Junior là một trong những vị trí công việc khá phổ biến trong mọi công ty. Vậy Junior là gì? Junior đảm nhiệm những công việc gì? Cần có những kỹ năng nào để trở thành Junior? Cùng JobsGo đi tìm hiểu về vị trí này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Junior Là Gì?
Junior là gì? Junior là thuật ngữ dùng để phân chia trình độ của nhân sự dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong giới hạn của một ngành nghề, lĩnh vực hoặc trong phạm vi của doanh nghiệp.
Junior chỉ những người không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc như sinh viên mới ra trường hoặc những người mới ở 0 – 2 năm đầu của sự nghiệp.
Junior có chút ít về kinh nghiệm và khả năng làm việc, có khả năng thực hiện và xử lý những vấn đề tương đối đơn giản. Đối với một số nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề thì họ cần sự hỗ trợ từ các senior.
Để làm rõ hơn công việc của Junior, sau đây là ví dụ về Junior Developer:
Junior developer là những người hoặc chưa biết gì về công nghệ, hoặc chỉ biết trên kiến thức chuyên môn và các thao tác đơn giản. Công việc chủ yếu của họ là viết mã code theo yêu cầu, đúng chức năng, mã chạy được hiệu quả. Khi xảy ra những vấn đề sai lỗi, họ tốn rất nhiều thời gian để tìm ra vấn đề và khắc phục sửa chữa.
Là một Junior developer bạn cần cố gắng học hỏi về các viết code, học về cấu trúc dự án và những hiểu biết rộng về công nghệ từ các senior developer.
Xem thêm: Điểm khác biệt giữa Fresher Junior Senior là gì?
2. Senior Là Cấp Bậc Gì?
Senior là những người có hiểu biết và bề dày kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực làm việc nhật định. Theo đó, người có kinh nghiệm làm việc 4 – 5 năm được gọi là Senior. Họ có khả năng làm việc độc lập và biết cách giải quyết khó khăn linh hoạt. Senior thường phần cấp theo năng lực, trình độ của từng người.
Senior cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng lãnh đạo: Họ cần xây dựng kế hoạch công việc cụ thể cho các Junior, quản lý nhân viên dưới cấp. Kỹ năng này càng tốt thì cơ hội thăng tiến càng cao.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng quan trọng với bất kỳ nhân viên nào, kể cả Senior cũng vậy. Kỹ năng này tốt giúp Senior có thể phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp và các phòng ban.
- Kỹ năng giao tiếp: Senior cần có giao tiếp tốt để truyền đạt ý tưởng, trình bày quan điểm và hòa nhập với môi trường.
3. Fresher Là Gì?
Fresher chỉ đến sinh viên mới ra trường, họ có đầy đủ kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Fresher là các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến và học hỏi để nâng cao khả năng của bản thân.
4. Internship Là Cấp Bậc Gì?
Internship là thuật ngữ chỉ đến thực tập sinh, họ là sinh viên năm cuối có nhu cầu thực tập tại các doanh nghiệp. Họ sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn trước khi được nhận và phân vào các vị trí phù hợp.
5. Phân Biệt Senior, Junior, Internship Và Fresher
Senior, Junior, Internship và Fresher đều là những vị trí thường gặp trong doanh nghiệp, cùng tìm hiểu sự khác nhau của 4 vị trí này:
Vị trí | Trình độ chuyên môn | Trách nhiệm | Thu nhập |
Internship | Chưa có kinh nghiệm và chưa vững kiến thức | Học việc | Không có hoặc có phụ cấp hỗ trợ |
Fresher | Chưa có kinh nghiệm nhưng có kiến thức đầy đủ | Dùng kiến thức để hoàn thành công việc được giao | 7 – 15 triệu đồng/tháng |
Junior | Có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập nhưng không dày dặn kinh nghiệm, cách xử lý công việc còn hạn chế | Đảm nhiệm xử lý công việc có độ khó vừa phải, thực hiện công việc do cấp trên đề ra | 8 – 20 triệu đồng/ tháng |
Senior | Dày dặn kinh nghiệm và các kỹ năng mềm cùng với trình độ chuyên môn | Phụ trách những công việc quan trọng, xử lý những khó khăn nhờ vào chuyên môn và kinh nghiệm | 20 – 40 triệu đồng/tháng |
6. Công Việc Cần Làm Của Junior Là Gì?
Các nhân viên tại vị trí junior thường thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, chủ yếu là hỗ trợ cho các nhân viên ở cấp cao hơn. Dưới đây là một số công việc cụ thể mà nhân viên junior thường thực hiện trong quá trình làm việc để giúp bạn hiểu rõ hơn về phạm vi công việc này bao gồm:
- Người ở vị trí junior thường đảm nhận vai trò hỗ trợ, giải quyết các nhiệm vụ đơn giản mà không đòi hỏi kỹ năng cao, chỉ cần áp dụng các kiến thức cơ bản mà họ đã được đào tạo.
