Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Bạn Cần Biết

5/5 - (1 vote)

Bác sĩ là một ngành nghề vô cùng được coi trọng đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh. Bạn có thể bắt gặp nhiều cấp bậc khác nhau trong ngành nghề này như: bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa,… Bên cạnh đó cũng có nhiều thắc mắc về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cơ bản nhất về cấp bậc này. 

1. Bác Sĩ Chuyên Khoa Là Gì?

bác sĩ chuyên khoa 1 là gì
Bác Sĩ Chuyên Khoa Là Gì?

Bác sĩ chuyên khoa là những bác sĩ có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực y khoa cụ thể như: thần kinh, hệ tiêu hóa, nhi,… Họ có trách nhiệm cũng như nắm rất chắc kiến thức về chuyên ngành của mình.

Các bạn sinh viên y sau khi hoàn thành 6 năm học tại trường thì sẽ trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, các “bác sĩ tập sự” này sẽ chưa được trực tiếp hành nghề mà phải thực tập tiếp. Sau thời gian khoảng 18 tháng thực tập tại cơ sở y tế thì họ sẽ chính thức được phép chữa bệnh cho mọi người. Bạn sẽ rất hợp với công việc này nếu bạn sở hữu những đặc điểm tính cách estj trong MBTI.

Sau đó, những bác sĩ có mong muốn nâng cao trình độ có thể lựa chọn 2 con đường để theo đuổi: thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu học thêm. Nếu tiếp tục thực hành lâm sàng, người bác sĩ có thể lên dần đến trình độ bác sĩ chuyên khoa 1,2.

Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Phân biệt bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

2. Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì?

Bác sĩ chuyên khoa 1 là một cấp bậc thể hiện trình độ của bác sĩ chuyên khoa. Bằng chuyên khoa 1 trong chuyên ngành cụ thể có thể được coi như trình độ Thạc sĩ hiện nay.

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 người học dường như phải dành cả thanh xuân của mình. Lý do chính là quãng thời gian vô cùng dài và nhiều khó khăn mà họ sẵn sàng bỏ ra. Sau 18 tháng thực hành sau đại học bạn sẽ cần thêm 1 năm học chuyên khoa để thành bác sĩ chuyên khoa định hướng. Tiếp theo đó, bạn yêu cầu bỏ ra 2 năm học sau hơn để có được chức vị bác sĩ chuyên khoa 1.

Chính quãng thời gian gần 10 năm học này chứng minh được khả năng của bác sĩ chuyên khoa 1. Họ có lượng kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế tương đối dày dặn.

Khi bước vào đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1, sẽ có 2 hình thức như sau:

  • Đào tạo hệ tập trung: người học sẽ liên tục học trong 2 năm và thi bằng.
  • Đào tạo theo chứng chỉ: mất 3 năm để hoàn thành hình thức này, người học sẽ học theo kế hoạch của nhà trường.

Xem thêm: Mô tả công việc Bác sĩ

bác sĩ chuyên khoa là gì
Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì?

3. Công Việc Của Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì?

Công việc của bác sĩ chuyên khoa 1 tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong y học với nhiệm vụ chính là chẩn đoán, điều trị và quản lý các tình trạng bệnh lý phức tạp liên quan đến chuyên ngành của họ.

3.1 Chẩn Đoán Bệnh Lý

Bác sĩ chuyên khoa 1 sử dụng kiến thức chuyên môn sâu rộng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến chuyên ngành của mình. Điều này bao gồm việc thu thập tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và sử dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại như xét nghiệm, hình ảnh y học, các kỹ thuật chẩn đoán khác.

3.2 Điều Trị Và Quản Lý Bệnh Nhân

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa 1 chịu trách nhiệm lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân như kê đơn thuốc, thực hiện các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật (nếu cần), quản lý quá trình điều trị dài hạn của bệnh nhân. Họ cũng theo dõi tình trạng của bệnh nhân, điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết, đồng thời tư vấn cho bệnh nhân về cách quản lý bệnh tại nhà.

3.3 Tư Vấn Chuyên Môn

Bác sĩ chuyên khoa 1 thường được yêu cầu tư vấn cho các bác sĩ đa khoa hoặc các chuyên gia y tế khác về các trường hợp phức tạp. Họ có thể tham gia vào các buổi hội chẩn để thảo luận, đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

3.4 Thực Hiện Các Thủ Thuật Y Tế

Tùy thuộc vào chuyên ngành, bác sĩ chuyên khoa 1 có thể thực hiện các thủ thuật y khoa chuyên sâu như nội soi, phẫu thuật, tiêm khớp, sinh thiết hoặc các thủ thuật can thiệp khác. Họ cần có kỹ năng lâm sàng cao để thực hiện các thủ thuật này một cách an toàn, hiệu quả.

3.5 Nghiên Cứu Y Học

Nhiều bác sĩ chuyên khoa 1 tham gia vào các hoạt động nghiên cứu y học nhằm tìm ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới hoặc cải tiến các phương pháp hiện có. Công việc nghiên cứu có thể bao gồm việc thiết kế, thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, phân tích dữ liệu và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí y khoa.

