C/O giáp lưng là gì? Những điều kiện được cấp C/O là gì?

Đánh giá post

C/O là cụm từ được nhắc đến nhiều trong xuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp. Vậy bạn có biết C/O là gì? Điều kiện được cấp C/O như thế nào? Bạn hãy dành thời gian cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn ở nội dung bài viết sau đây nhé.

Khái niệm C/O giáp lưng là gì?

C/O giáp lưng hay còn được nhắc đến với cái tên back to back C/O. Nó được cấp bởi tổ chức của các nước trong Hiệp định thương mại tự do (gọi tắt là FTA) để xuất hàng hóa căn cứ vào C/O ưu đãi do nước xuất khẩu đầu tiên cấp. 

C/O giáp lưng là gì?

Như vậy, hàng hóa thương mại sẽ được vận chuyển từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu và phải thông qua một nước trung gian (trong hiệp định)  nhưng sẽ không làm mất xuất xứ của hàng hóa đó.

👉 Xem thêm: Tìm hiểu về Logistics và các thuật ngữ chuyên ngành Logistics phổ biến hiện nay

Phân Biệt C/O Giáp Lưng Và C/O 3 Bên

C/O giáp lưng và C/O 3 bên là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy điểm khác biệt  giữa C/O 3 bên và C/O giáp lưng là gì? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

Tiêu chí C/O Giáp Lưng C/O Ba Bên
Số quốc gia tham gia Ít nhất 3 quốc gia: nước xuất khẩu, nước trung gian, nước nhập khẩu. Ít nhất 3 quốc gia: nước xuất khẩu, nước phát hành hóa đơn, nước nhập khẩu.
Chuỗi vận chuyển Hàng hóa được vận chuyển qua nước trung gian trước khi đến nước nhập khẩu cuối cùng. Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu cuối cùng.
Cơ quan phát hành C/O Nước trung gian (nước thứ hai trong chuỗi). Nước xuất khẩu (nước sản xuất).
Ghi chú trên C/O “Back to back” hoặc “Movement Certificate” tại ô số 13. “Third party invoicing” hoặc “Third country invoicing” tại ô số 13.
Số hóa đơn thương mại Không cần ghi số hóa đơn thương mại của nước trung gian. Ô số 10 ghi số hóa đơn thương mại do nước trung gian phát hành.
Ví dụ cụ thể Hàng A sản xuất tại Trung Quốc, vận chuyển qua Singapore, về Việt Nam.

C/O form E giáp lưng do Singapore phát hành.

Ô số 13: “Back to back” hoặc “Movement Certificate”.

Hàng B sản xuất tại Australia, vận chuyển trực tiếp từ Australia về Việt Nam, hóa đơn do Singapore phát hành.

C/O mẫu AANZ do Australia phát hành.

Ô số 13: “Third party invoicing” hoặc “Third country invoicing”.

Ô số 10: Ghi số hóa đơn của Singapore.

Điều kiện để được cấp C/O là gì?

Cơ quan, tổ chức cấp C/O của những quốc gia thành viên trong hiệp hội có thể cấp C/O giáp lưng khi họ có đơn đề nghị cùng một số điều kiện như sau:

  • Nước đề nghị cấp C/O giáp lưng sẽ phải trình giấy tờ (bản gốc) của C/O đầu tiên còn hiệu lực. Nếu không còn bản gốc thì phải xuất trình bản sao C/O có chứng thực.
  • C/O giáp lưng được cấp sẽ bao gồm một số thông tin giống C/O gốc. Toàn bộ thông tin trong C/O cần điền chính xác, đầy đủ. Đặc biệt, giá FOB của quốc gia là thành viên trung gian (ô số 9 trong C/O giáp lưng) không được bỏ trống.
Điều kiện để được cấp ℅ là gì?
  • Riêng với những đơn hàng xuất khẩu từng phần, giá trị của từng lô xuất khẩu sẽ được thay thế giá trị của cả lô hàng trên C/O. Một khi cấp C/O giáp lưng cho nước xuất khẩu thì quốc gia thành viên trung gian phải chắc chắn về tổng số lượng tái xuất khẩu của lô hàng đó không được vượt quá số lượng trên C/O ban đầu.
  • Nếu thông tin không được đầy đủ hoặc nghi ngờ xảy ra vi phạm quy định thì cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu cuối cùng được phép yêu cầu xuất trình C/O giáp lưng đầu tiên.

