Tư duy giấu nghề: Nên hay không nên?

Đánh giá post

“Giấu nghề” là tình trạng rất dễ thấy ở nhiều môi trường làm việc. Vậy tư duy này có lợi hay có hại? Có nên giấu nghề hay không? Đừng bỏ lỡ những thông tin xoay quanh vấn đề này, được bàn đến trong bài viết hôm nay. 

Lý do khiến nhiều người “giấu nghề”?

“Giấu nghề” chắc hẳn không hề xa lạ với mọi người, ở nhiều vị trí, ngành nghề. Đây là tình trạng người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, nhưng có xu hướng che giấu đi và không hoặc chưa thật lòng chia sẻ với người khác. 

Lý do khiến nhiều người “giấu nghề”?
Lý do khiến nhiều người “giấu nghề”?

Các công việc bị giấu nghề rất đa dạng, có thể kể đến ngành đòi hỏi những kỹ năng nghề nghiệp như cắt tóc, đầu bếp, trang điểm,… hoặc các công việc công sở với các nghiệp vụ kế toán, tài chính – ngân hàng,… 

Người có tư tưởng giấu nghề cho rằng, những kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm là giá trị  không thể thay thế của họ. Điều này đã được rèn luyện và tích lũy trong quá trình làm việc lâu dài, nên nếu để cho người khác biết được sẽ bị cạnh tranh. Động lực giấu nghề của cá nhân bị kiểm soát bởi nỗi sợ “giành mất chén cơm” và mất vị thế trong công việc mà hiện tại họ đang có. 

Ngoài ra, ai cũng ưu tiên nhiệm vụ của mình đặt lên hàng đầu, nên việc chia sẻ kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp bị nhiều người ngó lơ. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu gắn kết trong nội bộ nhân sự, cấp trên và cấp dưới ít tương tác, gây hại đến hiệu quả công việc. 

👉 Xem thêm: Kỹ năng nghề nghiệp là gì? Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết

Có nên giấu nghề hay không?

Lý do giấu nghề của nhiều người nghe qua có vẻ hợp lý, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Bởi lẽ, giấu nghề cũng là giấu dốt. Chẳng ai là biết hết và giỏi hết tất cả, vì vậy nếu cứ giấu nghề, thì có thể bạn sai nhưng không biết. Hoặc với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bạn đúc rút cũng thành lạc hậu và thiếu hiệu quả. 

Có nên giấu nghề hay không?
Có nên giấu nghề hay không?

Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều quan tâm đến việc loại bỏ tình trạng “giấu nghề”, luôn muốn các nhân viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm với nhau. Việc chia sẻ và học hỏi lẫn nhau mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Đối với cá nhân: phát triển bản thân về kiến thức và kỹ năng, gợi mở những tư duy và phát kiến mới.
  • Đối với tập thể: tạo dựng một tập thể gắn kết, có sự thấu hiểu giữa các đồng nghiệp. Xây dựng và cải tiến phương pháp làm việc để đạt được năng suất và hiệu quả tốt hơn. 

👉 Xem thêm: 12 tác phong làm việc quan trọng giúp bạn gặt hái thành công

Xóa bỏ tình trạng “giấu nghề”

Mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng để xóa bỏ “giấu nghề” vẫn còn nhiều khó khăn. Để làm tốt việc này, công ty, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng môi trường và văn hóa làm việc, mỗi nhân sự phải hiểu biết và tích cực tham gia. 

Để thúc đẩy việc chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, các công ty có thể làm một số việc như sau:

  • Thiết kế các không gian làm việc mở, đề cao tính dân chủ trong việc đóng góp, bàn luận ý kiến
  • Xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc, tổ chức các hoạt động gắn kết, ghép đôi nhân sự
  • Tăng cường các hoạt động tập thể, làm việc nhóm để phát triển kỹ năng nghề nghiệp của các thành viên
  • Đề xuất việc tổ chức các buổi họp nhóm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân sự cùng cấp hoặc cấp dưới,… 
  • Nhân sự chủ động trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đúc rút kinh nghiệm. Nếu có khó khăn, đừng ngần ngại học hỏi đồng nghiệp. 
  • Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đối với công việc chung của tập thể, không vì lợi ích của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến người khác.
  • Hãy đảm bảo sự công bằng khi đánh giá những đóng góp của mỗi cá nhân đến hiệu quả công việc
  • Gia tăng sự ghi nhận, khen thưởng đối với cá nhân đạt được những thành tích cao

👉 Xem thêm: Bạn có một công việc hay một nghề nghiệp?

Xóa bỏ tình trạng “giấu nghề”
Xóa bỏ tình trạng “giấu nghề”

Trên đây, Jobsgo đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh về tình trạng giấu nghề. Theo đó, dù cho bạn làm bất kỳ công việc gì, thì việc chia sẻ và học hỏi với mọi người sẽ giúp nâng cao khả năng của bản thân và đạt được cải tiến tốt hơn trong công việc. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: