Có thể nói, phòng sản xuất là một trong những bộ phận không thể thiếu với mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch sản xuất là gì không? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về chung về phòng sản xuất
Phòng sản xuất không còn xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một phòng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công ty. Nhờ có phòng sản xuất mà các doanh nghiệp mới cung ứng đủ nhu cầu cho thị trường. Quen thuộc là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty sản xuất.
Hiểu một cách đơn giản, phòng sản xuất chính là nơi tạo ra sản phẩm nằm trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn các sản phẩm sẽ được tạo ra tại khu nhà máy, công xưởng. Công việc của một phòng sản xuất cực kỳ quan trọng, nó có nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận này phải kết hợp để cho ra được kết quả tốt nhất.
👉 Xem thêm: Tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp
Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất
Phòng sản xuất gồm những bộ phận nào?
Như đã nhắc đến trong phần trên, phòng sản xuất có khá nhiều bộ phận, thế nhưng mỗi bộ phận lại nắm giữ một vai trò, trách nhiệm riêng biệt. Có thể hiểu họ như những mắt xích quan trọng trong quá trình tạo ra thành phẩm hoàn hảo, chỉ cần thiếu một mắt xích thì cả dây chuyền đều sẽ hỏng.
Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà phòng sản xuất được chia thành nhiều bộ phận khác nhau thực hiện nhiệm vụ phòng sản xuất, thế nhưng cơ bản sẽ bao gồm:
- Trưởng phòng sản xuất
- Nhân viên quản lý sản xuất
- Công nhân sản xuất
Bên cạnh đó, những công ty quy mô lớn còn có cả giám đốc, phó giám đốc sản xuất nữa.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Trưởng phòng sản xuất
Người trưởng phòng sản xuất có nhiệm vụ gì? Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân viên, công nhân sản xuất về năng suất làm việc, đảm bảo với cấp trên về chất lượng thành phẩm. Không những thế họ còn phải xử lý vấn đề nhân sự trong phòng của mình.
Cụ thể hơn:
- Người trưởng phòng sản xuất sẽ phải tiếp nhận đơn hàng, sau đó lên kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho cấp trên, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiến độ công việc đều.
- Quản lý nhân sự và tranh thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.
- Luôn theo dõi nhân viên làm việc, báo cáo tình hình công việc với cấp trên.
- Thực hiện các phân tích và có đề xuất công việc.
- Thực hiện thêm các nhiệm vụ khác mà cấp trên yêu cầu.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng sản xuất
Nhân viên quản lý sản xuất
Khi nhắc đến bộ phận sản xuất có chức năng gì thì chúng ta không thể nào không nói đến nhân viên quản lý sản xuất. Công việc của họ chính là giữ tiến độ sản xuất luôn ổn định, số lượng, chất lượng sản phẩm đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp chức năng nhiệm vụ của xưởng sản xuất khác nhau. Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, đôi khi họ còn phải đảm nhận thêm công việc quản lý và mua nguyên vật liệu, giao hàng,…
Bên cạnh đó thì nhân viên sản xuất cũng sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ khác như:
- Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách từ bộ phận kinh doanh, phân tích các số liệu, lập ra kế hoạch và lịch sản xuất.
- Đề xuất ngân sách, thời gian thực hiện, đảm bảo hàng hóa giao đúng hẹn.
- Luôn theo dõi quá trình sản xuất và có phương án xử lý các tình huống phát sinh.
- Làm báo cáo theo dõi và thống kê sản xuất.
- Thực hiện tuyển dụng nhân sự sản xuất, đánh giá hiệu quả làm việc công nhân.
- Lập các kế hoạch về nhu cầu và điều phối, chuyển đổi trang thiết bị sao cho phù hợp với tình hình sản xuất.
- Có phương hướng khắc phục khi sản phẩm bị lỗi hoặc gặp vấn đề nào đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Công nhân sản xuất
Những công nhân sản xuất sẽ trực thuộc phòng sản xuất và chịu sự quản lý từ quản lý và trưởng phòng. Họ có trách nhiệm dọn dẹp, vận hành trang thiết bị, máy móc, dây chuyền làm việc. Bên cạnh đó họ còn phải tập hợp và kiểm tra toàn bộ sản phẩm và làm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho mình và cả nhà máy.
Chức năng, nhiệm vụ của công nhân sản xuất:
- Thực hiện các công đoạn, quá trình theo phân công của quản lý.
- Làm đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật dây chuyền.
- Thực hiện vệ sinh máy móc trước khi vào ca buổi sáng.
- Trong quá trình khởi động máy móc nếu như thấy lỗi, hư hỏng thì báo cáo lại để tổ sửa chữa kiểm tra, không được tự ý sửa máy móc.
- Kiểm tra dầu trong máy thường xuyên.
- Kiểm tra các dụng cụ bảo hộ lao động.
- Trong quá trình làm việc phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của tổ kỹ thuật.
- Theo dõi, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa.
- Kết thúc ca làm việc phải vệ sinh máy và ngắt nguồn điện.
👉 Xem thêm: Phòng kinh doanh: Khái niệm, Chức năng, Nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức
Trên đây là thông tin về chức năng nhiệm vụ của phòng điều hành sản xuất mà bạn cần phải nắm rõ. Nếu như có công việc phát sinh các bộ phận sẽ phải tăng ca làm thêm để xử lý, đảm bảo hiệu suất cấp trên giao.Bên cạnh đó, việc phân phối sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất, giúp đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Rất mong các thông tin này sẽ có ích cho bạn và cũng đừng quên “ghé” JobsGO thường xuyên để cập nhật bài viết mới nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)