- Junior thường học hỏi và hỗ trợ các Senior hoặc những người có kinh nghiệm để phát triển thêm kỹ năng và kiến thức cho bản thân.
- Khi cần thiết, Junior sẽ tham gia vào các khóa đào tạo và nâng cao chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp do công ty tổ chức.
- Đối với một số ngành nghề đặc thù như: marketing, truyền thông,… thì junior sẽ được tham gia vào quá trình thực hiện dự án, sự kiện của công ty.
- Xây dựng báo cáo dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của quản lý hoặc cấp trên.
7. Mức Lương Của Junior Bao Nhiêu?
Mức lương của Junior (nhân viên mới vào nghề) thường không cao so với các vị trí khác, bởi đây là giai đoạn khởi đầu sự nghiệp, Junior cần tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng để phát triển bản thân. Hiện tại, mức lương cho vị trí này dao động trong khoảng từ 8 – 20 triệu đồng tháng.
Bên cạnh đó, một vài công ty có thể chi trả lương cho Junior lên tới 10 triệu đồng/ tháng, chủ yếu là với những công việc mang tính chất đặc thù như công nghệ thông tin.
8. Junior Cần Làm Gì Để Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh?
Để nâng cao khả năng cạnh tranh khi ứng tuyển vào vị trí Junior, các bạn cần có những khả năng sau:
8.1. Khả Năng Học Hỏi Và Thích Ứng
Nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí Junior, họ nhìn vào chuyên môn, kiến thức và chú trọng đến thái độ học hỏi, nỗ lực và thích ứng nhanh chóng với công việc.
Khả năng học hỏi giúp các ứng viên sẵn sàng tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng để phù hợp và dần hoàn thiện ở vị trí Junior. Ngoài ra, ứng viên có những kỹ năng mềm như giao tiếp, có khả năng kết giao mối quan hệ, làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả,… sẽ có cơ hội cạnh tranh hơn trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Khi được phỏng vấn, lời khuyên cho các ứng viên vào vị trí Junior là gì? Đó là thể hiện những kiến thức chuyên môn và kỹ năng, đặc biệt là những tiềm năng phát triển và sự phù hợp của bản thân với vị trí công việc này.
8.2. Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng
Kỹ năng đàm phán thương lượng của các bạn Junior khá yếu và thường làm việc theo sự phân công từ người hướng dẫn. Tuy nhiên, không phải Senior nào hướng dẫn Junior cũng đưa ra công việc phù hợp với bạn. Do đó, kỹ năng đàm phán thương lượng sẽ giúp bạn xử lý trong tình huống này, từ đó giảm bớt áp lực công việc cho bản thân.
8.3. Kỹ Năng Hoạt Động Theo Nhóm
Khi bắt đầu công việc, hầu hết các Junior luôn phải làm việc với một đội nhóm nhất định. Vì vậy, nếu bạn có kỹ năng làm việc nhóm và biết cách kết nối với các đồng nghiệp sẽ giúp công việc suôn sẻ hơn.
Xem thêm: 30 tiện ích Chrome cho designer và dev
Trên đây là một số chia sẻ của JobsGo về vị trí công việc Junior là gì này. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vị trí Junior, mức lương cũng như những kỹ năng cần có mà một Junior cần có. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Câu hỏi thường gặp
1. Tìm Việc Làm Junior Ở Đâu?
Hiện nay, ứng viên có thể tìm làm Junior dễ dàng ở nhiều nơi như: group việc làm trên Facebook, các trang website chính thức của công ty, các trang website tuyển dụng,... Đặc biệt bạn có thể tìm việc làm dễ dàng, nhanh chóng và uy tín tại trang tuyển dụng của JobsGo.
2. Vị Trí Junior Có Phải Chịu Áp Lực Cao Không?
Vị trí junior thường có mức độ áp lực thấp hơn so với các vị trí có trách nhiệm lớn hơn trong tổ chức. Tuy nhiên, mức độ áp lực có thể thay đổi tùy thuộc vào công việc cụ thể và môi trường làm việc của từng công ty.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)