Thực tập là một quá trình học hỏi quý giá, yêu cầu sinh viên đầu tư thời gian và công sức cùng sự chăm chỉ, đương đầu với khó khăn. Vậy có nên đi thực tập sớm không hay nên chú trọng vào bài vở lý thuyết? Cùng JobsGO giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thực tập là gì?
Thực tập là trải nghiệm làm việc ngắn hạn ở các công ty, doanh nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội làm việc, tiếp xúc với một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể ở mức độ cơ bản. Thông thường, một kỳ thực tập thường kéo dài 3 – 6 tháng theo một trong hai hình thức là bán thời gian hoặc toàn thời gian.
Đối với sinh viên đại học ở Việt Nam, thực tập là yếu tố bắt buộc để được xét tốt nghiệp. Đa số sinh viên sẽ bắt đầu kỳ thực tập của mình vào khoảng thời gian cuối năm ba đến năm tư.
Những năm gần đây, sinh viên có xu hướng xin đi thực tập sớm ngay từ năm nhất, năm hai nhằm rèn luyện tác phong làm việc và kiến thức chuyên môn. Không chỉ nhà trường mà một số công ty, doanh nghiệp cũng thúc đẩy phong trào này, tổ chức những chương trình thực tập dành riêng cho các tân sinh viên.
👉 Xem thêm: Tại sao sinh viên nên đi thực tập?
Kinh nghiệm khi đi thực tập
Nếu muốn xây dựng ấn tượng tốt ngay trong kỳ thực tập đầu tiên, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng khi đi thực tập mà JobsGO tổng hợp cho bạn dưới đây!
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Việc chuẩn bị hồ sơ xin thực tập đầy đủ sẽ thể hiện được với nhà tuyển dụng về sự nghiêm túc, trân trọng bạn dành cho công việc. Hãy đảm bảo bạn mang đầy đủ những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu và sắp xếp gọn gàng trong túi đựng tài liệu nhé.
Tìm hiểu môi trường thực tập
Trước khi kỳ thực tập chính thức bắt đầu, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về môi trường, quy định và văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn thích nghi với không gian làm việc nhanh hơn, tránh việc phạm lỗi hoặc gây nên những tình huống khó xử những ngày đầu tiên.
Chú ý tác phong chuyên nghiệp
Trong môi trường làm việc nghiêm túc, bạn cần chú ý phong cách ăn mặc và cách nói chuyện sao cho lịch sự, nhã nhặn, tránh gây hiểu lầm và tạo ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp. Bạn nên lựa chọn cách xưng hô hợp ngữ cảnh, vai vế và đặc biệt tránh các từ lóng hay “ngôn ngữ gen Z”.
Thái độ khiêm tốn, cầu thị
Đa số sinh viên chưa có kinh nghiệm trong kỳ thực tập nên việc giữ tinh thần chủ động học hỏi, nghiêm túc với công việc là yếu tố đánh giá quan trọng nhất. Hãy phát biểu ý kiến, quan điểm của bản thân về công việc nhưng bạn cần lắng nghe và tiếp thu các đánh giá, phản hồi của các bậc tiền bối một cách tích cực.
Thân thiện với đồng nghiệp
Việc thân thiện, hòa đồng với các đồng nghiệp xung quanh sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp và có thể giúp bạn tạo dựng mạng lưới quan hệ hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai của mình. Ngoài ra, bên cạnh người hướng dẫn, bạn có thể học hỏi được các kiến thức, kinh nghiệm làm việc thực tế vô cùng bổ ích từ đồng nghiệp.
👉 Xem thêm: 6 sai lầm cần tránh khi tìm việc thực tập
Top 5 lý do sinh viên nên đi thực tập càng sớm càng tốt
Vậy thực tập sớm giúp ích được gì cho sinh viên? Cùng JobsGO tìm hiểu qua đây nhé.
Trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế
Kinh nghiệm làm việc thực tế mà thực tập sinh nhận được là lợi ích quý giá nhất của kỳ thực tập. Trong kỳ thực tập, sinh viên sẽ được áp dụng những lý thuyết đã học vào công việc thực tế nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng của bản thân. Ngoài ra, đi thực tập sớm giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, phát triển kỹ năng và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp. Quá trình chuẩn bị cho phỏng vấn thực tập sinh cũng là cơ hội để rèn luyện khả năng giao tiếp và tự tin trình bày bản thân.
Hướng nghiệp
Thực tập là phương thức hiệu quả nhất để xác định ngành nghề phù hợp với bản thân trong tương lai. Sinh viên được làm việc trực tiếp trong lĩnh vực lựa chọn và có thể dễ dàng xác định xem liệu ngành nghề này có dành cho mình hay không. Nếu cảm thấy không phù hợp, sinh viên có thể cân nhắc và thay đổi lĩnh vực hoạt động thích hợp với mình trong tương lai.
Phát triển kỹ năng sống
Không chỉ kiến thức chuyên môn, thực tập sinh sẽ trau dồi được các kỹ năng mềm cần thiết như: làm việc nhóm, thành thạo các công cụ tin học,… Ngoài ra, sinh viên sẽ nhận thấy được ưu, nhược điểm của bản thân xuyên suốt kỳ thực tập nhờ sự đánh giá từ người hướng dẫn. Nhờ vậy, bạn có thể trau dồi thế mạnh và khắc phục thiếu sót của mình trong tương lai.
👉 Xem thêm: Giải đáp cho bạn: Có nên thực tập ở công ty Startup không?
Tạo lợi thế trên thị trường tuyển dụng
Sở hữu kinh nghiệm làm việc dưới hình thức thực tập sẽ tạo cho bạn lợi thế nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng nhờ khả năng thích ứng nhanh và đa nhiệm. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận được mức lương khởi điểm cao hơn các ứng viên chưa có kinh nghiệm. Khi bắt đầu, nhiều bạn thường thắc mắc “JD là gì” – JD (Job Description) là bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra, giúp ứng viên hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu và kỹ năng cần thiết. Nắm vững JD không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp khi ứng tuyển. Thực tập sớm chính là cơ hội để học hỏi, phát triển và tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Trong kỳ thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành. Duy trì mối quan hệ thân thiết và ấn tượng tốt đẹp với họ sẽ mở ra cho thực tập sinh các cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, các bạn sinh viên có thể đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân rằng có nên đi thực tập sớm không nhé. Hãy theo dõi JobsGO trong thời gian tới để đón đọc các bài viết bổ ích về hướng nghiệp, tuyển dụng nhé.
👉 Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới làm gì để chớp cơ hội?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)