mức lương thì người lao động phải xác định được mức lương đóng bảo hiểm là bao nhiêu. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng đóng cho NLĐ ở mức 100% lương. Mà có nhiều doanh nghiệp sẽ chỉ đóng khoảng 60 – 80% lương hoặc bằng mức tối thiểu vùng.
Mức lương đóng BHXH sẽ tương ứng với các quyền lợi mà bạn được nhận. Chẳng hạn như chế độ bảo hiểm thai sản, hay trợ cấp thất nghiệp nó sẽ có liên quan trực tiếp tới số tiền tham gia BH của người lao động.
? Xem thêm: Cách deal lương khi phỏng vấn để tránh bị “hớ”
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ được lương ròng và lương gộp là gì? Cũng như những quyền lợi và ưu nhược điểm của từng hình thức tính lương. Và cũng đừng quên theo dõi jobsgo.vn thường xuyên để nhận được những thông tin hữu ích khác về tuyển dụng nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)