Bật mí tips đối phó với sếp “tiểu nhân” nơi công sở

Đánh giá post

“Tiểu nhân” là cụm từ thường được dùng để chỉ những con người có tính cách nhỏ nhen, tính toán, khó chịu,… Điểm chung của những người có tính cách này là luôn khiến chúng ta cảm thấy ức chế, mệt mỏi hay thậm chí là không muốn tiếp xúc cùng. Vậy sẽ phải làm gì khi đây lại là người quản lý bạn trong công việc. Hãy theo dõi những tips đối phó với sếp “tiểu nhân” trong bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Bật mí tips đối phó với sếp “tiểu nhân” nơi công sở
Bật mí tips đối phó với sếp “tiểu nhân” nơi công sở

Sếp “tiểu nhân” là gì? Biểu hiện của sếp “tiểu nhân”

Nhắc đến cụm từ tiểu nhân, chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những con người có tính cách tiêu cực và luôn đem đến cảm giác khó chịu cho người khác khi tiếp xúc. Trên thực tế, tiểu nhân có nhiều biểu hiện khác nhau như tính toán, đặt điều nói xấu, “gió chiều nào che chiều ấy”, lôi kéo tình trạng groupthink, gây bất hòa giữa những người trong tập thể, giả tạo,… Và còn vô cùng nhiều những biểu hiện khác nhau thể hiện rõ chân dung của một kẻ tiểu nhân.

Tiểu nhân là cụm từ chúng ta đã nghe nhiều, những sếp “tiểu nhân” lại khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm bởi sếp hay lãnh đạo thường là người vừa có tài lại vừa có đức. Tuy nhiên, trên thực tế lại có không ít trường hợp ngược lại hoàn toàn so với những gì chúng ta vẫn tưởng tượng.

Theo đó, nếu người đang quản lý bạn có một trong những biểu hiện dưới đây thì chắc chắn đó là một vị sếp “tiểu nhân”:

  • Tính toán, so đo từng chút một với mọi nhân viên, hay còn gọi là micromanagement.
  • Luôn kiếm cớ phạt vô căn cứ để trừ lương.
  • Sẵn sàng phạt khi làm sai nhưng không khen thưởng khi làm tốt.
  • Chỉ trọng dụng nhân viên khi đem lại nhiều lợi ích, thay đổi thái độ ngay khi nhân viên có một chút sai sót.
  • Không xây dựng sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể công ty.
  • Mặc kệ tình trạng chia bè phái, nói xấu, mâu thuẫn, vi phạm đạo đức,… của nhân viên.
  • Luôn tỏ ra nhân từ độ lượng nhưng lại âm thầm ghi nhớ từng lỗi của nhân viên.
  • Hay giảng giải về các châm ngôn sống, đạo đức nghề nghiệp,… nhưng không bao giờ thực hiện.
  • Sợ nhân viên xuất sắc và có cơ hội thăng tiến hơn mình.
  • Sẵn sàng sa thải nhân viên khi cảm thấy hết giá trị lợi dụng.

👉 Xem thêm: Sếp giao việc ngoài giờ hành chính, nên ứng phó như thế nào?

Biểu hiện của sếp “tiểu nhân”
Biểu hiện của sếp “tiểu nhân”

Cách đối phó với sếp “tiểu nhân” bạn không thể bỏ qua

Với những kẻ tiểu nhân, dù ở bất kỳ vị trí, chức danh nào, nếu bạn âm thầm chịu đựng, những gì nhận lại chỉ có thể là thiệt thòi. Điều này đặc biệt đúng khi đó lại là sếp, người có quyền thế, địa vị lớn hơn bạn nhiều. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, phản kháng lại một cách nóng nảy chỉ khiến bạn chuốc thêm rắc rối. Hãy theo dõi một vài cách đối phó thông minh dưới đây để có thể học tập, làm việc tốt hơn nhé:

Tập trung vào công việc

Cảm giác ức chế, khó chịu khi tiếp xúc với những kẻ tiểu nhân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên thay vì lựa chọn cách bực mình suy nghĩ, bạn hãy luyện cho mình thói quen tập trung vào công việc. Theo đó, hãy hoàn thành thật tốt những nhiệm vụ của mình trong đúng thời hạn. Khi đó, sếp của bạn sẽ bớt đi những lý do càu nhàu, khó chịu hay bắt lỗi bạn.

👉 Xem thêm: [Góc công sở] Bỏ túi cách đối phó với kẻ bắt nạt nơi công sở

Làm đúng theo lời sếp

Cách đối phó với sếp “tiểu nhân” bạn không thể bỏ qua
Cách đối phó với sếp “tiểu nhân” bạn không thể bỏ qua

Đây cũng là một trong những phương pháp tương đối hay bạn có thể áp dụng để đối phó với sếp tiểu nhân nơi công sở của mình. Cách đối phó này dựa trên chính đặc điểm của vị sếp tiểu nhân là luôn thích chỉ đạo, buộc mọi người phục tùng mặc kệ đúng sai. Trong trường hợp này, bạn hãy thực hiện theo đúng những chỉ đạo đó để khi có xảy ra sai sót gì sếp cũng không thể đổ lỗi cho bạn. Đừng quên lưu lại các bằng chứng như những phát ngôn, hướng dẫn, tin nhắn, văn bản,… liên quan đến công việc để tránh bị hướng tất cả trách nhiệm lên vai.

Nghỉ việc

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi liên tục phải tìm ra những cách mới để đối phó với sếp tiểu nhân của mình thì nghỉ việc cũng không phải phương án tồi. Trên thực tế, nhiều người thường cho rằng nghỉ việc là sợ sệt, là thua cuộc, là thiệt thòi,… cho bản thân. Tuy nhiên, mọi thứ lại không hoàn toàn như vậy bởi đôi khi lựa chọn cho mình một con đường mới, nhiều cơ hội hơn và bớt toan tính hơn mới thực sự là chiến thắng. Cùng với đó, nghỉ việc cũng là cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tránh nhiễm tính cách khó chịu từ sếp.

Nghỉ việc nếu không chịu được những hành động của "sếp tiểu nhân"
Nghỉ việc nếu không chịu được những hành động của “sếp tiểu nhân”

Hy vọng những thông tin chia sẻ về cách đối phó với sếp “tiểu nhân” trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Từ đó, hãy chuẩn bị cho mình những hàng trang thật tốt trước khi bước vào bất kỳ môi trường công ở nào. Đừng quên theo dõi trang thông tin tuyển dụng JobsGO cũng như ứng dụng di động JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin việc làm tại môi trường chuyên nghiệp và chất lượng bạn nhé.

👉 Xem thêm: Làm gì khi sếp không thích mình?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: