CV ngành thương mại điện tử là yếu tố không thể thiếu đối với ứng viên đang tìm việc. Nó như một bản tài liệu tóm tắt về năng lực, trình độ, kinh nghiệm của bạn trong ngành này để nhà tuyển dụng theo dõi và đánh giá. Từ đó họ sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp. Vậy bạn đã biết cách trình bày nội dung trong CV như thế nào chưa? Cùng theo dõi bài viết này của JobsGO nhé.
Mục lục
1. Tầm Quan Trọng Của CV Ngành Thương Mại Điện Tử
CV ngành thương mại điện tử có vai trò quan trọng đối với ứng viên và cả nhà tuyển dụng. Nó được coi như một loại hồ sơ năng lực của bạn khi muốn tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thông qua nội dung trong CV, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khả năng, kinh nghiệm, thành tích và mục tiêu của bạn. Để từ đó đưa ra đánh giá mức độ phù hợp với công việc và lên lịch hẹn phỏng vấn, trao đổi cụ thể.
Vì vậy mà khi trình bày nội dung trong CV thương mại điện tử, bạn không chỉ cần viết đầy đủ, chỉnh chu, chuyên nghiệp mà còn phải làm nổi bật được thông tin quan trọng. Nếu bạn chưa biết viết CV ngành này như thế nào thì hãy theo dõi tiếp ở nội dung phần 2 nhé.
Xem thêm: Ngành thương mại điện tử là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
2. Cách Viết CV Ngành Thương Mại Điện Tử Chuyên Nghiệp
Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, trong CV thương mại điện tử bạn cần trình bày nội dung logic, chọn lọc thông tin quan trọng. Cụ thể từng phần như sau:
2.1. Cách Viết Phần Thông Tin Cơ Bản
Trong CV của mình bạn cần phải viết đầy đủ các thông tin cơ bản như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email. Dựa vào thông tin bạn cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ rất dễ dàng để liên hệ phỏng vấn, mời nhận việc. Để không bỏ lỡ cơ hội của mình, bạn nên rà soát thật kỹ, nhất là số điện thoại và email.
2.2. Cách Viết Phần Mục Tiêu Công Việc
Mục tiêu công việc là nội dung khá quan trọng trong CV, qua đó nhà tuyển dụng đánh giá khả năng cầu tiến và sự đóng góp của bạn cho doanh nghiệp họ. Vì vậy khi trình bày mục tiêu bạn hãy:
- Thể hiện ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.
- Tập trung vào phát triển công việc và mục tiêu chung của công ty.
- Thể hiện bản thân là người cầu tiến, mong muốn được đóng góp cho công ty.
Ví dụ:
Tôi sẽ cố gắng trong thời gian thử việc nắm bắt được yêu cầu và kỹ năng phục vụ cho công việc, liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức về thương mại điện tử. Đồng thời tôi cũng sẽ vận dụng hết khả năng của mình để giúp doanh nghiệp phát triển. Trong tương lai, tôi muốn trở thành một chuyên gia về tiếp thị trực tuyến, có khả năng nghiên cứu, phân tích, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, nội dung và mạng xã hội. Từ đó giúp công ty tăng doanh số bán hàng và đẩy mạnh thương hiệu cho các sản phẩm dịch vụ. |
2.3. Cách Viết Phần Trình Độ Học Vấn
Hiện nay có một số doanh nghiệp không quá quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên. Thế nhưng bạn vẫn cần trình bày trong CV và nó cũng như một điểm nhấn giúp bạn tạo ấn tượng tốt giữa hàng trăm hồ sơ khác.
Trong phần này bạn chỉ nên đề cập đến bậc học cao nhất của mình, có thể là: Trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học,…
Ví dụ:
|
2.4. Cách Viết Phần Kinh Nghiệm Làm Việc
Có thể nói kinh nghiệm làm việc là mục quan trọng nhất trong CV thương mại điện tử. Nó giúp cho nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được năng lực, kỹ năng và mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang cần.
Khi trình bày về kinh nghiệm, bạn nên ưu tiên các công việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Trong đó bạn đề cập đến: Tên công ty, thời gian làm việc, vị trí làm việc, nhiệm vụ, các thành tích đạt được (nếu có).
Ví dụ:
Công ty Cổ phần Dịch vụ ABC (từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2023) Vị trí: Chuyên viên quản lý sản phẩm Nhiệm vụ chính:
Kết quả đạt được: Sản phẩm mới sữa hạt của công ty ra mắt tháng 10/2021 đạt doanh số cao hơn dự kiến 5%. |
2.5. Cách Viết Phần Kỹ Năng
Các doanh nghiệp hiện nay đều quan tâm khá nhiều đến kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm của ứng viên. Bởi họ cho rằng nó sẽ giúp cho ứng viên thích nghi và làm việc tốt hơn trong môi trường nhiều cạnh tranh, đặc biệt là ngành thương mại điện tử.
Về kỹ năng trong CV bạn không cần phải viết quá chi tiết mà chỉ cần liệt kê toàn bộ kỹ năng mà bạn cho rằng nó sẽ cần thiết cho công việc là được. Tuy nhiên bạn cũng đừng đưa kỹ năng không đúng với bản thân mình vào CV nhé, bởi nếu phát hiện nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay lập tức.
Ví dụ:
|
2.6. Cách Viết Phần Người Tham Chiếu
Đối với nội dung người tham chiếu bạn cần phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại hoặc địa chỉ email để nhà tuyển dụng liên hệ đối chiếu các thông tin bạn đã ghi trong CV. Người tham chiếu này có thể là: Cấp trên cũ, đồng nghiệp cũ, trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể để thông tin của thầy cô giáo, bạn học.
Xem thêm: Người tham chiếu là gì? Những lưu ý khi chọn người tham chiếu trong CV xin việc
2.7. Cách Viết Nội Dung Phần Hoạt Động
Các hoạt động trong CV không phải nội dung chính nhưng lại giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt hơn về bạn. Với vị trí trong ngành thương mại điện tử, sự năng động, hoạt bát là không thể thiếu được. Vì vậy bạn nên đưa các hoạt động xã hội, thiện nguyện mà mình đã tham gia khi ngồi trên ghế nhà trường hoặc trong quá trình đi làm.
3. Lưu Ý Khi Viết CV Ngành Thương Mại Điện Tử
Khi viết CV ngành thương mại điện tử bạn hãy lưu ý đến những vấn đề sau để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
3.1. Lỗi Chính Tả, Ngữ Pháp
Viết sai chính tả, ngữ pháp là một lỗi thường gặp và cơ bản khi viết CV. Đây cũng là lỗi bị nhà tuyển dụng đánh giá là nghiêm trọng. Vì họ sẽ cho rằng bạn là người không chuyên nghiệp, cẩu thả, thiếu kiến thức và không có tâm huyết trong công việc.
3.2. Không Trình Bày Quá Dài Dòng
Bạn nên biết rằng, CV thương mại điện tử là bản mô tả ngắn gọn và tóm tắt về thông tin cá nhân, quá trình học tập, làm việc của bạn đến thời điểm hiện tại. Qua CV, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quát về khả năng cũng như mong muốn của bạn với vị trí ứng tuyển.
Tuy nhiên, hầu hết họ sẽ không quá quan tâm đến CV dài dòng, nhiều nội dung. Thậm chí điều đó còn khiến họ cảm thấy khó chịu. Do đó, bạn hãy trình bày CV thật ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung, tránh việc viết CV quá dài dòng và thừa những thông tin không cần thiết.
3.3. Chọn Thiết Kế Dễ Nhìn
Đối với các vị trí trong ngành thương mại điện tử, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và có ấn tượng tốt với CV có thiết kế bắt mắt, tinh tế và sáng tạo. Tuy vậy, bạn cũng nên cẩn thận, hãy chọn CV có thiết kế dễ nhìn, để tránh rối mắt, khó chịu cho người đọc.
3.4. Font Chữ Trong CV
Để thật sự ấn tượng và tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng thì bạn nên chọn font chữ dễ nhìn (Time new roman, Arial,…). Đặc biệt bạn cần tránh các font chữ cầu kỳ, nó sẽ khiến cho người đọc không theo dõi được nội dung, có thể họ sẽ bỏ dở. Đây là một lỗi khá lớn và nếu mắc phải sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá CV không chuyên nghiệp.
Xem thêm: Nên sử dụng Font chữ nào trong CV?
4. Top 10 Mẫu CV Ngành Thương Mại Điện Tử Đẹp 2024
Bạn có thể tham khảo 10 mẫu CV ngành thương mại điện tử dưới đây:
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn nắm được các mẫu CV ngành thương mại điện tử đẹp và cách viết nội dung trong từng phần. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)