Như vậy, để C/O giáp lưng được cung cấp thuận lợi thì các nước thành viên trong Hiệp hội phải tuân thủ các điều kiện và thực hiện đúng. Điều này sẽ tránh làm mất thời gian, công sức của các bên.

👉 Xem thêm: OPS là gì? Tố chất cần có để trở thành một OPS

Quy trình cấp C/O giáp lưng

Về quy trình cấp C/O giáp lưng sẽ phải trải qua 5 bước như sau:

  • Bước 1: Nếu chưa đăng ký hoặc khai báo hồ sơ thương nhân ở hệ thống quản lý sản xuất (của Bộ công thương) thì bạn sẽ phải thực hiện khai báo.
  • Bước 2: Làm hồ sơ, chứng từ và nộp theo hướng dẫn. Bạn có thể đính kèm hồ sơ xin đề nghị cấp C/O trên website hoặc nộp thông qua đường bưu điện, nộp trực tiếp đến trụ sở của tổ chức.
  • Bước 3: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O giáp lưng sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn, xét duyệt và thông báo kết quả. Nếu hồ sơ hợp lệ họ sẽ gửi thông báo kèm thời gian cụ thể, nếu thiếu họ sẽ đề nghị bạn bổ sung giấy tờ cần thiết.
  • Bước 4: Nhân viên của cơ quan cung cấp C/O giáp lưng sẽ nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý chung.
  • Bước 5: Cơ quan, tổ chức cấp C/O giáp lưng ký xác nhận, đóng dấu và gửi về cho bạn.

👉 Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

Khi Nào C/O Giáp Lưng Được Coi Là Hợp Lệ?

Thông Tin Chi Tiết, Rõ Ràng

Thông tin chi tiết và rõ ràng là yếu tố cơ bản của một C/O giáp lưng hợp lệ. Thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất và mô tả chi tiết về hàng hóa phải được cung cấp đầy đủ để chứng minh nguồn gốc của sản phẩm. Sự nhất quán trong thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu giữa C/O giáp lưng và C/O gốc cũng cần được đảm bảo.

Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật

Tuân thủ các quy định pháp luật là bước quan trọng khác trong việc xác định tính hợp lệ của một C/O giáp lưng. Doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định liên quan đến chứng từ này, bao gồm cả các quy định về ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) nếu có.

Ví dụ, Việt Nam yêu cầu C/O mẫu D do Bộ Công Thương cấp cho hàng xuất khẩu. Khi hàng đến Singapore, cơ quan hải quan cần cấp C/O giáp lưng dựa trên C/O mẫu D gốc của Việt Nam, để hàng sau đó có thể nhập khẩu trở lại Việt Nam. Quy trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện hành.

Khi nào C/O giáp lưng được coi là hợp lệ?

Đảm Bảo Tính Hiệu Lực Và Thời Hạn

C/O giáp lưng cần có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp hoặc phát hành, và phải được nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu trong thời gian này.

Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O giáp lưng cần phải nhanh chóng, ví dụ: nộp trực tiếp không quá 08 giờ làm việc, nộp trực tuyến không quá 06 giờ làm việc và nộp qua đường bưu chính trong vòng 24 giờ làm việc.

Đảm bảo tính hiệu lực và thời hạn giúp doanh nghiệp hưởng các ưu đãi thuế quan đúng thời điểm, cũng như tránh các rủi ro pháp lý.

>>>Có thể bạn quan tâm: OPS là gì?

Tuân Thủ Quy Trình Xin Cấp C/O Giáp Lưng

Doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình xin cấp C/O giáp lưng, bao gồm từ việc đăng ký hồ sơ thương nhân lần đầu, nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng, đến việc tổ chức cấp C/O và xác nhận hồ sơ. Mỗi bước trong quy trình này đều yêu cầu hồ sơ đầy đủ và chính xác. Doanh nghiệp cần chú ý đến từng chi tiết để tránh bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, làm chậm quá trình cấp C/O.

Ngoài ra, trong quá trình xuất nhập khẩu, CFS là gì cũng là một thuật ngữ quan trọng mà doanh nghiệp cần hiểu rõ. CFS (Container Freight Station) là trạm vận chuyển container, nơi hàng hóa được tập kết và phân loại trước khi được đóng vào container để tiếp tục vận chuyển.

Chứng Từ Kèm Theo Đầy Đủ

Để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu và chứng minh nguồn gốc hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ kèm theo. Các chứng từ này bao gồm đơn đề nghị cấp C/O, các bản C/O đã kê khai hoàn chỉnh và các chứng từ xuất khẩu như giấy phép, tờ khai hải quan, hóa đơn, vận đơn, chứng từ giải trình nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,… Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các chứng từ giúp quá trình xin cấp C/O giáp lưng diễn ra thuận lợi.https://jobsgo.vn/blog/logistics-la-gi/

Hệ Thống Rà Soát, Kiểm Tra, Quản Lý C/O Giáp Lưng Hoạt Động Hiệu Quả

Cuối cùng, hệ thống quản lý C/O giáp lưng phải hoạt động hiệu quả. Điều này bao gồm việc xây dựng quy trình chuẩn hóa và áp dụng công nghệ hiện đại để giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng tra cứu thông tin. Đội ngũ nhân sự cần được đào tạo đầy đủ và liên tục để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định. đặc biệt khi liên quan đến logistics và hiểu rõ logistics là gì, nhằm tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng.

Một số lưu ý với C/O giáp lưng

Một số nước trong hiệp định sẽ đặt ra yêu cầu nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một. Điều này đồng nghĩa với việc nước nào nhập khẩu thì đồng thời cũng là nước nhập khẩu. Họ không được bán hàng cho các nước bên ngoài thành viên trung gian.

Một số lưu ý với C/O giáp lưng

C/O giáp lưng được áp dụng với các quốc gia là thành viên cùng ký hiệp định thương mại tự do FTA.

Ví dụ:

Một công ty hoạt động thương mại tại Mỹ nhập hàng từ Trung Quốc, máy móc sẽ được chuyển từ Trung sang Mỹ. Sau đó Mỹ lại bán lại cho các công ty chuyên nhập khẩu ở Việt Nam và hàng được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.

Trong trường hợp công ty thương mại của Mỹ làm C/O giáp lưng đúng quy trình được cấp bởi Mỹ thì công ty sẽ được nhận thuế suất ưu đãi. Trong ô số 13 trên C/O đánh dấu là Back to back hoặc là Movement certificate.

👉 Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Cơ hội cho nào cho sinh viên ngành XNK?

Toàn bộ nội dung bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn trả lời câu hỏi “C/O giáp lưng là gì?”. Đây là một trong những thuật ngữ khá khó hiểu và trừu tượng về xuất nhập khẩu. Tuy nhiên với chia sẻ này rất mong bạn đã nắm rõ khái niệm, ví dụ và có những thông tin hữu ích cho mình.

Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về tác động của các hoạt động xuất nhập khẩu đến nền kinh tế, bạn cũng có thể tham khảo công thức tính cán cân xuất nhập khẩu, giúp đánh giá sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó phân tích tình hình thương mại của một quốc gia.

Câu hỏi thường gặp

1. C/O Trong C/O Giáp Lưng Là Gì?

C/O là viết tắt của "Certificate of Origin" được hiểu là "Chứng nhận xuất xứ".

2. C/O Giáp Lưng Được Cấp Khi Nào?

C/O giáp lưng được cấp khi hàng hóa vận chuyển từ nước xuất khẩu ban đầu đến nước nhập khẩu qua một nước trung gian và vẫn giữ nguyên xuất xứ.

3. Ở Việt Nam Có Thể Xin Cấp C/O Giáp Lưng Ở Đâu?

Ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể xin cấp C/O giáp lưng tại Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác được Bộ Công Thương ủy quyền.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: