Một lý do phổ biến là công ty của bạn đang gặp khó khăn về tài chính và không ai được tăng lương trong thời gian này. Điều đó có thể xảy ra, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế đầy thách thức sau dịch Covid-19. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn là người duy nhất không được tăng lương?
Công ty không bắt buộc phải chia sẻ thông tin về tiền lương với bạn. Vì vậy rất khó để tranh luận dựa trên thông tin bạn nhận được không chính thức và bạn sẽ không muốn trao đổi một cách gay gắt với quản lý của mình. Đầu tiên, bạn nên bình tĩnh xác định lý do tại sao bạn mình bị từ chối tăng lương. Sau đó hãy cân nhắc những việc bạn có thể làm để cải thiện tình hình.
Mục lục
Lý do bạn bị từ chối tăng lương
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến bạn không được tăng lương.
1. Không đúng thời điểm
Khi bạn yêu cầu tăng lương, thời điểm rất quan trọng. Bạn có yêu cầu tăng lương vào tháng 6 trong khi chính sách chung của công ty là đưa ra quyết định vào cuối năm? Có thể bạn đã yêu cầu quá sớm so với thời điểm định kỳ. Cũng có thể bạn đã đưa ra yêu cầu ngay sau khi công ty có báo cáo hiệu quả kinh doanh hàng quý kém hoặc một số tin xấu khác.
Đó không phải là vấn đề về thời gian duy nhất. Một cuộc họp trao đổi về việc tăng lương được vào một ngày người quản lý đang căng thẳng cũng có thể là lý do khiến yêu cầu của bạn bị từ chối.
Lời khuyên: Hỏi bộ phận nhân sự hoặc đồng nghiệp thời gian được xét tăng lương trong năm và sắp xếp cuộc họp vào thời gian sếp đang có tâm trạng thoải mái.
2. Công ty không đủ ngân sách
Đôi khi, lý do bạn không được tăng lương hoàn toàn không liên quan đến bạn. Có thể công ty không còn đủ ngân sách để tăng lương cho bạn vào thời điểm này
Lời khuyên: Mức tăng lương này quan trọng với bạn như thế nào? Tình hình tài chính của công ty có dấu hiệu khả quan trong thời gian tới hay không? Xem xét những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định có ở lại công ty hay cân nhắc tìm kiếm một công việc mới.
3. Hiệu suất của bạn cần được cải thiện
Bạn có đang làm việc vượt quá mong đợi hay chỉ hoàn thành ở mức tối thiểu những công việc của mình? Với nhiều công ty, để được tăng lương, nhân viên cần phải vượt lên trên những yêu cầu cơ bản. Nếu kết quả làm việc của bạn tốt, nhưng không xuất sắc, cũng có thể khiến bạn không được tăng lương.
Lời khuyên: Hãy nói chuyện với người quản lý về những gì họ muốn thấy từ bạn. Hãy xem xét cách biến bản thân từ một nhân viên bình thường thành một nhân viên xuất sắc. Giữ một danh sách các thành tích của bạn và bất kỳ lời khen ngợi nào bạn nhận được, và liệt kê chúng vào lần tiếp theo khi bạn yêu cầu tăng lương. Đặc biệt, hãy chú ý đến những sai lầm cần tránh khi mới đi làm để có thể phát triển một cách tốt nhất trong công việc của mình.
>>> Xem thêm: 6 cách hiệu quả để nâng cao năng suất làm việc
4. Sếp không biết về thành tích của bạn
Hàng ngày tại nơi làm việc, bạn có đề cập đến thành tích của mình không? Bạn nên cung cấp bằng chứng về lý do tại sao bạn xứng đáng được tăng lương dựa trên cơ sở thành tích mình đã đạt được trong công việc.
Mặc dù việc tự thể hiện là tốt, nhưng hãy thận trọng với việc thể hiện quá mức hoặc đánh cắp sự chú ý từ những đồng nghiệp xứng đáng, điều này có thể gây hậu quả xấu cho bạn.
Lời khuyên: Trong cuộc họp trực tiếp với người quản lý hoặc qua email, hãy đánh dấu những thành tích của bạn nhưng cẩn thận đừng lạm dụng nó. Bạn không muốn trở nên quá khoe khoang hay quá khiêm tốn trước sếp của mình.
5. Bạn đề xuất tăng lương vì lý do cá nhân
Đối với hầu hết các công ty, tiền lương được quyết định dựa trên trình độ và hiệu suất làm việc của nhân viên. Nếu bạn yêu cầu tăng lương do các yếu tố trong cuộc sống cá nhân của bạn (tiền thuê nhà tăng, vấn đề về gia đình, v.v.) thay vì lý do chuyên môn, người quản lý của bạn có thể thông cảm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã trình bày một lý do xác đáng để có thể được nhận mức lương cao hơn.
Điều tương tự cũng áp dụng cho các yêu cầu tăng lương dựa trên việc so sánh mức lương của đồng nghiệp.
Lời khuyên: Xây dựng yêu cầu tăng lương của bạn xung quanh giá trị bạn mang lại cho công ty. Thay vì đề cập các chi phí và nhu cầu của riêng bạn, hãy chỉ ra những cách bạn đã tiết kiệm tiền hoặc thêm vào doanh thu cho công ty.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị tăng lương
Không nên làm gì khi bạn bị từ chối tăng lương
Khi bạn không nhận được mức tăng lương như mong đợi, đừng chán nản, hãy bình tĩnh và xem xét chiến lược của bạn để tiến về phía trước.
-
Đừng bỏ việc
Trừ khi bạn có một lời mời làm việc đang sẵn sàng, có lẽ bạn nên tránh bỏ việc trong tình trạng bực bội. (Trên thực tế, hãy suy nghĩ kỹ trước khi từ chức đột ngột ngay cả khi bạn có một lời mời tại công ty mới.)
-
Đừng buông xuôi
Đừng thay đổi thói quen làm việc hàng ngày của bạn trong những tuần và tháng sau khi yêu cầu tăng lương của bạn bị từ chối. Thất vọng vì quyết định không phủ nhận trách nhiệm của bạn đối với công việc và bạn không muốn đánh mất vị trí của mình vì không hài lòng.
-
Đừng tiêu cực
Nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, làm chậm công việc hoặc có thái độ không tốt sẽ khiến bạn không được lòng đồng nghiệp hoặc người quản lý và thậm chí có thể khiến bạn khó được tăng lương trong tương lai.
>>> Xem thêm: Hãy làm 5 điều này trước khi đề nghị tăng lương
Nên làm khi bạn bị từ chối tăng lương
-
Đánh giá yêu cầu của bạn
Không dễ để yêu cầu tăng lương, ngay cả khi bạn đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Hãy xem xét cách bạn đưa ra yêu cầu và nhớ rằng một số lý do phổ biến mà các công ty từ chối yêu cầu tăng có thể hoàn toàn không liên quan đến hiệu suất của bạn.
-
Tận dụng phản hồi
Xử lý phản hồi bạn nhận được từ người quản lý hoặc bộ phận nhân sự về lý do tại sao yêu cầu tăng lương của bạn bị từ chối như động lực cho các bước tiếp theo của bạn. Nếu bạn không nhận được phản hồi hữu ích, hãy trao đổi lại.
-
Thu thập thông tin
Đặt câu hỏi trực tiếp về những tiêu chí bạn cần đáp ứng để được tăng lương. Mục tiêu của bạn ở đây là có được thông tin thực tế về lý do tại sao bạn không được tăng lương và những điểm bạn cần cải thiện.
-
Xem xét mục tiêu tiếp theo
Khi bạn đánh giá những phản hồi và thông tin bạn nhận được, hãy xem xét các bước tiếp theo bạn muốn thực hiện. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn sẽ không được tăng lương nhưng xứng đáng, việc bắt đầu tìm kiếm một công việc mới có thể là bước tiếp theo của bạn. Hoặc, bạn có thể muốn thiết lập một mốc thời gian để yêu cầu tăng lương một lần nữa.
-
Chuyển đổi chiến lược và tìm kiếm lợi ích ngoài lương
Tăng lương không phải là cách duy nhất để thăng tiến trong công việc. Ví dụ: bạn cũng có thể yêu cầu tiền thưởng thay cho việc tăng lương hoặc thêm ngày nghỉ phép. Hoặc, hãy xem xét các lợi ích phi tài chính, chẳng hạn như có thể làm việc tại nhà mỗi ngày một tuần, lịch trình linh hoạt hoặc khoản hoàn trả cho các lớp học hoặc đào tạo liên quan đến công việc.
Hãy lựa chọn thời điểm và cách thức thích hợp cho lần đề nghị tăng lương tới để đạt được kết quả mong muốn nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)