Học Hóa Dược Ra Làm Gì? Ngành Này Học Gì? Học Ở Đâu?

4.5/5 - (1 vote)

Ngành Hóa dược luôn là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học lớn. Lý do là bởi cơ hội việc làm mà ngành này mang lại rất rộng mở và có sự ổn định trong tương lai. Bạn yêu thích hóa dược nhưng băn khoăn không biết học hóa dược ra làm gì? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu hiểu những công việc sau khi học ngành hóa dược để bạn có thể có định hướng riêng cho bản thân và tự tin khi đăng ký ngành học này nhé.

1. Giới Thiệu Chung Về Ngành Hóa Dược

1.1. Ngành Hóa Dược Là Gì?

Trước khi tìm hiểu “học hóa dược ra làm gì?”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài thông tin tổng quan của ngành hóa dược nhé!

Ngành hóa dược (tiếng Anh là Pharmaceutical Chemistry) là ngành khoa học với những kiến thức được dựa trên nền tảng là hóa học và từ đó nghiên cứu các vấn đề của các ngành khoa học y học, sinh học và dược học.

Ngành hóa dược là gì?

Đây là ngành học chuyên nghiên cứu vấn đề về thiết kế, tổng hợp dược. Hơn nữa, bạn có thể hiểu đây là một ngành khoa học thể hiện sự kết hợp giữa hóa hữu cơ và sinh hóa, hóa tin học, dược lý, sinh học phân tử, toán thống kê và hóa lý. Qua đó nghiên cứu về các vấn đề tổng hợp để điều chế các loại dược phẩm phục vụ con người. Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm được chế tạo từ ngành hóa dược. Vì thế ngành này cũng được nhiều người quan tâm và chú ý hơn.

Đặc biệt, đối với những bạn có đam mê với hóa học thì đăng ký học ngành hóa dược chính là cơ hội lớn để các bạn có cơ hội học tập và rèn luyện trong một môi trường phù hợp nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn của bản thân.

Xem thêm: Ngành Y học dự phòng ra làm gì? Mức lương thế nào?

1.2. Chương Trình Đào Tạo Ngành Hóa Dược

Chương trình đào tạo ngành hóa dược nhằm mục tiêu đào tạo Cử nhân hóa dược chuyên nghiên cứu các vấn đề về thiết kế, tổng hợp dược. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản để có thể làm việc trong các ngành công nghiệp dược phẩm. Dưới đây là thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Cử nhân  ngành hóa dược:

Thời gian đào tạo 4 năm
Chương trình đào tạo
Kiến thức, Kỹ năng Nội dung
Kiến thức Kiến thức

 đại cương

  • Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, …
  • Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ.
  • Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng.
Kiến thức

chuyên ngành

  • Hóa dược đại cương
  • Tổng hợp hóa dược
  • Phương pháp nghiên cứu dược liệu
  • Kiểm nghiệm dược phẩm
  • Quản lý chất lượng dược phẩm,…
Kỹ năng Kỹ năng cứng Nhận định chuyên ngành và giải quyết vấn đề
  • Điều tra, phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu trước hoặc từ thực tiễn và lên kế hoạch thực hiện để phân tích dược liệu cũng như tổng hợp dược phẩm.
  • Sử dụng tốt một số trang thiết bị hiện đại thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
  • Tổng hợp, phân tích và xử lý thống kê các số liệu thu được từ thực nghiệm.

Thực nghiệm và khám phá

  • Phân tích dược liệu thiên nhiên và tổng hợp dược phẩm.
  • Phân tích hóa lý hiện đại để kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm hóa dược.
  • Kiểm tra dược lý, hoạt tính sinh học, điều kiện bảo quản và khả năng sử dụng của sản phẩm hóa dược.
Kỹ năng mềm
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công nghệ kỹ thuật hóa họ cũng liên quan mật thiết đến ngành hóa dược, khi sinh viên được trang bị kiến thức về các quy trình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong tổng hợp hóa chất và dược phẩm

>>>Tìm hiểu thêm: Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?

1.3. Ngành Hóa Dược Thi Khối Gì?

Để học ngành hóa dược, các bạn có thể lựa chọn thi 1 trong các khối sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh.
  • Khối A06: Toán, Hóa, Địa.
  • Khối A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân.
  • Khối B00: Toán, Hóa, Sinh.
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh.
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh.
  • Khối C02: Toán, Văn, Hóa.
  • Khối C04: Toán, Văn, Địa.
  • Khối C17: Văn, Hóa, Giáo dục công dân.