4. Điều Kiện Được Học Và Thi Bác Sĩ Chuyên Khoa 1

Để có thể học và thi lấy bằng bác sĩ chuyên khoa 1, bạn cần phải đạt một số điều kiện:

  • Đã tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về ngành y. Có thời gian thực hành lâm sàng tại cơ sở y tế từ 12 tháng trở lên và đang tiếp tục công tác.
  • Độ tuổi được quy định với nam là dưới 50 tuổi và đối với nữ là dưới 45 tuổi.

Bác sĩ chuyên khoa 1 thuộc trình độ cao mà không phải ai cũng có thể học lên được. Do đó, bạn cần đảm bảo bản thân đã sẵn sàng với những yêu cầu trên.

Xem thêm: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề Y chuyên khoa

5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Nào Cho Bác Sĩ Chuyên Khoa 1

Từ xưa đến nay, nghề “lương y như từ mẫu” luôn được mọi người đề cao và tôn trọng. Hơn nữa để thi vào trường y, học ngành y tế còn vô cùng khó khăn và vất vả. Có thể nói, nghề bác sĩ là nghề nghiệp mơ ước của không ít người.

Thực tế cho thấy hàng loạt bệnh viện được mở ra cần một lượng bác sĩ giỏi rất lớn. Cuộc sống của người dân ngày một cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên đáng kể. Chưa nói đến thực trạng môi trường ô nhiễm, hiểm họa sức khỏe từ thay đổi khí hậu. Chính những lý do trên cho thấy sự cấp thiết của đội ngũ bác sĩ.

Xem thêm: Physical therapist là gì?

bác sĩ chuyên khoa 1 chữa bệnh gì
Cơ Hội Nghề Nghiệp Nào Cho Bác Sĩ Chuyên Khoa 1?

Tóm lại, cơ hội nghề nghiệp dành cho các bác sĩ chuyên khoa 1 là vô cùng lớn với thu nhập cao. Mức lương của một bác sĩ chuyên khoa 1 có thể dao động từ 20 – 40 triệu đồng mỗi tháng. Các bạn học sinh sinh viên đủ năng lực để theo đuổi ngành y sẽ có tương lai không hề “bạc”. Các bạn có thể lựa chọn làm việc tại cơ sở y tế công, tư hoặc tự mình mở phòng khám.

Xem thêm: Y sĩ là gì? Những thông tin hữu ích về y sĩ bạn cần biết

6. Mức Lương Của Bác Sĩ Chuyên Khoa 1

Theo quy định hiện nay, bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ được hưởng lương như viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 – 6,78, tương đương với mức lương từ 7.920.000 – 12.204.000 đồng/tháng, cụ thể là:

Bậc lương Hệ số Mức lương
Bậc 1 4,4 7.920.000
Bậc 2 4,74 8.532.000
Bậc 3 5,08 9.144.000
Bậc 4 5,42 9.756.000
Bậc 5 5,76 10.368.000
Bậc 6 6,1 10.980.000
Bậc 7 6,44 11.592.000
Bậc 8 6,78 12.204.000

7. Tố Chất Cần Thiết Của Bác Sĩ Chuyên Khoa 1

Để trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1, bạn cần phát triển một số tố chất, kỹ năng quan trọng như:

7.1 Kiến Thức Chuyên Môn Sâu Rộng

Để trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1, việc nắm vững kiến thức y khoa là yếu tố tiên quyết. Không chỉ là kiến thức cơ bản, bác sĩ còn cần phải chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Điều này đòi hỏi sự học hỏi liên tục, đào sâu vào các tài liệu, công trình nghiên cứu mới. Việc có kiến thức sâu rộng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, đồng thời hỗ trợ trong việc đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân.

7.2 Kỹ Năng Lâm Sàng Xuất Sắc

Trong quá trình điều trị, khả năng đánh giá tình trạng bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Bác sĩ chuyên khoa 1 cần phải có kỹ năng lâm sàng vững vàng để quan sát, phân tích và xử lý các triệu chứng của bệnh nhân một cách chính xác. Đây là kỹ năng được hình thành qua nhiều năm kinh nghiệm.

7.3 Tính Cẩn Thận Và Chính Xác

Trong lĩnh vực y tế, một sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa 1 cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc với độ chính xác cao. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì, bác sĩ phải tìm hiểu kỹ lưỡng hồ sơ bệnh án, kiểm tra lại mọi thông tin để bảo vệ bệnh nhân cũng như duy trì uy tín và đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ.

7.4 Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt

Bác sĩ không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải biết cách giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và các đồng nghiệp. Một bác sĩ chuyên khoa giỏi là người truyền đạt thông tin y khoa một cách dễ hiểu, lắng nghe, thấu hiểu các mối quan tâm của bệnh nhân. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ góp phần xây dựng niềm tin, sự hợp tác từ phía bệnh nhân, từ đó cải thiện kết quả điều trị.

