KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing gồm những gì?

Đánh giá post

Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí nhân viên Digital Marketing nhưng lại băn khoăn không biết KPI đặt ra cho vị trí này là gì thì bài viết này chính là dành cho bạn. Hãy theo dõi để có được câu trả lời về mức KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định ứng tuyển việc làm tại các doanh nghiệp khi vị trí Digital Marketing tuyển dụng nhé.

KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing gồm những gì?
KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing gồm những gì?

Tỷ lệ khách hàng chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là cụm từ không quá xa lạ với bất kỳ nhân viên Digital Marketing nào hiện nay. Theo đó, đây là cụm từ được sử dụng để chỉ các đơn hàng đã được thực hiện thông qua quảng cáo, truyền thông, Marketing,… Số lượng chuyển đổi càng lớn tức là chiến dịch Digital Marketing nhân viên thực hiện càng hiệu quả. 

Trên thực tế, tỷ lệ khách hàng chuyển đổi thường được tính thông qua các đơn đặt hàng, lượt mua thành công thông qua:

  • Tổng số lượt truy cập trang
  • Tổng số lượt mở email
  • Tổng số tin nhắn, cuộc gọi, đăng ký tư vấn, hỗ trợ trên Website,…

👉 Xem thêm: Tuyển dụng Nhân Viên Marketing

Chi phí trên mỗi khách hàng chuyển đổi

Chi phí trên mỗi khách hàng chuyển đổi
Chi phí trên mỗi khách hàng chuyển đổi

Để có được tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh nghiệp sẽ bỏ ra một khoản chi phí nhất định và giao cho nhân viên Digital Marketing thực hiện các chiến dịch quảng cáo, Marketing,… theo chỉ tiêu. Chỉ tiêu này được xác định bao gồm tất cả chi phí chương trình tiếp thị, khuyến mãi, tiền lương, tiền hoa hồng, công nghệ, phần mềm và tất cả chi phí liên quan đến việc có thêm khách hàng tiềm năng. Và để tính được chi phí chuyển đổi trên mỗi khách hàng, chúng ta sẽ tính tỷ lệ phần trăm giữ ngân sách bỏ ra và tổng số lượng khách hàng đã chuyển đổi.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Digital Marketing

Tỷ lệ khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là một trong những tệp khách hàng mà mọi doanh nghiệp quan tâm và hướng đến. Trên thực tế, đây là những khách hàng mà nhu cầu của họ có nhiều điểm tương đồng với các đặc tính, công dụng sản phẩm của bạn. Vì vậy, có được tỷ lệ khách hàng tiềm năng lớn đồng nghĩa với việc khả năng bán hàng cao hơn, doanh thu cao hơn, dễ dàng mở rộng kinh doanh và thu hút đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng của tệp khách hàng này, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều đặt KPI liên quan đến tỷ lệ khách hàng tiềm năng cho nhân viên Digital Marketing nói riêng và chức năng phòng Digital Marketing nói chung. Tuy cách tính có thể có những khác biệt nhưng đều tính hiệu quả dựa trên tất cả các hình thức Marketing như Fanpage, Website, Google Ads, Facebook Ads,…

Lượng truy cập Organic Traffic trên các trang Web

Lượng truy cập Organic Traffic trên các trang Web
Lượng truy cập Organic Traffic trên các trang Web

Nếu bạn là một nhân viên Digital Marketing thì hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ SEO. Đây là phương pháp nghiên cứu từ khóa, liên kết,… và tạo các nội dung có thứ hạng cao một cách tự nhiên trên thanh công cụ tìm kiếm. Theo đó, với hình thức Marketing này, các sản phẩm, dịch vụ, tin tức,… liên quan đến doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn dù không phải bỏ ra chi phí quảng cáo. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những lượt truy cập tự nhiên đến các Website để làm KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing mảng SEO. Số lượng này hoàn toàn có thể đo lường bằng các công cụ, ứng dụng nên có thể dễ dàng tính được năng suất, hiệu quả trong một tháng của nhân viên SEO.

Lượt tương tác trên các trang Social Media

Social Media là một trong những nền tảng ngành Digital Marketing không thể thiếu được với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời đại 4.0 hiện nay. Thông qua đó, doanh nghiệp không chỉ bán được hàng, tăng độ phủ thương hiệu mà còn có thể tương tác với khách hàng, người yêu mến,… Và từ những lượt tương tác như Like, Comment, Share trên các trang Social Media như Facebook, Instagram,… doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing. Đương nhiên, KPI tương tác cũng sẽ được phân tách rõ ràng thành dạng Organic và chạy Ads. 

👉 Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Các câu hỏi về Social Media Marketing

Giá trị lâu dài cho doanh nghiệp

Giá trị lâu dài cho doanh nghiệp
Giá trị lâu dài cho doanh nghiệp

Nếu như những KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing kể trên đều có thể tính toán và lượng hóa chi tiết thì giá trị lâu dài cho doanh nghiệp lại khác. Theo đó, đây là cụm từ để chỉ những hiệu quả lâu dài mà nhân viên Digital Marketing có thể mang lại cho doanh nghiệp. Chúng có thể không thể thấy ngay, không thể đo đếm được cụ thể nhưng lại có thể đem đến giá trị cực tốt sau này. Đó chính là danh tiếng, là sự tin tưởng, là uy tín, là sự lựa chọn,… khách hàng dành cho doanh nghiệp bạn giữa hàng trăm, hàng ngàn đối thủ cạnh tranh ngoài kia. Và đến một thời điểm nhất định, những giá trị vô hình này sẽ đem lại cho bạn những giá trị hữu hình như những khách hàng tiềm năng mới, những đơn đặt hàng khổng lồ hay những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Theo đó, nhiều doanh nghiệp lấy đây là thời điểm thưởng KPI cho nhân viên Digital Marketing sau những nỗ lực đã bỏ ra. 

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn nắm được một vài KPI cho vị trí nhân viên Digital Marketing phổ biến, hy vọng có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: