Điều gì thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày? Đây là một trong số những câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra hiện nay. Vậy nếu gặp tình huống này, bạn sẽ trả lời như thế nào cho thuyết phục và tạo được ấn tượng tốt? Nếu là một “tân binh” mới ra trường, chưa biết cách ứng xử như thế nào thì hãy cùng tham khảo ngay bí quyết được chia sẻ trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi “điều gì thúc đẩy bạn làm việc?”
Phỏng vấn là vòng nhà tuyển dụng và ứng viên gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề liên quan đến vị trí ứng tuyển cũng như có cơ hội được hiểu rõ về nhau. Tại vòng này, bên cạnh những câu hỏi chuyên môn, kỹ năng, nhiều nhà tuyển dụng cũng khai thác ứng viên qua một số yếu tố như tính cách, con người, thái độ,… Một trong số đó chính là câu hỏi “điều gì/đồng lực nào thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày?”. Vậy tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi về vấn đề này?
Thực tế, bất kỳ câu hỏi nào đặt ra đều có lý do của nó. Nhà tuyển dụng muốn thông qua cách trả lời câu hỏi này để hiểu hơn về con người, phong cách làm việc, thái độ với công việc của ứng viên như thế nào? Họ sẽ cố gắng để tìm hiểu về giá trị, lợi ích mà bạn muốn nhận có nằm trong khả năng công ty có thể cung cấp hay không?
Từ đây, họ có thể đánh giá được sự phù hợp của các ứng viên so với tiêu chí, yêu cầu tuyển dụng vị trí việc làm.
👉 Xem thêm: Động lực làm việc là gì? Cách tạo động lực để làm việc hiệu quả nhất
Cần chuẩn bị những gì trước khi trả lời câu hỏi phỏng vấn?
Khi tham gia phỏng vấn, thời gian để suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi khá ngắn. Tất nhiên, chúng ta sẽ không thể biết nhà tuyển dụng hỏi gì, có chăng chỉ là đoán và may mắn thì sẽ “trúng tủ”. Thế nhưng, việc chuẩn bị trước ở nhà vẫn rất cần thiết, giúp các bạn có thể tự tin, giảm bớt sự lúng túng khi tham gia phỏng vấn. Cụ thể, khi chuẩn bị cho câu hỏi “điều gì thúc đẩy bạn làm việc?”, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Trước hết, các bạn cần đọc kỹ mô tả công việc cùng các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đã đưa ra. Nếu như bạn là người đã có kinh nghiệm, quen với vị trí công việc này thì có thể dễ dàng điều chỉnh câu trả lời của mình cho phù hợp.
Ví dụ như trong mô tả muốn bạn là một người có kỹ năng giải quyết vấn đề, có thể làm việc độc lập thì bạn nên nói rằng “Tôi nghĩ công việc này sẽ cho tôi cơ hội để rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tự chủ hơn,.. Và đây chính là động lực để thúc đẩy tôi”.
Ngoài ra, các bạn cũng nên nghiên cứu thêm về giá trị, sứ mệnh của công ty mình ứng tuyển để biết câu trả lời đó có phù hợp hay không? Đây cũng là điều quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá tốt hay không tốt về bạn đó.
👉 Xem thêm: Nhà quản trị nên tạo động lực cho nhân viên như thế nào?
Chuẩn bị một câu chuyện hấp dẫn
Trả lời phỏng vấn mà tạo ra sự hấp dẫn, ấn tượng thì chắc chắn bạn cũng là một người thú vị. Và nhà tuyển dụng sẽ rất thích những ứng viên như vậy.
Bạn có thể chuẩn bị một câu chuyện để dẫn dắt, chứng minh những điều xảy ra trước đó đã tạo cho bạn động lực làm việc và giúp bạn đạt được thành công trong công việc, cuộc sống. Đây là một cách trả lời tự nhiên mà lại rất dễ “chinh phục” nhà tuyển dụng.
Mách bạn cách trả lời câu hỏi “điều gì thúc đẩy bạn làm việc?”
Câu hỏi “điều gì thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày?” thực tế đánh vào tâm lý của các ứng viên. Do đó, nếu các bạn thiếu tinh ý và trả lời quá thật thà mục đích làm việc của mình thì sẽ có thể gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đối với câu này, các bạn nên tránh đề cập đến một số thông tin như:
- Làm việc vì tiền: Mặc dù mục tiêu của con người đi làm là để kiếm tiền, thế nhưng nó lại là vấn đề khá nhạy cảm và không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người đi làm chỉ vì tiền. Do đó, bạn không nên trả lời “tiền là động lực” nhé.
- Làm việc vì sợ bị sa thải: Chắc chắn ai cũng mong muốn có một vị trí công việc ổn định, lâu dài và chẳng ai hy vọng mình bị công ty sa thải cả. Tuy nhiên, câu trả lời như vậy lại khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn làm việc chỉ vì sợ bị đuổi chứ không phải vì muốn cống hiến, vì đam mê.
- Làm việc để được thăng chức: Đây dường như là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người. Thăng chức sẽ giúp chúng ta có vị thế, có tiếng nói và quan trọng là thu nhập cao. Mặc dù vậy, nhà tuyển dụng cũng muốn nhân viên của mình làm việc chỉ vì chiếc “ghế”, họ cần nhiều hơn thế, muốn bạn phải nhiệt huyết, đóng góp cho sự phát triển của họ.
Như vậy, có thể thấy, những câu trả lời về động lực mang tính chủ quan sẽ khó giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Thay vào đó, các bạn nên đặt trọng tâm câu trả lời liên quan đến công việc, lợi ích của công ty để làm nổi bật cách mà bạn sẽ cống hiến. Ví dụ, bạn trả lời như sau:
Có cơ hội làm việc theo nhóm, cùng nhau cống hiến, đóng góp công sức để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu công ty đưa ra là điều lớn nhất thúc đẩy em làm việc mỗi ngày. Đặc biệt, tại công ty XXX, em nghĩ rằng môi trường trẻ trung, năng động, hợp tác cùng sứ mệnh, định hướng phát triển sẽ càng tạo động lực để em muốn gắn bó, làm việc hơn,… |
👉 Xem thêm: Dân công sở làm gì để cân bằng công việc và cuộc sống?
Qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm được bí quyết trả lời câu hỏi “điều gì thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày?” rồi phải không? Chúc các bạn sẽ sớm chinh phục được nhà tuyển dụng và vị trí việc làm mơ ước nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)