1.4. Ngành Hóa Dược Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Hóa dược là ngành đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, số lượng các trường đào tạo lại không quá nhiều. Tùy từng trường mà điểm chuẩn ngành hóa dược sẽ có sự khác nhau. Với các trường top đầu thì mức điểm sẽ cao hơn. Dưới đây là danh sách một số trường và điểm chuẩn tương ứng năm 2023 mà các bạn có thể tham khảo:

Tên trường Điểm chuẩn
Đại học Dược Hà Nội 24.9
Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) 24.6
Đại học Mỏ Địa Chất 22
Đại học Công nghiệp Hà Nội 19.45
Đại học Cần Thơ 24.5
Đại học Đà Lạt 16

2. Nhu Cầu Tuyển Dụng Ngành Hóa Dược Hiện Nay

Lý do ngành hóa dược được đông đảo bạn trẻ lựa chọn là bởi cơ hội việc làm rộng mở. Hãy cùng JobsGO khám phá những cơ hội đó như thế nào nhé!

2.1. Thu nhập hấp dẫn

So với các ngành khác, mức lương ngành hóa dược được đánh giá là khá cao, hấp dẫn. Ngay cả khi bạn mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì cũng đã nhận được mức 7 – 9 triệu đồng/tháng. Những ai đã có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương sẽ từ 12 – 20 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, trình độ. Riêng với những chuyên viên cấp cao trong ngành hóa dược thì mức thu nhập có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/tháng nếu nghiên cứu thành công các dự án lớn. Còn những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì thu nhập sẽ phụ thuộc vào khả năng mỗi người.

2.2. Nhu cầu tuyển dụng lớn

Hoá dược được xem là một ngành công nghệ cao với tính chất đa ngành, có nhiều điều kiện phát triển. Bởi vậy mà không ít doanh nghiệp đã, đang đầu tư, mở rộng hoạt động cho ngành này trên cả nước. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho các vị trí việc làm cũng tăng lên. Cụ thể, rất nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Họ cần có đội ngũ chuyên gia trình độ cao, năng lực tốt để làm việc, phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, cơ hội dành cho các bạn tốt nghiệp hóa dược là vô cùng lớn.

Cơ hội việc làm ngành hóa dược

2.3. Đa dạng vị trí việc làm

Trong điều kiện phát triển nhanh như ngày nay thì tiềm năng phát triển của ngành hóa dược cũng rất lớn. Xã hội ngày càng hiện đại vậy nên nhu cầu quan tâm đến sức khỏe, sắc đẹp của mỗi người ngày càng cao. Theo các nhà phân tích, theo xu hướng phát triển của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay mọi người có nhu cầu quan tâm lớn đến các loại thực phẩm chức năng, thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, mỹ phẩm an toàn và có nguồn gốc tự nhiên, ít tác dụng phụ. Đây chính là lý do mà ngành hóa dược đã và đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Vì thế cơ hội việc làm do các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu là rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành hóa dược có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau:

Giảng Viên

Nếu bạn đam mê nghiên cứu các chất hóa học và yêu thích việc giảng dạy, bạn hoàn toàn có thể học Cao học để có cơ hội trở thành Giảng viên ngành hoá dược. Khi là một Giảng viên, bên cạnh việc giảng dạy tại trường, bạn hoàn toàn có thể kiêm nhiệm thêm các công việc khác như trở thành Kỹ sư hóa học, Chuyên viên tư vấn về các chất hóa học,… cho đơn vị chuyên phát triển và sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm,…

Kỹ Sư Hóa Học

Là một kỹ sư hóa học, bạn có thể làm việc tại các công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên quan tới:

  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ nano
  • Công nghệ thực phẩm
  • Y sinh
  • Dinh dưỡng
  • Phụ gia thực phẩm
  • Mỹ phẩm
  • Dược phẩm

Quản Lý Chất Lượng Tại Các Công Ty Dược – Mỹ Phẩm

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành hóa dược có thể trở thành quản lý chất lượng (QA) tại các công ty dược phẩm – mỹ phẩm. Nhiệm vụ chính của QA ngành dược – mỹ phẩm là đánh giá thành phần, công thức trong sản phẩm để đảm bảo sản phẩm an toàn, đạt chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chuyên Viên Nghiên Cứu, Phát Triển Sản Phẩm

Có kiến thức về hóa dược, bạn hoàn toàn có thể làm việc với vai trò là một nhân viên chuyên nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dược – mỹ phẩm. Ngoài ra, bạn còn có thể hợp tác với các nhóm nghiên cứu, viện nghiên cứu,… để tìm ra các hợp chất mới tốt cho sức khỏe con người. Qua đó đẩy mạnh nền y học phát triển.

Xem thêm: Học Quân y ra trường làm gì?

2.4. Cơ hội phát triển lớn

Hóa dược thuộc lĩnh vực công nghệ cao, do đó cơ hội để bạn phát triển, thăng tiến trong nghề là vô cùng lớn. Nếu bạn có ý chí, cố gắng hết mình trong công việc, có năng lực lãnh đạo tốt thì chắc chắn có thể thăng tiến lên các vị trí, chức vụ cao. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp đều khá ít nhân sự cấp cao, chuyên môn tốt. Vậy nên, nếu có thể tìm ra những nhân tài xuất sắc, phù hợp thì không lý do gì họ lại từ chối.

3. Tố Chất Cần Có Để Theo Ngành Hóa Dược

Là một ngành hot, song không phải ai cũng có thể theo học ngành hóa dược. Một số yêu cầu về kỹ năng, tố chất mà bạn cần đáp ứng được đó là:

3.1 Sức Khỏe Tốt

Sinh viên ngành hóa dược buộc phải làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm, tiếp xúc với nhiều hóa chất. Vì vậy, sức khỏe tốt là một điều kiện tiên quyết. Sinh viên cần có thể lực để đứng làm việc nhiều giờ liền, đủ sức chịu đựng các tác nhân hóa học.

3.2 Cẩn Thận, Tỉ Mỉ

Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất của sinh viên hóa dược. Họ phải vô cùng tỉ mỉ trong mọi thao tác từ phân tích, thí nghiệm đến sản xuất dược phẩm. Một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người dùng.

Tố chất cần có để theo đuổi ngành hóa dược

3.3 Khả Năng Tư Duy Logic

Ngành hóa dược đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tư duy logic, phân tích vấn đề một cách khoa học, có hệ thống. Họ cần vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, suy luận, đưa ra giải pháp dựa trên dữ liệu quan sát, thí nghiệm.

3.4 Sáng Tạo

Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tố chất sáng tạo là một lợi thế lớn. Sinh viên ngành hóa dược cần có tư duy sáng tạo, khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ, cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề hoặc cải tiến sản phẩm. Họ không chỉ đơn thuần là người thực thi mà còn phải là người khơi nguồn cảm hứng.

3.5 Có Niềm Đam Mê Với Lĩnh Vực Y Tế, Dược Phẩm

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, sinh viên hóa dược phải thực sự yêu thích và đam mê với lĩnh vực y tế, dược phẩm. Bởi đây là một ngành học khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Nếu thiếu đam mê, rất khó để vượt qua được những khó khăn thử thách và duy trì được sự cống hiến.

Nhìn chung, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên muốn theo ngành hóa dược cần đáp ứng được các tố chất về thể chất, tinh thần để có thể làm việc hiệu quả và thành công trên con đường nghề nghiệp tương lai. Điều này sẽ quyết định phần lớn việc liệu ngành học này có phù hợp với bản thân người học hay không.

Xem thêm: Học Y dược ra làm gì?

Với những thông tin trên đây mà JobsGO đã cung cấp, chắc hẳn bạn không còn băn khoăn “học hóa dược ra làm gì?” nữa phải không. Cơ hội việc làm sau khi học ngành này là rất lớn bởi nhu cầu tự chăm sóc bản thân đang ngày càng phát triển. Chúc bạn theo đuổi thành công ước mơ và đam mê của mình trong ngành hóa dược.

Câu hỏi thường gặp

1. Học Phí Ngành Hóa Dược Có Đắt Không?

Mức học phí ngành hóa dược tại các trường đại học tương đối cao so với nhiều ngành khác do đây là ngành đào tạo thực hành nhiều, cần trang bị nhiều trang thiết bị, hóa chất phục vụ thí nghiệm. Tuy nhiên, mức học phí cụ thể sẽ khác nhau tùy trường công lập hay dân lập.

2. Sau Khi Tốt Nghiệp, Sinh Viên Ngành Hóa Dược Cần Học Thêm Chứng Chỉ Nào?

Sinh viên tốt nghiệp hóa dược nên trang bị thêm các chứng chỉ như: Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP), Quản lý chất lượng (QC/QA),... để nâng cao năng lực chuyên môn và cơ hội được tuyển dụng tốt hơn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: