Kỹ năng nhân sự là gì? Các kỹ nâng nhân sự quan trọng nhất

Đánh giá post

Để trở thành nhà quản lý nhân sự, bạn sẽ cần đảm bảo có đầy đủ các kỹ năng cơ bản. Vậy các kỹ năng nhân sự là gì? Làm sao để trau dồi, rèn luyện những kỹ năng này? Cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Kỹ năng nhân sự là gì?

Kỹ năng nhân sự chính là những kỹ năng liên quan đến việc dẫn dắt, quản lý thành viên trong nhóm hoặc doanh nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động tổ chức tuyển dụng, phân công, theo dõi, đánh giá, thưởng – phạt, xây dựng mối quan hệ,… với đội ngũ nhân sự.

kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự là gì?

2. Tại sao cần có kỹ năng nhân sự?

Kỹ năng nhân sự rất quan trọng, cần thiết đối với những người làm nhân sự. Bởi con người là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Khi yếu tố nhân sự được củng cố, đảm bảo, nội lực sẽ vô cùng mạnh mẽ. Ngược lại, nếu nhà quản lý không có kỹ năng, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, không có động lực làm việc, gây ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công việc.

Cụ thể, kỹ năng nhân sự giúp nhà quản lý có thể:

  • Đạt được những mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.
  • Thiết kế, xây dựng được chương trình tuyển dụng, đào tạo hiệu quả, phát triển chuyên môn cho đội ngũ nhân sự.
  • Lựa chọn đúng ứng viên, nhân tài cho doanh nghiệp.
  • Đánh giá năng lực, đưa ra những phương pháp quản lý, quản trị phù hợp.
  • Tạo ra và duy trì một môi trường tốt, lành mạnh cho nhân viên.
  • Nâng cao khả năng, tinh thần làm việc tập thể.
  • Giải quyết, xử lý các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp trong công việc.

3. Các kỹ năng người làm nhân sự cần có

Một người làm nhân sự sẽ cần hội tụ rất nhiều kỹ năng khác nhau. Trong bài viết này, JobsGO sẽ liệt kê các kỹ năng quan trọng nhất. Cùng đọc và tham khảo bạn nhé!

kỹ năng nhân sự là gì
Các kỹ năng người làm nhân sự cần có

3.1 Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ công việc, vị trí nào. Đối với nhà quản lý nhân sự, các kỹ năng chuyên môn cần có gồm:

  • Dự báo nhu cầu bổ sung nhân sự cho doanh nghiệp, từ đó hoạch định về nguồn nhân lực, xây dựng chân dung ứng viên.
  • Lên kế hoạch phỏng vấn, lập bộ câu hỏi phỏng vấn.
  • Xây dựng hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Hiểu biết các kiến thức, chính sách liên quan đến nhân sự, văn phòng (lương, thưởng, phúc lợi,…)

3.2 Kỹ năng tổ chức

Nhà quản lý nhân sự thường phải lo liệu rất nhiều hoạt động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc là rất cần thiết. Từ những việc như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo, tổ chức bộ máy,…, bạn đều cần phải biết cách để thực hiện sao cho hiệu quả.

3.3 Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với nghề nhân sự chính là giao tiếp. Bởi tính chất công việc luôn phải gắn liền với tập thể, thường xuyên phải làm việc, trao đổi với ban lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp nên bạn cần phải thật khéo léo, nhạy bén để truyền đạt thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến công việc.

3.4 Kỹ năng thương thuyết, thuyết phục

Ngoài giao tiếp, bạn cũng cần có khả năng thương thuyết, thuyết phục nếu làm quản lý nhân sự. Kỹ năng này giúp bạn dễ dàng thương lượng về mức lương với ứng viên, thuyết phục ban Giám đốc phê duyệt các kế hoạch nhân sự, xử lý các vấn đề tranh chấp nội bộ,…

3.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề

kỹ năng nhân sự của nhà quản trị
Nhân sự cần có kỹ năng giải quyết vấn đề

Làm quản lý nhân sự, bạn cần có khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề xảy ra trong công ty. Ví dụ như mâu thuẫn giữa các nhân sự, thắc mắc, khiếu nại về chính sách của nhân viên với doanh nghiệp,… Một nhà quản lý nhân sự giỏi là người biết cách để xử lý ổn thỏa mọi việc, không gây mất lòng cho đôi bên.

3.6 Chịu được áp lực cao

Khối lượng công việc của nhân sự thường khá nhiều, đôi khi sẽ gặp áp lực lớn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách để sắp xếp mọi việc khoa học, theo thứ tự ưu tiên, làm sao để hạn chế tối đa áp lực cho bản thân. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ khó mà theo đuổi và phát triển được trong nghề nhân sự.

3.7 Kỹ năng làm việc nhóm

Nhân sự thường sẽ phải kết hợp, làm việc chung với rất nhiều bộ phận khác nhau, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động của công ty. Vì thế, kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết.

3.8 Kỹ năng lắng nghe

Nhà quản lý nhân sự có quyền đưa ra một số quyết định trong phạm vi công việc, trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, đôi khi, những quyết định đó chưa thực sự thỏa đáng, không nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ mọi người. Lúc này, bạn cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đóng góp để đưa ra phương án sao cho phù hợp nhất. Đây cũng là kỹ năng quan trọng giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.

3.9 Kỹ năng đọc vị tâm lý

Có khả năng đọc vị, nắm bắt tâm lý tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là trong tuyển dụng, lựa chọn ứng viên. Nhờ kỹ năng này, bạn sẽ đánh giá chính xác về tiềm năng của các ứng viên, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, tránh tình trạng tuyển nhầm, tuyển sai.

4. Làm sao để trau dồi kỹ năng nhân sự?

Làm sao để trau dồi kỹ năng nhân sự?
Làm sao để trau dồi kỹ năng nhân sự?

Có thể thấy, kỹ năng nhân sự đóng vai trò rất quan trọng với những ai theo đuổi nghề này. Vậy làm sao để trau dồi những kỹ năng đó?

Trước hết, bạn cần phải nắm vững các đặc điểm, tình hình nhân sự của doanh nghiệp mình đang làm việc. Vì mỗi ngành nghề, vị trí nhân sự sẽ có tính chất, yêu cầu công việc khác nhau. Do đó, bạn sẽ phải tìm hiểu, biết rõ những đặc trưng này để có phương pháp tiếp cận, quản trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện với mọi người trong công ty để nắm bắt tâm lý của họ một cách chính xác. Điều này giúp bạn quản lý nhân sự tốt hơn, không bị cứng nhắc, nguyên tắc quá mức, đồng thời thể hiện được sự gần gũi, thân thiện với tất cả mọi người.

Như vậy, JobsGO đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “kỹ năng nhân sự là gì?”, đồng thời chia sẻ những kỹ năng nhà quản lý nhân sự cần có. Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ và biết cách để rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết nhất nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: