Năm 2024 đánh dấu những thay đổi quan trọng trong hệ thống giáo dục đặc biệt là yếu tổ cải cách về các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về chứng chỉ này. Hãy cùng khám phá và nắm bắt cơ hội vàng để nâng tầm sự nghiệp của bạn!
Mục lục
1. Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Là Gì?
Điều 8 Luật Viên chức (2010) định nghĩa: “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp”. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp còn được biết đến là chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đối với giáo viên, chứng chỉ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp họ nâng cao trình độ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Việc sở hữu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để giáo viên được thăng hạng, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý và hưởng các chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Giáo viên sẽ được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi tham gia khóa bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
2. Quy Định Về Bãi Bỏ Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp
Bộ giáo dục đã 2 lần kiến nghị để bỏ quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Lần thứ nhất đã được đề xuất thay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bằng chứng chỉ bồi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lần thứ hai đã đề nghị không yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh mà chỉ cần giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của từng năm giữ hạng.
Tại thời điểm đề nghị đó đã được Bộ nội vụ nghiên cứu xem xét, thế nhưng do quy định trong Luật Viên chức và theo Nghị định 101 nên chưa có điều chỉnh gì mới.
2.1 Khi Nào Chính Thức Bãi Bỏ Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp?
Bộ Giáo dục mới chính thức ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 30/5/2023). Theo đó, chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể:
Sửa đổi Thông tư | Điều, Khoản | Nội dung sửa đổi |
01/2021/TT-BGDĐT | Điểm b khoản 3 Điều 3
Điểm b khoản 3 Điều 4 Điểm b khoản 3 Điều 5 |
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. |
02/2021/TT-BGDĐT | Điểm b khoản 3 Điều 3 Điểm b khoản 3 Điều 4 Điểm b khoản 3 Điều 5 | Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. |
03/2021/TT-BGDĐT | Điểm b khoản 3 Điều 3 Điểm b khoản 3 Điều 4 Điểm b khoản 3 Điều 5 | Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. |
04/2021/TT-BGDĐT | Điểm b khoản 3 Điều 3 Điểm b khoản 3 Điều 4 Điểm b khoản 3 Điều 5 | Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông. |
2.2 Chức Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Có Bắt Buộc Đối Với Giáo Viên Khi Đi Thi Hoặc Xét Thăng Hạng?
Căn cứ Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, giáo viên đã sở hữu một trong những chứng nhận phù hợp với bậc học mà họ đang giảng dạy trước ngày 30/6/2022 sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ. Họ có thể sử dụng chứng chỉ này để tham gia kỳ thi hoặc được xét nâng cấp Chức danh nghề nghiệp mà không cần phải tham gia chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học đó.
Cụ thể:
- Giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, III, IV.
- Giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, III, IV.
- Giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, II, III
- Giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, II, III.
2.3 Có Yêu Cầu Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Khi Bổ Nhiệm, Chuyển Xếp Chức Danh Nghề Nghiệp Không?
Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định rằng, khi tiến hành bổ nhiệm, điều chỉnh hoặc chuyển đổi Chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các Thông tư từ 01 đến 04, giáo viên không cần phải xuất trình chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên, đối với giáo viên mới tuyển dụng, họ buộc phải có chứng chỉ đúng quy định trong thời gian thực tập.
Cụ thể:
- Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (VD: chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 1, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 2,…) theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không thực hiện chế độ tập sự thì phải thực hiện bổ sung chứng chỉ trong thời hạn một năm kể từ ngày được tuyển dụng.
- Tính đến ngày Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, các trường hợp còn dưới một năm thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn một năm kể từ ngày Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành.
Trong tình huống giáo viên đang giảng dạy ở cấp học chưa tương ứng với chức danh nghề nghiệp hiện tại hoặc khi chuyển sang vị trí mới nhưng chức danh hiện hành không phù hợp với yêu cầu công việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xét chuyển chức danh nghề nghiệp cho giáo viên đó theo Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Quá trình này phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm và chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất của hạng được chuyển theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007/TT-BNV và theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Khi chuyển chức danh nghề nghiệp, không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp, không kết hợp nâng bậc lương;
- Khi chuyển chức danh nghề nghiệp không yêu cầu viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm được chuyển;
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp cũ được xác định tương đương thời gian giữ chức danh nghề nghiệp được chuyển.
Xem thêm: Top 5 ngành không thể bỏ qua nếu bạn chọn thi khối C
3. Quy Định Về 04 Yêu Cầu Tiêu Chuẩn Đạo Đức Nghề Nghiệp Giáo Viên
Trước đây, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy định riêng cho từng hạng chức danh nghề nghiệp, dẫn đến sự phân biệt và gây khó khăn trong việc đánh giá, áp dụng. Nhằm thống nhất và nâng cao hiệu quả thực thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định áp dụng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng chức danh.
Theo Điều 2a Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT (sửa đổi bổ sung điều 2a Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Hiện nay, có nhiều lựa chọn để học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp online rất thuận tiện. Hình thức học trực tuyến giúp giáo viên chủ động sắp xếp thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Như vậy toàn bộ các thắc mắc của bạn về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã được giải đáp trong nội dung trên. Đừng quên ghé jobsgo.vn để có thêm nhiều kiến thức, thông tin việc làm bổ ích khác nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Các Trường Được Cấp Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp?
Có 49 trường được giao nhiệm vụ đào tạo và tổ chức thi lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, sau đây là một số trường nổi bật nhất:
- Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương
- Học viện quản lý giáo dục
- Trường đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường đại học Sư phạm Hà Nội II
- Trường đại học Bách khoa Hà Nội
2. Chứng Chỉ Chức Danh Nghề Nghiệp Có Thời Hạn Không?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên không có thời hạn. Nếu giáo viên nào có chứng chỉ hạng cao thì có thể bảo lưu để sử dụng sau khi thăng hạng.
3. Có Nên Học Lớp Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp?
Nếu giáo viên đã có chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy trước ngày 30/6/2022 thì không cần phải học chương trình bồi dưỡng. Tuy nhiên, nếu chưa có chứng chỉ hoặc muốn nâng cao năng lực thì rất nên tham gia lớp bồi dưỡng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)