Inventory là một trong những dạng tài sản mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều có. Vậy Inventory là gì? Vai trò của nó như thế nào và cách để tính chi phí Inventory ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này bạn nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu khái niệm Inventory
Trước hết, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu về khái niệm cũng như cách phân loại, chi phí lưu trữ Inventory là gì.
1.1 Inventory là gì?
Inventory theo nghĩa tiếng Việt là hàng tồn kho. Đây là những tài sản hay sản phẩm được doanh nghiệp dự trữ trong kho để phục vụ cho mục đích nào đó trong sản xuất, kinh doanh sau này.
Inventory cũng được xem là một loại tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp muốn lưu trữ lại.
1.2 Inventory gồm những loại nào?
Hiện nay, Inventory gồm nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn dự trữ loại hàng tồn kho nhất định.
- Nguyên vật liệu: đây là những vật tư tồn kho, giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất sau này.
- Bán thành phẩm: đây là những vật phẩm đang sản xuất dang dở, giữ lại để chuẩn bị bán ra thị trường.
- Sản phẩm: đây là những mặt hàng, sản phẩm đã được hoàn thiện, có thể bán ngay ra thị trường nhưng vì mục đích nào đó nên vẫn chưa bán.
Xem thêm: Thủ kho là gì? Chức năng và nhiệm cụ của thủ kho
1.3 Chi phí lưu trữ Inventory là gì?
Ngoài khái niệm Inventory là gì thì chi phí lưu trữ Inventory cũng được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Thực chất, đây là một khoản tiền phát sinh mà doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra để duy trì cho hoạt động lưu trữ hàng tồn kho. Nó bao gồm có nhiều loại khác nhau như:
- Chi phí bảo quản: các khoản tiền thuê bảo vệ, nhân viên trông kho, tiền điện,…
- Chi phí bảo hiểm: đây là chi phí để đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu được nguyên vẹn, không bị hỏng hóc. Thường chỉ các doanh nghiệp có số lượng hàng tồn kho lớn, thuê kho bãi bên ngoài thì mới cần khoản này.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa, đặt hàng,…
- Lãi suất cho các mặt hàng tồn kho: khi doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm nào đó thì sẽ phải chi tiền cho nguyên vật liệu, nhân viên,… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có đủ tiền thì sẽ phải đi vay ngoài với mức lãi suất nhất định. Và khi hàng hóa chưa bán được, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán tiền lãi cho đến khi bán được hàng, thu hồi vốn và lãi (nếu có).
2. Vai trò của việc dự trữ hàng Inventory
Việc dự trữ Inventory có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể những vai trò đó gồm:
2.1 Giao dịch hàng hóa thuận lợi
Có thể nói, việc gián đoạn quá trình sản xuất, giao dịch hàng hóa là một điều rất kỵ đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Nó có khả năng gây ra những thiệt hại lớn về tiền bạc cũng như độ uy tín của thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn tính toán, dự trữ lượng hàng tồn kho nhất định để đảm bảo quá trình buôn bán, giao dịch với khách hàng được diễn ra liên tục, suôn sẻ.
Xem thêm: Quy trình nghiệp vụ quản lý kho hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
2.2 Giảm rủi ro vì thiếu nguyên liệu, hàng hóa
Không phải lúc nào nhà cung cấp cũng có sẵn, đủ nguyên vật liệu hay sự biến động giá cả trên thị trường, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,… cũng sẽ khiến việc nhập hàng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, để quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru nhất, doanh nghiệp cần phải có nguyên liệu, hàng hóa để dự trữ.
2.3 Đầu cơ các sản phẩm
Một vai trò cũng rất quan trọng của Inventory đó chính là giúp đầu cơ sản phẩm. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể:
- Giảm được trình trạng lỗ trong kinh doanh khi không có hàng hóa mới cung ứng cho khách hàng.
- Giảm được những chi phí phát sinh liên quan đến hệ thống, quá trình đặt hàng,…
- Giảm được nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu khi phát sinh nhu cầu của khách hàng.
3. Những lợi ích nhận được khi quản lý Inventory hiệu quả
Việc quản lý Inventory một cách hiệu quả, khoa học cũng mang đến rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như:
3.1 Cân bằng được lượng hàng tồn kho
Việc quản lý inventory sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cân bằng được lượng hàng tồn kho. Khi đó, kế toán kho sẽ tính toán được lượng hàng sao cho phù hợp, đủ để cung ứng cho khách hàng khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
3.2 Giữ chân được khách hàng
Để khách hàng luôn trung thành, ủng hộ cho thương hiệu lâu dài thì bên cạnh chất lượng, số lượng hàng cũng cần phải đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì vậy, quản lý hàng tồn kho tốt cũng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng. Tức là khi khách cần, doanh nghiệp sẽ luôn phải có hàng bán ra. Đây cũng là một cách giúp hỗ trợ cho nghiệp vụ chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả.
3.3 Góp phần quay vòng tồn kho
Khi kiểm soát, quản lý được lượng hàng tồn kho, kế toán, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có thể cân đối được tỷ lệ quay vòng tồn kho. Điều này có nghĩa là họ biết được cần bao nhiêu hàng để cung ứng cho thị trường ở các thời điểm nhất định hay hàng hóa dự trự trong bao lâu để không bị hỏng hóc,…
3.4 Kế hoạch lập ra chính xác
Khi biết cách quản lý kho, doanh nghiệp cũng sẽ có thể xây dựng nên những kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp nhất. Họ biết cần phải bổ sung hay cắt giảm những mặt hàng nào. Từ đây, các hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
3.5 Xử lý đơn đặt hàng dễ dàng
Quá trình quản lý hàng tồn kho tốt cũng giúp doanh nghiệp xử lý các đơn đặt hàng dễ dàng hơn. Khi có khách đặt hàng, các bộ phận liên quan sẽ không phải gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định mà chỉ cần nhập lượng hàng hóa cần bán, quét mã vạch là có thể hoàn tất các đơn đặt hàng.
Xem thêm: Mô tả công việc Giám Sát Kho
3.6 Tiết kiệm thời gian
Một lợi ích rất lớn của việc quản lý hàng tồn kho khoa học chính là tiết kiệm thời gian. Khi đã có hệ thống làm việc bài bản, quá trình kiểm tra, bán, đóng gói hay gửi hàng cũng trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều. Các nhân viên kho sẽ không cần phải đi tìm từng loại hàng hay đếm số lượng liên tục, tối ưu hóa yếu tố thời gian.
3.7 Tiết kiệm về chi phí
Việc theo dõi sát sao, kiểm soát được lượng hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp có được những phương án cải thiện, xử lý tình trạng hàng tồn hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ biết đâu là sản phẩm bán tốt, đâu là sản phẩm bán chậm hơn và cắt giảm dần. Điều này góp phần tiết kiệm rất nhiều chi phí.
4. Cách tính chi phí giá trị Inventory
Muốn tính được chi phí giá trị của Inventory, doanh nghiệp có thể áp dụng 2 phương pháp phổ biến sau:
4.1 Kê khai Inventory thường xuyên
Đây là cách được sử dụng khá nhiều tại các doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận kế toán, kiểm kho sẽ cần hạch toán tổng hợp các nguyên vật liệu bằng cách theo dõi sự biến động của hàng hóa. Quá trình xuất, nhập hàng như thế nào, tất cả đều phải được liệt kê trong sổ kế toán.
Cách này giúp cho doanh nghiệp tổng hợp được giá trị của vật tư, sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào. Cụ thể, cách tính sẽ là:
Giá trị inventory cuối kỳ = giá trị inventory đầu kỳ + giá trị inventory nhập trong kỳ – giá trị inventory xuất trong kỳ. |
4.2 Kiểm kê định kỳ
Một phương pháp khác cũng rất hiệu quả cho doanh nghiệp để tính giá trị hàng tồn kho chính là kiểm kê định kỳ. Việc theo dõi này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được giá trị hàng tồn kho ở cuối kỳ, tính được giá trị hàng đã xuất mà không cần cập nhật thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên thì số liệu sẽ chỉ phản ánh được ở giai đoạn đầu – cuối kỳ mà thôi.
Công thức tính sẽ là:
Giá trị hàng xuất kho = giá trị tồn đầu kỳ + tổng giá trị mua vào trong kỳ – giá trị tồn cuối kỳ. |
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin, lý giải Inventory là gì cùng các vấn đề xoay quanh hàng tồn kho. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với tất cả các bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)