Bạn từng nghe ai đó nói rằng đầu tư chứng chỉ quỹ là một hình thức đầu tư có lợi nhuận và tính an toàn cao? Điều này liệu có đúng? Và chứng chỉ quỹ thực sự là gì? Kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé!
Mục lục
- 1. Chứng chỉ quỹ là gì?
- 2. Ưu Điểm Của Chứng Chỉ Quỹ Là Gì?
- 3. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu
- 4. Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?
- 5. Đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào?
- 6. Tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ tốt cho nhà đầu tư mới
- 7. Kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả
- 8. Top các chứng chỉ quỹ tốt nhất Việt Nam
- Câu hỏi thường gặp
1. Chứng chỉ quỹ là gì?
Theo điều 4, luật chứng khoán 2019, chứng chỉ quỹ hay CCQ là sản phẩm thể hiện quyền cơ bản nhất của mỗi chủ đầu tư đối với vốn của mình cho quỹ mở.
Đây là loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ phát hành thay mặt cho Quỹ đầu tư, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối với tài sản hoặc vốn của Quỹ được tính theo tỷ lệ đơn vị của Quỹ do Nhà đầu tư đó góp vào vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
Xem thêm: Môi giới chứng khoán là gì? Học gì để làm nghề Môi giới chứng khoán?
2. Ưu Điểm Của Chứng Chỉ Quỹ Là Gì?
Chứng chỉ quỹ có một số ưu điểm đáng chú ý như sau:
- Đa dạng tài sản: Chứng chỉ quỹ thường đầu tư vào một loạt các tài sản khác nhau, từ cổ phiếu đến trái phiếu, hàng hóa, thậm chí cả bất động sản. Điều này giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách phân bổ đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Quản lý chuyên nghiệp: Quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, những người có kiến thức sâu rộng về thị trường và các cơ hội đầu tư. Điều này giúp tăng cơ hội sinh lời và giảm rủi ro.
- Tính thanh khoản: Chứng chỉ quỹ thường có tính thanh khoản cao, có nghĩa là bạn có thể dễ dàng mua và bán chúng. Điều này làm cho việc đầu tư trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
- Mức đầu tư ban đầu thấp: Một số chứng chỉ quỹ có mức đầu tư ban đầu thấp, cho phép nhà đầu tư có thể tham gia thị trường tài chính mà không cần phải có số vốn lớn.
- Minh bạch: Các quỹ đầu tư thường phải công bố thông tin về danh mục đầu tư, chi phí và hiệu suất. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hiểu rõ về cách quỹ hoạt động và tiềm năng sinh lời của quỹ.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng mỗi loại chứng chỉ quỹ có những rủi ro riêng và cần phải được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.
3. Phân biệt chứng chỉ quỹ và cổ phiếu
Về bản chất, chứng chỉ quỹ giống như cổ phiếu của một công ty. Điều đó có nghĩa là bạn cũng sẽ được hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp vào. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Tiêu chí so sánh | Chứng chỉ quỹ | Cổ phiếu |
Mục đích đầu tư | Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán. | Là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể. |
Quyền quyết định | Người sở hữu không có quyền biểu quyết hay quản lý công ty. Mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. | Người sở hữu có quyền biểu quyết và đưa ra các ý kiến để quản lý công ty. |
Trách nhiệm | Công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư ra quyết định mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. | Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định và theo dõi khoản đầu tư. |
4. Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?
Nên đầu tư chứng chỉ quỹ hay không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Trước khi đưa ra lời khuyên, JobsGO sẽ liệt kê một số lợi ích mà chứng chỉ quỹ mang lại:
- Bạn không cần có quá nhiều kiến thức về tài chính, chứng khoán mà vẫn có thể đầu tư chứng chỉ quỹ.
- Đầu tư chứng chỉ quỹ mang tính chất dài hạn, vì vậy bạn sẽ tránh được những biến động của thị trường và vốn của bạn sẽ được quản lý bởi những nhà đầu tư có kinh nghiệm.
- Đầu tư chứng chỉ quỹ có tính thanh khoản cao nên việc rút vốn cũng khá dễ dàng.
- Bạn sẽ tạo ra được nguồn thu nhập thường xuyên, thậm chí là làm giàu nếu sinh ra nhiều lợi nhuận.
Mặc dù vậy thì việc đầu tư chứng chỉ quỹ vẫn sẽ tồn tại những rủi ro nhất định, đặc biệt là rủi ro liên quan đến interest rate. Do đó, những ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu về lợi nhuận cao thì mới nên đầu tư vào đây.
>> Tìm hiểu ngay: Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì? Top quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam
5. Đầu tư chứng chỉ quỹ như thế nào?
Sau khi đã chắc chắn về việc sẽ đầu tư chứng chỉ quỹ, bạn sẽ cần chuẩn bị tiền bạc, giấy tờ, liên hệ công ty quản lý quỹ để mở tài khoản. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
- Nghiên cứu, lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín.
- Liên hệ công ty quản lý quỹ để yêu cầu đầu tư.
- Chuẩn bị các hồ sơ đầy đủ (đơn đăng ký, căn cước công dân photo).
- Đăng ký mua chứng chỉ quỹ.
- Chuyển tiền vào tài khoản được yêu cầu từ nhà đầu tư.
- Nhận xác nhận giao dịch thành công.
- Theo dõi, đọc báo cáo định kỳ từ công ty quản lý quỹ.
- Bán chứng chỉ quỹ khi đã đạt được mục tiêu về lợi nhuận.
6. Tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ tốt cho nhà đầu tư mới
Với các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm cho việc mua chứng chỉ quỹ thì sẽ cần lưu ý một số tiêu chí đánh giá chứng chỉ quỹ tốt như sau:
- Các kết quả trong quá khứ của quỹ đầu tư như thế nào? Nó có mang lại nguồn lợi nhuận trong những năm gần nhất hay không? Từ đó, bạn sẽ đưa ra dự đoán tăng trưởng của các chứng chỉ trong tương lai.
- Danh mục đầu tư chứng chỉ quỹ có đa dạng hay không? Dù điều này không xóa bỏ được toàn bộ rủi ro nhưng có thể giảm được phần nào với quy tắc chia đều số trứng vào các giỏ khác nhau.
- Xem xét khả năng làm việc của các công ty quản lý quỹ có đảm bảo không? Công ty có tập hợp những người giàu kinh nghiệm, giúp họ xây dựng danh mục đầu tư, phân tích, đánh giá thị trường hay không?
- Thông tin công bố từ công ty quản lý quỹ phải minh bạch, được đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng.
>> Tìm hiểu ngay: Investor là gì? Yếu tố để trở thành nhà đầu tư giỏi
7. Kinh nghiệm đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả
Việc đầu tư thu lợi nhuận từ bất kỳ một hình thức nào không phải chuyện đơn giản. Có những người phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả công sức tìm hiểu. Vậy nên, để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay một vài kinh nghiệm JobsGO gợi ý dưới đây:
7.1 Lựa chọn doanh nghiệp quản lý quỹ uy tín, chất lượng
Công ty quản lý quỹ sẽ chịu trách nhiệm đối với khoản mà bạn đầu tư, mua bán chứng chỉ quỹ. Họ là người cầm tiền của bạn và giúp bạn thu về lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn nhất. Người ta thường nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”, cũng bởi thế mà bạn nên tìm các công ty có độ uy tín cao, có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về thị trường đầu tư, chứng khoán. Chỉ như vậy thì mới giúp khoản tiền ban đầu của bạn sinh lời nhanh chóng.
Để đánh giá mức độ uy tín của chứng chỉ quỹ, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau:
- Các tài liệu quản lý chứng chỉ quỹ về điều lệ.
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ.
- Nguồn lợi nhuận tốt.
- Công ty uy tín, có trách nhiệm.
- Chứng chỉ quỹ phải được giám sát bởi Ngân hàng và theo quy định pháp luật.
- Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ cần đủ giấy tờ, điều lệ, có cam kết bảo hành phát hành.
7.2 Giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng là thông số vô cùng quan trọng dùng để đánh giá về hiệu quả và lợi nhuận mà quỹ đầu tư đó đem lại. Bên cạnh đó, giá trị tài sản ròng còn là cơ sở để chủ đầu tư quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất. Giá trị tài sản ròng gồm:
- Vốn của các cổ đông (gọi là vốn điều lệ).
- Vốn được tạo ra từ lợi nhuận.
- Khoản vốn chênh lệch khi tung cổ phiếu ra thị trường lớn hơn về mệnh giá và quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
Trong đó giá trị tài sản ròng được xác định bằng công thức như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tỷ số giá trị tài sản ròng của công ty/của quỹ + Tổng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đã được phát hành. |
7.3 Cần phải chấp nhận rủi ro khi đầu tư
Với bất kỳ một cuộc giao dịch, mua bán nào trên thương trường bạn nên chuẩn bị tâm lý chấp nhận rủi ro mặc dù đó là điều không ai muốn xảy ra. Riêng với chứng chỉ quỹ thì khả năng rủi ro sẽ bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp quản lý – nơi mà bạn đã lựa chọn gửi gắm niềm tin.
Xem thêm: Các vị trí việc làm trong công ty chứng khoán “hot” nhất 2022
7.4 Nghiên cứu và phân tích thị trường đầu tư
Có thể thấy việc đầu tư để hình thành quỹ chung có ưu điểm lớn là người tham gia không cần biết nhiều kiến thức về lĩnh vực chứng khoán. Thế nhưng, những điều cơ bản bạn vẫn nên nắm chắc và nên có động thái tìm hiểu thị trường. Cần tìm hiểu xem các sản phẩm đó có thể sinh lời hay không để lên một kế hoạch lâu dài. Nói chung, bạn không nên quá dựa dẫm vào đơn vị quản lý quỹ mà bản thân chủ đầu tư phải có sự hiểu biết nhất định để đưa ra quyết định đúng đắn.
8. Top các chứng chỉ quỹ tốt nhất Việt Nam
Tại Việt Nam có rất nhiều quỹ đầu tư uy tín, bạn có thể tham khảo một vài quỹ dưới đây:
8.1 Chứng chỉ quỹ SSI
Chứng chỉ quỹ SSI thuộc công ty TNHH Quản lý quỹ SSI. Đây là quỹ công chúng ở dạng mở với giá trị đăng ký mua tối thiểu là 2 triệu đồng và không giới hạn thời gian hoạt động.
Chứng chỉ này có mục tiêu tăng trưởng giá trị tài sản ròng dài hạn, tạo thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư.
8.2 Chứng chỉ quỹ Techcombank
Chứng chỉ quỹ Techcombank được biết đến là quỹ đầu tư trái phiếu TCMF. Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội song hành cùng tập đoàn Techcombank để đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi để đem về nguồn thu nhập lâu dài.
Với chứng chỉ này, các bạn sẽ không cần vốn quá lớn mà lợi nhuận lại ổn định, thanh khoản linh hoạt, an toàn.
8.3 Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF)
Chứng chỉ quỹ Vndirect được quản lý bởi công ty IPAAM (thuộc công ty Cổ phần chứng khoán Vndirect). Tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ này, bạn sẽ có được khoản thu nhập vượt trội vì các quyết định đầu tư đều được thực hiện, hỗ trợ từ các chuyên gia có kinh nghiệm, nổi tiếng.
Chứng chỉ này phù hợp với những ai có định hướng đầu tư dài hạn. Số tiền tham gia tối thiểu sẽ là 1 triệu đồng.
8.4 Chứng chỉ quỹ ETF
Chứng chỉ quỹ ETF hay còn gọi là quỹ hoán đổi danh mục. Quỹ này mô phỏng tỷ suất sinh lợi nhuận của cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, loại tài sản. ETF được tạo ra cho một số lượng nhà đầu tư cùng tham gia góp vốn, giấy chứng nhận sở hữu ETF sẽ được gọi là chứng chỉ quỹ ETF.
Chứng chỉ quỹ ETF có 2 đặc điểm chính là:
- Một cổ phiếu thông thường khi niêm yết
- Giao dịch trên sàn chứng khoán
8.5 Chứng chỉ quỹ VFM
Chứng chỉ quỹ VFM là quỹ đại chúng thuộc công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam. Chứng chỉ này huy động các nguồn vốn cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước.
VFM có mục tiêu xây dựng danh mục đầu tư cân đối, đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, giảm rủi ro trong việc đầu tư.
8.6 Chứng chỉ quỹ VCBF
Chứng chỉ quỹ VCBF là một loại chứng chỉ được cấp bởi quỹ mở VCBF và chỉ đầu tư vào các trái phiếu, cổ phiếu đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
Giá của chứng chỉ quỹ VCBF sẽ được tính vào thứ 4 hàng tuần, do ngân hàng Standard Chartered thực hiện. Ngoài ra, toàn bộ những thông tin về giá, báo cáo đều được công bố trên website của công ty.
Với các thông tin trên đây, rất mong đã giúp bạn hiểu rõ “chứng chỉ quỹ là gì?”. Ngoài ra đừng quên ghé vào website JobsGO.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, trong đó có cả câu hỏi bank deposit là gì?.
Câu hỏi thường gặp
1. Điểm Khác Nhau Giữa Chứng Khoán Và Chứng Chỉ Quỹ Là Gì?
Tiêu chí | Chứng khoán | |
Khái niệm | Là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với một phần vốn góp của quỹ đầu tư. | Là tài sản tài chính có thể là chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền, chứng khoán phái sinh,... |
Mục đích | Đầu tư gián tiếp vào một danh mục đa dạng các loại chứng khoán thông qua quỹ đầu tư. | Đầu tư trực tiếp vào công ty (cổ phiếu), cho công ty vay (trái phiếu), hoặc các quyền liên quan khác. |
Rủi ro | Rủi ro phân tán nhờ đầu tư vào nhiều loại tài sản trong quỹ. | Rủi ro tập trung vào từng loại tài sản cụ thể. |
Lợi nhuận | Phụ thuộc vào hiệu suất tổng thể của quỹ. | Phụ thuộc vào hiệu suất của công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc công cụ tài chính cụ thể. |
Quản lý | Được quản lý bởi các chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp. | Nhà đầu tư tự quản lý hoặc thuê tư vấn quản lý danh mục đầu tư của mình. |
Tính thanh khoản | Thường có thanh khoản cao, nhưng phụ thuộc vào loại quỹ (mở, đóng). | Tùy thuộc vào loại chứng khoán: cổ phiếu thường có thanh khoản cao, trái phiếu và các công cụ khác có thể thấp hơn. |
Chi phí | Có phí quản lý quỹ, phí giao dịch khi mua/bán chứng chỉ quỹ. | Có thể bao gồm phí môi giới, phí giao dịch và các chi phí liên quan đến quản lý danh mục đầu tư cá nhân. |
Phân phối lợi nhuận | Lợi nhuận được phân phối cho nhà đầu tư dưới dạng cổ tức hoặc tái đầu tư vào quỹ. | Lợi nhuận từ cổ phiếu dưới dạng cổ tức, từ trái phiếu dưới dạng lãi suất, hoặc từ chứng quyền và phái sinh. |
Tính minh bạch | Thường có mức độ minh bạch cao với báo cáo định kỳ về hiệu suất quỹ và danh mục đầu tư. | Tính minh bạch phụ thuộc vào loại chứng khoán và công ty phát hành, có thể yêu cầu tự nghiên cứu kỹ lưỡng. |
2. Điểm Khác Biệt Giữa Cổ Phiếu Và Chứng Chỉ Quỹ Là Gì?
Về bản chất, chứng chỉ quỹ giống như cổ phiếu của một công ty. Điều đó có nghĩa là bạn cũng sẽ được hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp vào. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ và cổ phiếu vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
Tiêu chí so sánh | Chứng chỉ quỹ | Cổ phiếu |
Mục đích đầu tư | Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán. | Là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể. |
Quyền quyết định | Người sở hữu không có quyền biểu quyết hay quản lý công ty. Mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. | Người sở hữu có quyền biểu quyết và đưa ra các ý kiến để quản lý công ty. |
Trách nhiệm | Công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư ra quyết định mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. | Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định và theo dõi khoản đầu tư. |
3. Nên Đầu Tư Chứng Chỉ Quỹ Ngắn Hạn Hay Dài Hạn?
Đầu tư chứng chỉ quỹ ngắn hạn hay dài hạn tùy thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn. Đầu tư chứng chỉ quỹ ngắn hạn phù hợp với những ai cần tiền trong thời gian ngắn và muốn giảm thiểu rủi ro do biến động thị trường. Đầu tư chứng chỉ quỹ dài hạn thích hợp với những người hướng đến mục tiêu tài chính lâu dài, đồng thời có khả năng chịu được biến động thị trường. Việc đầu tư chứng chỉ quỹ dài hạn giúp tối ưu hóa lợi nhuận qua thời gian nhờ lãi suất kép và tăng trưởng thị trường.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)