7.5 Đạo Đức Nghề Nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế. Bác sĩ chuyên khoa 1 không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà còn phải thể hiện sự trung thực, trách nhiệm, lòng nhân ái trong mọi hành động. Điều này bao gồm việc tôn trọng quyền lợi, sự riêng tư của bệnh nhân, công bằng trong điều trị và luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Đạo đức nghề nghiệp giúp bác sĩ nâng cao uy tín, nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp cũng như cộng đồng.

7.6 Chịu Được Áp Lực Công Việc Cao

Công việc của bác sĩ chuyên khoa 1 thường đòi hỏi sự tập trung cao độ cùng khả năng xử lý tình huống khẩn cấp. Bác sĩ cần phải giữ bình tĩnh, đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác ngay cả khi đối mặt với áp lực lớn. Khả năng chịu đựng áp lực sẽ giúp bác sĩ duy trì hiệu suất làm việc ổn định, giảm thiểu sai sót, đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.

8. Những Trường Nào Đào Tạo Bác Sĩ Chuyên Khoa 1?

Hiện nay có khá nhiều trường đang đào tạo chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa 1 bạn nên cân nhắc:

8.1 Trường Đại Học Y Hà Nội

Đây là một ngôi trường vô cùng danh giá và là điểm xuất phát của biết bao bác sĩ xuất sắc. Trường hiện đang sở hữu tiêu chuẩn đào tạo tốt nhất nước ta về ngành y. Không ai còn xa lạ với cái tên này khi lựa chọn học y. Nhưng điều hiển nhiên đó là mức điểm tuyển sinh của Đại học Y Hà Nội vô cùng cao.

8.2 Học Viện Quân y

Học viện Quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường đào tạo những y sĩ, bác sĩ hàng đầu cho quân đội cũng như phục vụ dân sự. Có 2 hình thức tuyển và đào tạo tại trường là: hệ dân sự và hệ quân sự.

8.3 Đại Học Y Dược TPHCM

Tại khu vực miền Nam, Đại học Y Dược TPHCM là cơ sở đào tạo y dược hàng đầu. Trường không chỉ có cơ sở vật chất tốt, đào tạo bài bản mà còn có nhiều CLB năng động.

8.4 Một Số Trường Đào Tạo Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Nổi Tiếng Khác

các trường đào tạo chuyên khoa 1
Những Trường Nào Đào Tạo Bác Sĩ Chuyên Khoa 1?

Bên cạnh đó, có nhiều cơ sở đào tạo Y mà các bạn học sinh sinh viên có thể tham khảo. Các trường đều sở hữu cơ sở vật chất hạ tầng ngày một hiện đại.

  • Đại học Y dược Thái Bình
  • Đại học Y dược Hải Phòng
  • Đại học Y dược Huế
  • Đại học Dược Hà Nội

JobsGO hy vọng những kiến thức cơ bản trên giúp bạn hiểu hơn về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì. Quả thực không hề dễ dàng để trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1. Chúng ta cũng đều hiểu rằng tầm quan trọng của những người bác sĩ giỏi trong đời sống. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một hướng đi đúng đắn. Và biết đâu, trong tương lai bạn sẽ trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1 tài năng thì sao?

 Xem thêm: Ngành quản lý du lịch là gì?

Câu hỏi thường gặp

1. Sự Khác Biệt Giữa Bác Sĩ Đa Khoa Và Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Là Gì?

Bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực y khoa, thường là người tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân. Trong khi đó, bác sĩ chuyên khoa 1 tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và có khả năng chẩn đoán, điều trị các bệnh lý chuyên sâu, phức tạp hơn trong lĩnh vực đó.

2. Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Cần Bao Nhiêu Năm Đào Tạo?

Sau khi hoàn thành chương trình đại học y khoa (thường là 6 năm), bác sĩ cần phải hoàn thành thêm khoảng 2 đến 3 năm đào tạo chuyên sâu (thường gọi là chương trình chuyên khoa 1) để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

3. Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Có Thể Làm Việc Ở Đâu?

Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể làm việc tại các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân, phòng khám chuyên khoa, các trung tâm y tế cũng như tham gia giảng dạy tại các trường đại học y khoa. Ngoài ra, họ cũng có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc tư vấn y tế.

4. Có Cần Tiếp Tục Học Tập Sau Khi Trở Thành Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Không?

Có, y học là một lĩnh vực không ngừng phát triển, vì vậy bác sĩ chuyên khoa 1 cần liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức mới. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo liên tục, hội thảo chuyên ngành hoặc thậm chí tiếp tục học lên các chương trình chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ.

5. Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Có Thể Tiến Hành Phẫu Thuật Không?

Điều này phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của họ. Ví dụ, bác sĩ chuyên khoa ngoại khoa có thể thực hiện phẫu thuật, trong khi bác sĩ chuyên khoa nội khoa thường tập trung vào điều trị bằng thuốc và các phương pháp không phẫu thuật.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: