Nắm được cách tính dưỡng sức sau sinh là điều người lao động nữ nên trang bị ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cả về sức khỏe và kinh tế. Ở bài viết này, JobsGO sẽ giúp mẹ có được toàn bộ kiến thức về chế độ này, theo quy định Nhà nước mới nhất.
Mục lục
1. Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh Là Gì?
Tiền dưỡng sức sau sinh là khoản tiền được Bảo hiểm xã hội chi trả để chăm sóc và hỗ trợ cho phụ nữ sau khi họ đã sinh con. Khoản trợ cấp này sẽ giúp các bà mẹ phần nào yên tâm về kinh tế để có thể tập trung hồi sức, chăm sóc bản thân và con.
Tiền dưỡng sức sau sinh được chi trả căn cứ theo:
- Luật BHXH 2014.
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Quy Định Về Điều Kiện, Thời Gian Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tại điều 41 đã nêu rõ:
“Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”
Cụ thể, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh với lao động nữ theo quy định như sau:
- Lao động nữ sinh thường:
- Sinh thường 01: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày.
- Sinh đôi trở lên mà sinh thường: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày.
- Lao động nữ sinh mổ:
- Sinh một con mà phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 07 ngày.
- Sinh đôi trở lên phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 10 ngày.
- Các trường hợp còn lại: nghỉ tối đa 5 ngày sau sinh
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản
3. Cách Tính Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh 2024
Theo Thông tư 59/2015/TT-BHXH, tiền dưỡng sức sau sinh dành cho lao động nữ sau sinh con được tính bằng 30% mức lương cơ sở hiện hành.
Cụ thể:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ |
Trong đó: Mức lương cơ sở 2024 áp dụng: Từ ngày 01/01 – 30/6/2024 là 1,8 triệu đồng/tháng. Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Mức lương này sẽ được JobsGO cập nhật khi có thông tin mới nhất.
Ví dụ: Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức trong khoảng thời gian 01/01/2024 – 01/7/2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 5 x 30% x 1.800.000 = 2.700.000 (đồng) |
4. Thủ Tục Nhận Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết tiền dưỡng sức sau sinh cho người lao động khi có danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động lập.
Vậy nên, để nhận được khoản hỗ trợ này, người lao động nữ buộc phải có tên trong danh sách nhân viên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do đơn vị công tác/ doanh nghiệp sử dụng lao động lập ra. Sau đó, tuỳ vào yêu cầu từng doanh nghiệp, người lao động có thể phải nộp thêm một số các giấy tờ cần thiết. Hồ sơ cung cấp phải đảm bảo các thông tin về thời gian thai sản, tình trạng sức khoẻ, hình thức sinh, số con,… để được đảm bảo quyền lợi.
Sau khi nhận đơn xin nghỉ dưỡng sức cùng bộ hồ sơ cần thiết từ người lao động, doanh nghiệp sẽ phê duyệt, thực hiện các thủ tục nội bộ và gửi lại khuyến nghị theo mẫu báo cáo 01B-HSB (theo quyết định 166 của cơ quan bảo hiểm xã hội) cho cơ quan bảo hiểm.
Theo điều 4 quyết định số 166 của bảo hiểm xã hội, thời hạn nộp danh sách người lao động được hưởng chế độ nghỉ sau thai sản tối đa là 10 ngày. Sau 6 ngày tiếp theo kể từ thời điểm nộp, cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ chi trả khoản tiền theo như quy định.
Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
5. Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Nhận?
Theo khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN kèm theo của Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì sau tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, người lao động sẽ nhận được khoản tiền dưỡng sức sau sinh.
Nắm rõ cách tính dưỡng sức sau sinh giúp người lao động đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Hãy nhanh chóng, kịp thời khai báo theo đúng quy định nếu bạn đủ điều kiện nhận được chế độ này nhé. Và cũng đừng quên để lại ý kiến dưới phần bình luận nếu bạn còn bất cứ băn khoăn/ thắc mắc để được Jobsgo hỗ trợ nhanh chóng 24/7!
Xem thêm: Nên mua bảo hiểm thai sản hay bảo hiểm y tế trước khi mang thai
Câu hỏi thường gặp
1. Chế Độ Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Của Giáo Viên?
Bộ luật lao động không có quy định riêng về chế độ nghỉ sau thai sản của giáo viên. Vì vậy mức áp dụng chế độ thai sản với giáo viên tương tự như người lao động bình thường (điều 41 luật bảo hiểm xã hội 2014). Mức áp dụng cũng tính theo công thức: lương cơ sở *30%.
2. Tiền Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Ai Trả?
Theo điều 84, luật bảo hiểm xã hội 2014, số tiền người lao động nhận được theo chế độ sau thai sản là do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Đây cũng là đơn vị tiếp nhận/ xử lý các chế độ liên quan tới thai sản cho người lao động.
3. Nghỉ Thai Sản Xong Nghỉ Dưỡng Sức Luôn Được Không?
Người lao động có thể nghỉ dưỡng sức ngay sau khi nghỉ thai sản. Thời gian và chế độ được hưởng theo như quy định tại điều 41 luật bảo hiểm xã hội 20214 đã nêu trên.
4. Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Có Được Hưởng Lương Không?
Điều 168 bộ luật lao động 2019 đã quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)