Câu chuyện về bất đồng quan điểm với sếp là vấn đề khá phổ biến khi đi làm hiện nay. Vậy nếu bạn trong tình huống này, cần có cách giải quyết ra sao cho hợp lý nhất? Cùng bỏ túi bí kíp qua chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bất đồng quan điểm với sếp – Chuyện không của riêng ai
Khi đi làm có không ít bạn rơi vào trường hợp bất đồng quan điểm với sếp. Việc bất đồng này thường liên quan đến công việc. Có thể do giữa sếp và bạn thuộc 2 thế hệ khác nhau đôi khi sẽ khiến lối suy nghĩ có sự khác biệt. Tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình là xu hướng mà các bạn trẻ “hiếu thắng, tự tin, cá tính” hiện nay thường sử dụng.
Tuy nhiên, nó không phải là cách hay dùng để giải quyết khi bạn và sếp bất đồng quan điểm trong công việc. Vậy, cách giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!
👉 Xem thêm: Bạn không hài lòng điều gì ở sếp cũ? – Trả lời như thế nào?
Cách giải quyết bất đồng quan điểm với sếp
Khi bất động quan điểm với sếp trong công việc, có rất nhiều cách để giải quyết thay vì nghỉ việc như nhiều bạn lựa chọn. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng hiệu quả như sau:
Tạo dựng niềm tin
Trong công việc, tạo dựng được lòng tin ở sếp với bạn là điều rất quan trọng. Nếu sếp không có lòng tin vào bạn thì khi bạn đưa ý kiến mà trái chiều với sếp sẽ không hề được để ý và bị gạt bỏ ngay.
Cách tốt nhất để thuyết phục được sếp khi bạn và sếp không cùng quan điểm đó là xây dựng niềm tin về bạn ở sếp. Sự tin tưởng và đánh giá cao năng lực, nhận thức công việc của bạn trong sếp sẽ khiến sếp phần nào đó sẽ đồng ý với những gì bạn đưa ra.
Để xây dựng được niềm tin này, các bạn cần nỗ lực hết mình trong công việc. Đồng thời phải đảm bảo hoàn thành công việc được giao, luôn sáng tạo và đạt hiệu quả tốt với nhiệm vụ của mình. Thể hiện năng lực làm việc chất lượng sẽ khiến sếp đặt nhiều kỳ vọng ở bạn và hình thành niềm tin tốt với bạn.
Những điều nhỏ nhặt nên bỏ qua
Khi bạn và sếp vì một vài điều nhỏ nhặt mà bất đồng quan điểm thì tốt nhất bạn nên bỏ qua. Vai trò của bạn với sếp trong công ty hoàn toàn khác nhau. Sếp có thể lấy lý do đó để đánh giá bạn không tập trung vào công việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến con đường thăng tiến và tăng lương, thưởng của bạn đấy nhé!
Bạn nên suy nghĩ rằng, sếp là người bận rộn và chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn. Chính vì vậy, bạn đừng làm mất thời gian của nhà quản lý với những cuộc tranh luận về vấn đề nhỏ nhặt.
👉 Xem thêm: Làm gì khi sếp không thích mình?
Khéo léo hơn trong cách giao tiếp
Biết cách giao tiếp khéo léo khi bạn và sếp xảy ra tranh luận chính là một thành công lớn để không khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp “rạn nứt”. Trước khi nói bất kỳ điều gì, hãy bình tĩnh để đưa ra những cách nói chuyện thể hiện quan điểm cá nhân nhưng tôn trọng người nghe. Đặc biệt biết kiềm chế cảm xúc cá nhân khi bất đồng quan điểm với sếp.
Trong cách tranh luận, phải thể hiện bạn không vì lý do cá nhân mà là vì lợi ích tập thể, lợi ích của công ty. Điều này sẽ khiến sếp đánh giá tốt hơn về bạn dù có bất đồng quan điểm với sếp đi nữa. Nhà quản lý sẽ cho rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc và muốn doanh nghiệp của họ phát triển tốt nhất. Để làm được điều này, hãy thật khéo léo trong cách giao tiếp nhé!
Chuẩn bị trước thật kỹ khi đưa ra ý kiến với sếp
Bạn sẽ khiến mình thành “trò cười” trong mắt sếp và đồng nghiệp khi tranh luận với sếp mà tỏ vẻ biết nhiều, nhưng thực chất không đưa ra được những thông tin thuyết phục và thực tế. Chính vì vậy, hãy nắm rõ những gì bạn muốn trình bày với cấp trên. Đồng thời bạn chỉ tập trung vào nó để không bị lái cuộc tranh luận sang chủ đề khác.
Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lớn, nhà quản lý luôn thích có những ý kiến trái chiều, những tranh luận trước một vấn đề được đưa ra. Điều này sẽ giúp họ phát triển theo hướng tích cực và có giải pháp toàn diện nhất.
Vừa tìm hiểu thông tin, bạn còn cần hình dung về những câu hỏi sếp ra đặt ra để biết cách trả lời sao cho thuyết phục. Sự chuẩn bị luôn giúp bạn có được “chiến thắng” tốt nhất đấy nhé!
Biết dừng đúng lúc
Trong cuộc tranh luận với sếp, các bạn nên biết dừng đúng lúc, điều này sẽ khiến mối quan hệ của bạn và sếp không quá căng thẳng, cũng như không đưa bạn vào thế khó phải nghỉ việc. Khi nào thì nên dừng?
Nếu sếp của bạn đã từ chối ý kiến, quan điểm bạn đưa ra vì thời gian chưa thích hợp. Vậy hãy dừng lại và để vấn đề đó vào thời điểm khác. Điều này vừa thể hiện bạn tôn trọng nhà quản lý, lại vừa giúp bạn có thời gian để chuẩn bị tốt hơn khi nói về quan điểm của mình trong công việc với lần tiếp theo.
👉 Xem thêm: 5 tips để bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt sếp!
Như vậy, trong công việc bất đồng quan điểm với sếp là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên để bạn không phải đi đến bước nghỉ việc thì hãy áp dụng những cách giải quyết được chia sẻ trong bài viết nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)