Hiện nay, việc làm thời vụ đang giúp người lao động tăng thêm thu nhập và học hỏi được nhiều kỹ năng mới. Không chỉ thế, công việc này còn linh hoạt về thời gian và phù hợp với nhiều đối tượng. Vậy làm thời vụ là gì? Có những việc thời vụ nào phổ biến? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu bạn nhé!
Mục lục
1. Làm thời vụ là gì?
Làm thời vụ là gì? Hiểu đơn giản, làm thời vụ là việc làm tạm thời, không lâu dài, thời gian gắn bó với công việc khoảng từ 3 – 6 tháng. Việc làm thời vụ thường phổ biến vào các dịp Tết, tết Trung thu, sự kiện cuối năm,…
Theo Luật Lao động quy định, việc làm thời vụ thường dưới 12 tháng và tính chất công việc không liên tục, sau khi hoàn thành xong công việc của mình thì người lao động sẽ phải chờ tới khi công ty có nhu cầu thuê lại.
Có rất nhiều việc làm thời vụ dành cho người lao động như:
- Nhân viên giao hàng.
- Làm thời vụ trong các công ty sự kiện, dịch vụ (phục vụ, điều phối sự kiện, hậu cần,..).
- Làm thời vụ trong các khách sạn, nhà hàng (phục vụ, dọn phòng,..).
- Các vị trí trong ngành bán lẻ (thu ngân, bán hàng,…).
- Công việc cho trại hè (cố vấn, điều phối, dịch vụ ăn uống,…).
- Công việc mùa thuế (kế toán, kiểm toán, nhập liệu,..).
- Hướng dẫn viên du lịch (mùa du lịch).
- Nhân viên PG, PB.
- Giúp việc nhà.
- Bảo vệ.
- …
Xem thêm: Giờ hành chính là gì? Quy định giờ làm việc hành chính
2. Những đối tượng phù hợp làm thời vụ
Hiện nay, làm thời vụ khá phổ biến và phù hợp với nhiều người vì công việc này không yêu cầu trình độ chuyên môn cũng như các yêu cầu khắt khe khác. Vậy những ai có thể làm thời vụ?
- Sinh viên năm nhất, năm hai chưa tìm được việc làm và muốn kiếm thêm thu nhập.
- Học sinh THPT đang trong thời gian nghỉ hè, nghỉ Tết có nhiều thời gian rảnh.
- Những người lao động đang trong độ tuổi trung niên mà khó khăn trong tìm việc làm có thể làm thời vụ vì những công việc này cũng không đòi hỏi quá nhiều về ngoại hình, trình độ.
- Nhân viên đi làm, đã có công việc chính nhưng vẫn sắp xếp được thời gian để làm thêm và gia tăng thu nhập.
- Những bạn trẻ mới hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đi làm thời vụ để có thu nhập trang trải cuộc sống trong thời gian định hướng lại nghề nghiệp cho bản thân.
Xem thêm: Nhân viên thời vụ là gì? Những điều cần biết về nhân viên thời vụ
3. Những lợi ích khi làm thời vụ
Làm thời vụ mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động đó là:
3.1 Có thêm thu nhập
Đây chắc chắn là lợi ích đầu tiên mà bất cứ người lao động nào cũng quan tâm. Có một công việc thời vụ sẽ giúp bạn có hoặc có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Đặc biệt, nếu biết nắm bắt thời cơ, tìm được công việc tốt, bạn có thể đạt mức thu nhập hấp dẫn, thậm chí là cao hơn mức lương mới tốt nghiệp của một số ngành nghề.
Ngoài ra, nếu chăm chỉ, chịu khó đi làm, bạn còn có thể tiết kiệm được khoản tiền nhất định phòng thân trong một số trường hợp như chưa tìm được việc làm sau khi ra trường, ốm đau bệnh tật, đầu tư sinh lời,…
3.2 Tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng
Đi làm thời vụ cũng giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng cho bản thân, nhất là những bạn học sinh, sinh viên.
Quá trình làm việc, tiếp xúc với xã hội sẽ thúc đẩy bạn nâng cao kỹ năng làm việc, tăng giá trị hồ sơ xin việc sau này. Nếu công việc thời vụ liên quan đến lĩnh vực, ngành bạn theo học thì sẽ càng tuyệt vời.
Hoặc dù chuyên môn không liên quan nhưng những kỹ năng tích lũy được vẫn sẽ có ích cho công việc bạn lựa chọn sau này.
Ví dụ như công việc bán hàng sẽ giúp bạn:
- Nắm bắt được tâm lý khách hàng.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, xử lý vấn đề.
- Rèn luyện sự kiên nhẫn, linh hoạt trong công việc.
3.3 Chủ động thời gian
Nếu làm văn phòng, bạn sẽ phải đảm bảo thời gian cố định 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, với công việc thời vụ ngắn hạn, bạn có thể linh hoạt, sắp xếp thời gian phù hợp và trao đổi trước với nhà tuyển dụng.
Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm nhiều công việc cùng lúc nếu đảm bảo được thời gian, hiệu suất theo yêu cầu.
3.4 Định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Một lợi ích to lớn của việc làm thời vụ chính là đem lại cho bạn cơ hội để thử sức, phát triển với nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới/đang hứng thú. Đặc biệt, nó sẽ rất phù hợp trong giai đoạn bạn muốn thay đổi định hướng công việc, chưa chắn lĩnh vực mình đang quan tâm có đi lâu dài được không?
Với tính chất ngắn hạn, linh hoạt, bạn hoàn toàn có thể thử sức với công việc mình thích trước khi đưa ra quyết định có “dấn thân” vào nghề hay không. Lúc đó, bạn cũng sẽ không bị ràng buộc về các quy định như trong hợp đồng lao động dành cho nhân viên chính thức.
4. Một số quy định về làm thời vụ
Khi làm thời vụ, bạn sẽ cần lưu ý một số quy định liên quan đến công việc này gồm:
4.1 Quy định ký hợp đồng lao động
Trước đây, các công việc thời vụ có thời gian dưới 12 tháng sẽ có hợp đồng lao động. Tuy nhiên, quy định tại điều 20 Bộ Luật Lao động 2019, từ ngày 1/1/2021, hợp đồng thời vụ sẽ không còn hiệu lực. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng có thời hạn dưới 36 tháng với người lao động.
Những trường hợp phải ký hợp đồng thời vụ theo quy định là:
- Doanh nghiệp thuê người lao động làm từ đủ 1 tháng trở lên.
- Doanh nghiệp thuê người lao động dưới 15 tuổi.
- Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình.
- Ký hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người/đơn vị ủy quyền.
Những trường hợp khác, 2 bên có thể hợp tác, ký hợp đồng bằng lời nói.
4.2 Thời hạn, hình thức hợp đồng thời vụ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Lao động, nếu công việc thời vụ dưới 3 tháng thì được phép không ký hợp đồng trên giấy tờ, có thể thỏa thuận qua lời nói. Còn những công việc từ 3 tháng trở lên thì bắt buộc phải ký bằng hình thức văn bản.
Sau 30 ngày kể từ khi hợp đồng hết hạn, doanh nghiệp sẽ phải ký tiếp hợp đồng mới nếu vẫn có nhu cầu thuê người lao động làm việc. Còn sau 30 ngày không ký mới, hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Ngoài ra, Luật Lao động hiện hành không có quy định về số lần ký kết hợp đồng thời vụ. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo thời gian ký kết hợp đồng trong năm không vượt quá 12 tháng là được.
4.3 Chính sách bảo hiểm xã hội
Tại điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định, các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, có thời hạn hoặc mùa vụ từ 3 – 12 tháng, trong đó bao gồm cả hợp đồng ký kết với người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
- Công nhân thời vụ có hợp đồng từ 1 – dưới 3 tháng.
Như vậy, người lao động làm thời vụ từ 1 tháng trở lên đều cần tham gia BHXH bắt buộc.
4.4 Nội dung cần lưu ý trong hợp đồng
Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần lưu ý những nội dung trong hợp đồng đó là:
- Tên, địa chỉ đơn vị/doanh nghiệp/người thuê/người đại diện hợp pháp.
- Thông tin của bạn gồm tên, tuổi, năm sinh, nơi ở, căn cước công dân,…
- Công việc, địa chỉ làm việc.
- Thời hạn của hợp đồng.
- Mức lương, thưởng, thời hạn và hình thức trả lương.
- Chế độ nâng lương, bậc lương.
- Thời gian làm việc, nghỉ ngơi.
- Chế độ bảo hộ lao động.
- Các loại bảo hiểm.
- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề.
4.5 Có nên ký hợp đồng thời vụ không?
Rất nhiều người thắc mắc “làm thời vụ thì có nên ký hợp đồng lao động hay không?”. Thực tế, đây là vấn đề vẫn luôn được khuyến khích vì nó chính là hình thức bảo vệ quyền lợi của người lao động khi có vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc. Cụ thể, hợp đồng này giúp bạn:
- Được tham gia BHXH, BHTN khi đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định, hưởng trợ cấp về thai sản, thất nghiệp, hưu trí,…
- Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng, đúng như pháp luật như trả lương đúng thời hạn, không bị nghỉ việc khi không có lý do,…
4.6 Những điều cần biết khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thời vụ
Trong một số trường hợp, bạn vì lý do cá nhân mà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thời vụ trước thời hạn. Theo đó, bạn sẽ cần tuân thủ theo quy định tại điều 37 của Luật Lao động để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Trước hết, bạn cần báo cho doanh nghiệp trong thời hạn được quy định tại hợp đồng. Thường thì bạn cần báo trước ít nhất 3 ngày nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Không nhận được địa chỉ, công việc theo nhu cầu.
- Không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận.
- Tiền lương, hạn trả lương không đúng như thỏa thuận.
- Bị hành hạ, ngược đãi, quấy rối, bệnh tật tạm thời không có khả năng lao động.
- Gia đình gặp khó khăn, không thể tiếp tục làm việc.
- Mang thai.
- Trường hợp khác:
- Thai sản: lao động nữ mang thai cần được nghỉ ngơi sẽ phải báo trước thời hạn để doanh nghiệp điều chỉnh nhân lực, công việc.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ bị hủy quyền lợi về trợ cấp thôi việc.
- Doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người lao động trước ít nhất 3 ngày.
Xem thêm: Top 8 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất 2022
Hy vọng rằng với những thông tin mà JobsGO chia sẻ, bạn đã hiểu “làm thời vụ là gì?” và những công việc nào bạn có thể làm trong thời điểm rảnh rỗi. Bạn cũng đừng quên truy cập vào jobsgo.vn để tìm kiếm các việc làm thời vụ phù hợp nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)